Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Giới thiệu chung về Thạch Lam và truyện ngắn
2.1.2. Truyện ngắn Thạch Lam
Nói đến văn chương của Thạch Lam lĩnh vực đầu tiên phải nhắc đến truyện ngắn của Thạch Lam lại mang những đặc điểm riêng biệt - đó là truyện ngắn trữ tình - truyện về thế giới nội tâm của nhân vật.
Ba tập truyện ngắn (hầu hết đã in trên báo Ngày nay của Tự lưc văn đồn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi Tóc (1942).
Tập Gió đầu mùa (NXB Đời nay), bao gồm các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay từ 1936 đến 1937. Đó là các truyện Những ngày mới, Duyên số,
Một đời người, Đứa con đầu lịng, Một cơn giận, Nhà mẹ Lê, Người lính cũ Tiếng chim kêu, Một thoáng nhà thương, Cái chân què, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Người bạn trẻ, bà đầm, truyện bốn người...
Đứa con đầu lòng là chuyện về một người cha mới có con. Ban đầu thì thấy khó chịu nhưng rồi khi thấy kĩ “đứa bé trải rửa sạch sẽ trông hồng hào như đánh phấn. Cái bàn tay mập mạp xinh xinh của nó nắm chặt lấy tay mẹ như để cầu sự âu yếm và che trở”. Nhìn đứa trẻ ngây thơ nằm trong lòng mẹ, Tân cảm thấy lần đầu cái thiêng liêng sâu xa của sự sống.
Nhà mẹ Lê kể về một người mẹ với mười một đứa con, “vào mùa rét thì
rải ổ rơm đầy nhà mẹ con cùng ngủ trên đó, trơng như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”. Hàng ngày đi làm thuê làm mướn kiếm bát gạo nuôi con, một ngày kia vì thấy con nhịn đói cả buổi đánh liều vào nhà cụ Bá xin ăn
nhưng bị con lão thả chó cắn, về nhà lên cơn sốt mà chết. Những người hàng xóm lo chơn cất cho bác và khi trở về thấy cảnh những đứa con đợi mẹ và họ thấy “một cảm giác lo sợ đè nén lấy tâm can, những người ở lại, những người còn sống mà cái nghèo khổ cứ theo đuổi mãi không biết bao giờ cho dứt”.
Một cơn giận là chuyện về những ân hận, day dứt của Thanh chỉ vì một
cơn giận vơ cớ của anh ta đã đẩy người kéo xe đến cảnh mất việc, bị chủ đánh đập, bắt đền và phải chốn biệt tích, đứa con thì chết vì khơng có tiền chữa bệnh. Biết chuyện anh ta có đi tìm người phu xe để chuộc lỗi, nhưng không gặp và sự ân hận cứ theo đuổi anh ta cả đời.
Toàn những chuyện rất đời thường, hết sức đơn giản, khơng có chút gì gọi là hấp dẫn, nếu khơng nói là chẳng có gì là chuyện. Thế Lữ cũng từng nhận xét: “Thạch Lam khơng bao giờ phải tìm “đầu đề”, phải tìm “câu chuyện”. Một ý chợt đến, một việc chợt xảy ra, một hình sắc chợt để mắt tới, một hương vị chợt thoáng qua, thế là cả một đoạn đời sống súc tích chợt nổi dậy” (76/146).
Tập truyện ngắn Nắng trong vườn (NXB, Hà Nội) Gồm các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay từ năm 1937 đến 1938: Nắng trong vườn, Đứa con,
Bông hoa rừng, Bóng người xưa, Bên kia sơng, Cuốn sách bỏ qn, Một bức thư, Hai đứa trẻ, Buổi sớm, Tiếng sáo, Tình xưa...
Trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn, Thạch Lam cũng đã viết một lối văn giản dị và êm ái như có nhiều truyện khơng được đậm đà, làm cho người đọc dễ chán. Theo nhận xét của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Sự thật thì ơng cố ý làm cho đơn giản, đơn giản cả về văn lẫn cốt truyện, nên làm mất cả hứng thú. Người ta bảo Thạch Lam rất chú trọng sự thật, nên khi thấy cuộc sống của phần đông người Việt Nam giản dị và tầm, thường ông cũng chỉ xây dựng những truyện giản dị và tầm thường. Không thêm thắt và không tô điểm”[17;49]
Trái hẳn với tập Gió đầu mùa, trong tập Nắng trong vườn, tác giả tả hết
nương chè bên sườn đồi rồi lại đến đất trời, mây, nước, gió thổi, chim kêu. Trong tập này Tiếng sáo được đánh giá là hay hơn cả vì bao hàm ý nghĩa sâu sắc: sự say mê yêu mến nghệ thuật âm nhạc, ở đây tiếng đàn của một kẻ độc ác cũng có thể là những thanh âm réo rắt, cảm động người ta một cách êm ái.
