Chƣơng 3 : GIÁO ÁN VÀ THỰC NGHIỆM
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm
- Học sinh qua giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức về tác phẩm, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu, biết phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại. Hình thành những năng lực phẩm chất của HS. - Khơng khí lớp học sôi nổi, các em tỏ ra hứng thú, tích cực hơn trong học tập. Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng ta thấy rõ điểm giỏi, khá của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng; Điểm trung bình và điểm yếu của lớp thực nghiệm giảm nhiều so với lớp đối chứng.
Nhận xét chung:
Bài dạy Hai đứa trẻ trong phân phối chương trình văn lớp 11, với 2 tiêt dạy học trong quá trình thiết kế soạn giảng chúng tôi bám sát vào phương hướng dạy học mà đã đề ra. Nội dung của bài bám sát vào đặc điểm của thể loại truyện ngắn trữ tình mà trọng tâm của bài là thế giới cảm xúc của Liên. Phương pháp và biện pháp phải kết hợp sử dụng trong đó chủ yếu là phương pháp đọc văn bản, kể theo tâm trạng của nhân vật, đặt những câu hỏi gợi mở, sử dụng hợp lý biện pháp giảng bình, so sánh, phân tích.
Sau khi thiết kế xong hồn thiện phần giáo án, chúng tơi đã tham khảo nhiều ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm. Từ những ý kiến của đồng nghiệp và kết quả dạy thực nghiệm, có thể rút ra một số nhận xét sau: Qua bảng thống kê cho thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Có nguyên nhân là HS ở các lớp thực nghiệm được tìm hiểu, phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ theo đặc trưng thể loại. Các em bước đầu biết đọc - hiểu tác phẩm theo thể loại. Vì vậy, các em có khả năng trả lời rõ ràng, chính xác hơn, phân tích đánh giá sắc sảo hơn (so với HS các lớp đối chứng)
Các em hiểu được tâm trạng của liên, người dân phố huyện sống trong hoàn cảnh xã hội ngột ngạt, tù túng không tương lai. Đây cũng là bức tranh
hiện thực của người dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Ngòi bút của Thạch Lam đã đi sâu vào diễn biến của tâm trạng nhân vật và miêu tả thiên nhiên cảnh vật đầy chất thi vị lãng mạn
HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức thể loại của truyện ngắn nói chung, tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam nói riêng, rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu khơng khí mới - sơi nổi, dân chủ.
Dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam theo đặc trưng thể loại có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục về nhận thức, về tư tưởng, thái độ cho HS. Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy, dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam nói riêng theo đặc trưng thể loại là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay. - Dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam được phân phối trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, mỗi bài hai tiết dạy học. Khi thiết kế bài soạn, chúng tôi đã bám sát vào phương hướng dạy học theo hướng mà chúng tôi đã đề ra:
Về mặt nội dung kiến thức: Bài thiết kế thể nghiệm đã đi theo hướng từ
những kiến thức khái quát đến cụ thể: từ cuộc đời, con người của Thạch Lam đến đặc điểm truyện ngắn và kết thúc là truyện ngắn Hai đứa trẻ. Những chi tiết về cuộc đời cá tính sống của Thạch Lam giúp học sinh hiểu lí giải những đặc điểm riêng biệt trong truyện ngắn của ơng. Đó là truyện ngắn trữ tình - truyện về thế giới nội tâm của con người, những thế giới cảm xúc nảy lên từ bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người. Từ trên cơ sở về đặc điểm truyện ngắn thạch Lam học sinh có cơ sở để phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ
Từ việc thiết kế giáo án như trên, hiệu quả giờ dạy - học tác phẩm được nêu lên. Cả hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đều được chủ động, sáng tạo, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đều được học sinh tiếp nhận một cách khá đầy đủ và sâu sắc. Cách thiết kế giáo án như vậy đã góp phần kéo gần lại những khoảng cách thẩm mỹ giữa các tác phẩm với học sinh, khắc phục được tâm lý học đối phó, thụ động, phát huy tính sáng tạo ở các em, giúp nâng cao năng lực văn học, những kỹ năng làm văn cho học sinh qua việc cảm nhận, phân tích chiều sâu, nội tâm nhân vật chính. Từ đó học sinh sẽ có thêm những kinh nghiệm trong việc chiếm lĩnh, tiếp nhận những truyện ngắn khác có cùng đề tài một số cách chủ động, sáng tạo, khoa học.
Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm, bài dạy học thực nghiệm cũng chú ý tới đặc điểm của thể truyện (nhân vật) và đặc trưng của thể truyện trữ tình (thế giới nội tâm của nhân vật). Từ đó có sự kết hợp trong việc phân tích nhân vật Liên với thế giới tâm trạng, cảm xúc, cảm giác. Bài soạn giảng đã đi theo đúng trình tự diễn biến tâm trạng nhân vật của Liên trong tác phẩm, tâm trạng được nảy lên từ phố huyện thân quen ở vào ba thời điểm; chiều tà, đêm tối và khi chờ tàu, theo trình tự thời gian, khơng gian làng q. Từ việc tìm hiểu tâm trạng nhân vật Liên trong ba đoạn văn trên bài dạy cũng hướng học sinh tìm hiểu tư tưởng của tác giả và ý nghĩa của tác phẩm. Đây là công việc để giúp học sinh cảm thụ từ văn chương đến cuộc sống.
Như vậy với cách tìm hiểu tác phẩm như thế là hợp lý nó đã làm rõ được tính chất trữ tình trong truyện và đảm bảo được đặc trưng của thể loại truyện ngắn trữ tình.
Về phƣơng pháp và biện pháp: Nhìn chung bài soạn giảng biết kết
hợp và sử dụng thật linh hoạt nhiều phương pháp và biện pháp có tính chất đặc thù trong dạy học tác phẩm văn học như: đọc diễn cảm, đặt hệ thống những câu hỏi gợi mở, sử dụng những phương pháp nên vấn đề, diễn giảng tích cực, biện pháp so sánh, có khi gợi bình chủ yếu là phát vấn. Điều đáng chú ý khi lựa chọn các phương pháp biện pháp nhằm nổi bật tính chất trữ tình trong truyện.
Hơn nữa cùng với những phương pháp, biện pháp là một hệ thống câu hỏi, những lời dẫn dắt, định hướng, những lời giảng - bình sinh động, sử dụng câu hỏi mang tính cảm xúc cao... đòi hỏi học sinh phải cảm nhận bằng tâm hồn mình để cảm nhận tâm hồn nhân vật. Bài thiết kế đã rất chú ý tới việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học. Giờ học xây dựng sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, định hướng của giáo viên nhằm giúp cho học sinh từng bước khám phá tác phẩm một cách đầy đủ, trọn vẹn cả về mặt nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật. Với giờ học như thế học sinh thích thú và có niềm say mê học mơn văn hơn bởi chính các em thấy thú vị khi chính mình được trực tiếp khám phá, phát hiện làm chủ kiến thức.
Có thể khẳng định qua bài thiết kế giáo án và dạy thể nghiệm đã cho thấy tính khả thi của giáo án. Tỷ lệ phần trăm số học sinh hiểu và nắm được bài học là rất khá, học sinh đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh những thể loại truyện ngắn trữ tình ở nhà trường phổ thông. Thiết kế đã thể hiện theo đúng phương hướng dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ từ
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Văn chương nghệ thuật luôn đem đến cho người đọc sự rung cảm thẩm mỹ. Đọc truyện ngắn của Thạch Lam chúng ta được sống với những kí ức sâu thẳm, được trở về với những cội nguồn của cuộc sống đó là q hương, gia đình, tuổi thơ là những người yêu dấu. Truyện của Thạch Lam làm nên sức lay động tâm hồn người đọc là bởi chất thơ, yếu tố trữ tình, cảm xúc trong văn xuôi của ông