Tập truyện ngắn sợi tóc - 1941, (NXB Đời nay, Hà Nội) gồm các truyện ngắn đăng trên báo Ngày nay từ năm 1939, 1940 khi Thạch Lam bắt đầu bị
bệnh. Đó là các truyện: Tối ba mươi, Sợi tóc, cơ hàng xén, Tình xưa, Dưới bóng cây hồng lan. Tập truyện ngắn Sợi tóc đã đánh dấu một bước tiến khá
dài trên con đường nghệ thuật của Thạch Lam. Vẫn là truyện tình cảm nhưng ở đây người ta thấy vừa sâu sắc vừa đẹp đẽ vô cùng về cả văn và kết cấu. “Trong Sợi tóc này có năm truyện ngắn thì ngồi truyện Dưới bóng cây hồng
lan, khơng có gì đặc sắc, cịn những truyện Tối ba mươi, Cơ hàng xén, Tình xưa, Sợi tóc đều là những truyện vào hạng đoản thiên tiểu thuyết đáng kể hay
nhất trong văn chương Việt Nam” (Vũ Ngọc Phan).
Với Thạch Lam chuyện không quan trọng bằng việc người ta nghĩ gì từ những chuyện ấy, bởi chính ơng đã từng chia độc giả ra thành hai loại “hạng độc giả chỉ cốt xem chuyện và hạng độc giả thích suy nghĩ, thích tìm trong sách những trạng thái tâm lý giống tâm hồn mình” (Theo dịng). Và ông phê phán loại độc giả khi đọc truyện chỉ chú ý đến cốt truyện là: “hạng độc giả ngốn tiểu thuyết như người ăn cơm lấy no, và khi đọc xong họ khơng có cảm tưởng gì cả” (Theo dịng). Thạch Lam khơng dụng tâm đi tìm cho mình những chi tiết li kỳ, những cốt truyện hấp dẫn.
Thạch Lam chỉ dụng tâm trình bày tất cả những trạng huống của tâm hồn về một điều gì đó chính vì thế câu chuyện khơng phải là cái ông cầu kỳ gọt giũa mà hơn hết là những tâm hồn đang thành thật lay động. Đọc truyện Thạch Lam người ta nhớ không phải là cốt truyện mà là những trạng thái tình cảm, những rung động mong manh nhưng vô cùng tinh tế. Nghĩa là yếu tố truyện chỉ có vai trị như để nảy nên cảm xúc của nhân vật. Điều này cũng giống như trong thơ trữ tình - những sự vật, hiện tượng, sự kiện con người... chỉ có vai trị làm nảy sinh cảm xúc cho chủ thể trữ tình. Vì thế phần lớn truyện của Thạch Lam được kết cấu theo dòng tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Dạng kết cấu này làm cho truyện nói chung đơn giản: khơng có nhiều nhân vật, sự kiện, nhiều bình diện nội dung mà chủ yếu dựa theo tính
chất và diễn biến tâm trạng nhân vật. Hơn nữa cảm xúc của nhân vật luôn được gợi ra một cách tự nhiên từ những gì rất gần gũi quen thuộc, nó cũng tựa như cảm xúc của một nhà thơ khi đứng trước những hiện tượng nhỏ nhặt hàng ngày. Đặc điểm này tạo cho chúng ta dễ nhận ra cấu tạo tình huống trong truyện của Thạch Lam chủ yếu là gợi cảm xúc. Một kiểu cấu tạo tình huống tựa như câu tứ thơ: “hoặc làm nổi bật lên những tâm trạng bâng khuâng sao xuyến, hoặc đau đớn xót xa, hoặc buồn thương man mác”[8; 92]. Trong truyện ngắn trữ tình thế giới hình tượng nói chung ln có sự phân tách: nhân vật ln bộc lộ cảm xúc (chủ thể trữ tình), và đối tượng tạo ra cảm xúc cho chủ thể. Với truyện ngắn Thạch Lam, chủ thể trữ tình có thể chia thành hai loại: người kể chuyện (nhân vật tơi, cũng có thể có tên), hoặc một nhân vật chính của truyện được tác giả kể.
Thế giới nội tâm của những chủ thể trữ tình trong truyện ngắn Thạch Lam, mang một nét riêng biệt - đó là những cảm giác rất nhẹ, rất tinh tế, là cái phát ra từ sâu thẳm tâm hồn mỗi con người, là cái nhiều khi không thể kể và nói cho ai nge được.
Về điểm này Khái Hưng đã khẳng định: “nếu ta có thể chia ra hai hạng nhà văn, nhà văn thiên về tư tưởng và nhà văn thiên về cảm giác, thì tơi quả quyết đặt Thạch Lam vào hạng dưới” [18; 278], Vũ Ngọc Phan cũng đã rất tinh tế khi phát hiện “ngịi bút chun tả những cái gì rất nhỏ và rất đẹp những cảm tình, cảm giác con con, nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người, mà ông tả một cách thật tinh vi” [32;41].
Một cái thẹn thùng của cô hàng xén. Một cảm giác mơ hồ của cô gái mới lớn khi chiều xuống “Liên khơng hiểu sao, nhưng chị thấy lịng buồn có gì man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”, trong đêm tối “tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”, trước cuộc sống của những người xung quanh và của chính mình (Hai đứa trẻ). Rồi đến cảm giác hạnh phúc của một chàng trai về thăm nhà: “Thanh đi trở vào rất thong thả. Có cái gì dịu ngọt trăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” (Dưới bóng cây hồng lan).
Tất cả những trạng thái cảm xúc ấy thật ra người ta nhiều khi chỉ cảm được chứ ít khi diễn đạt được. Thạch Lam đã gợi ra được cái phần sâu thẳm nhất, mơ hồ nhất trong miền nội tâm của con người, cái mà nhiều người muốn diễn đạt nhưng không thể. Rõ ràng đọc Thạch Lam ta sẽ bắt gặp cái phần sâu nhất trong mỗi con người, nhưng nó cũng chính là phần mà người ta dễ bỏ qua và thường không chú ý đến nhất. Không cảm nhận bằng tất cả sự dung động của tâm hồn mình Thạch Lam khơng thể có những trang văn nhiều cảm động như vậy.
Truyện của Thạch Lam mang những đặc trƣng của truyện ngắn trữ tình
Truyện ngắn trữ tình là một thuật ngữ ghép của một thể văn – truyện ngắn và một loại văn – trữ tình. Bản thân tên gọi ấy cũng có thể giúp ta hình dung ra phần nào những đặc điểm của những truyện ngắn thuộc loại này – truyện ngắn mang tính chất trữ tình, chứ khơng phải là những truyện ngắn tự sự. Đó là những câu truyện được kể lại chủ yếu để gợi ra ấn tượng về một thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng con người – truyện về những tâm trạng, cảm xúc và cảm giác.
Truyện ngắn trữ tình thường khơng có cốt truyện. Nghĩa là truyện khơng có những hành động, mà nhất là khơng hề có tiến trình vận động của các sự kiện từ hình thành cho đến kết thúc như: thắt nút, phát triển hành động (các sự biến, cao trào), mở nút. Toàn truyện là thế giới của những tâm trạng cảm xúc, cảm giác rất nhẹ nhàng, tinh tế của nhân vật. Những cảm xúc ấy được nảy sinh một cách tự nhiên, trong mọi tình huống đời thường nhất. Chi nên tiếp cận với những truyện ngắn trữ tình khơng thể tiếp cận bằng cốt truyện mà phải tiếp cận vào thế giới tâm trạng của nhân vật.
Phần lớn truyện ngắn trữ tình chỉ có ít tình huống và cấu tạo tình huống ấy gần giống với cấu tứ của thơ trữ tình: những tình huống hoặc làm nổi bật tâm trạng nhân vật, hoặc để nhà văn khảo sát một cách tinh tế những cảm giác, cảm xúc hay những phản ứng của tâm thức nhân vật đối với ngoại cảnh. Đó là những tình huống trữ tình. Một số tình huống thường xuất hiện trong các truyện ngắn trữ tình như:
Hồi tưởng là phổ biến nhất trong các truyện ngắn trữ tình. Trong các truyện ln có sự trở về quá khứ trong tâm tưởng – Hồ Dzếch trở về với Chân
trời cũ, Tơ Hồi trở về với những ngày xưa cũ mênh mang (Cỏ dại), Thanh
Tịnh trở về với tuổi thơ êm dịu (Quê mẹ)... Trong những tình huống hồi tưởng nhân vật ln sống giữa hai miền không gian và thời gian khác nhau: quá khứ và hiện tại. Trở về quá khứ để tìm lại những cái đẹp giờ đã khơng cịn trong thực tại. Vì thế đặt nhân vật vào những tình huống hồi tưởng những truyện trữ tình thường trong sáng, mát dịu nhưng phảng phất buồn.
Dùng ngoại cảnh để khơi dậy tâm trạng của nhân vật cũng là những tình huống xuất hiện nhiều trong những truyện ngắn trữ tình. Điểm qua hàng loạt các truyện ngắn trữ tình, có thể thấy phần nhiều những trang truyện ngập tràn không gian với gam màu tối vào khi hồng hơn hay đêm xuống – nó giống như một cái vòng chụp lên cuộc đời số phận các nhân vật. Khơng gian ấy rất có giá trị khi thể hiện những cảnh sống nghèo túng, bế tắc của những người dân khổ cực. Trong không gian ấy nhân vật cảm giác được cuộc sống của mình, nỗi buồn của mình: “Nhưng chiều hơm nay sao gió lên mau quá, hình như ở một rừng Lào dồn về. Lần thứ nhất trong lòng trẻ dại của tơi thấy có một nỗi mênh mơng như một nỗi buồn trong một buổi chiều li biệt... Tôi thấy cả một buổi chiều lạnh ôm chùm lên những ngọn tre phất động và buổi chiều đã đượm thấm vào trong tâm hồn tôi”. (Chiếc cáng xanh – Lưu Trọng Lư).
Nhiều nhà nghiên cứu vẫn có chung nhận định về truyện ngắn trữ tình: đó là những bài thơ trữ tình xinh xắn. Điều này có được là do chất thơ tỏa ra từ những trang truyện, do sự chi phối của bút pháp và cảm hứng trữ tình, do sự lựa chọn đề tài... Nhìn chung kết cấu của truyện ngắn trữ tình thường với một số dạng sau:
Dạng kết cấu thường gặp trong các truyện ngắn trữ tình là sự hòa hợp giữa nội tâm và ngoại cảnh. Những nhân vật của truyện ngắn trữ tình có tâm hồn vô cùng phong phú và những cung bậc khác nhau ấy luôn được đặt vào trong một mơi trường ngoại giới phù hợp. Đó có thể là thế giới của quá vãng
với không gian làng quê trong mát, thế giới của thực tại với không gian đêm tối lạnh vắng... Tất cả đó là sự kích thích cho tâm trạng, là mơi trường song hành để tâm trạng nhân vật nảy nở những cảm xúc tươi trẻ những cảm nhận êm dịu, những nỗi buồn hay sự u hoài...
Hầu như tất cả những truyện ngắn trữ tình đều có dạng kết cấu theo dịng tâm trạng và cảm xúc của nhân vật. Bởi lẽ phương diện tiếp cận của truyện ngắn trữ tình là thế giới bên trong của con người với tất cả những mặt khuất những bí ẩn của nó. Do vậy chúng ta chỉ thấy từ đầu đến cuối truyện là sự vận động, biến đổi của những tâm trạng, cảm giác của nhân vật (đặc biệt là trong truyện của Thạch Lam, của Hồ Dzêch, Xuân Diệu). Các nhân vật phần nhiều là những người có khả năng tự ý thức, tự phân tích thế giới nội tâm của mình một cách tinh vi, sâu sắc, có khả năng cảm nhận được những diễn biến nhỏ.
Đúng như nhận xét của Thạch Lam “người ta là một động vật rất phiền phức” (Theo dịng). Chính vì thế mà truyện ngắn trữ tình tạo ra một cách tiếp nhận mới về truyện ngắn – tiếp nhận không thông qua cốt truyện, mà thông qua chuỗi cảm xúc của nhân vật. Cũng nhờ vậy mà truyện ngắn trữ tình giúp người ta hiểu thêm nhiều về đời sống con người – con người khơng chỉ có những quan hệ bên ngồi mà cịn có một đời sống nội tâm phong phú nhất, bí ẩn nhất.
Các nhân vật trong truyện ngắn trữ tình thường được xây dựng với diện mạo từ bên trong, thường ít hành động mà suy ngẫm triền miên. Đó là kiểu nhân vật tâm trạng. Nhân vật nói rất ít, đứng trước một hiện tượng nào đó của hiện thực, nhân vật chỉ suy nghĩ, phân tích, cắt nghĩa các trạng thái tâm hồn mình. Chính vì thế nhân vật trong truyện ngắn trữ tình ln có năng lực nhận thức và tự thức tỉnh rất cao. Buồn thương vì nhận ra thực tại cuộc sống, họ tìm về dĩ vãng để tự buồn bã, nuối tiếc, ân hận vì những việc đã xảy ra...
Những “nhân vật trữ tình” mang rất nhiều dáng dấp của tác giả. Có nghĩa là qua nhân vật, người đọc thấy hiện lên hình ảnh tác giả với một thế giới nội tâm phong phú, rộng mở được bộc lộ trực tiếp. Cũng như ở thơ, đọc những truyện ngắn trữ tình người ta có cơ hội bắt gặp cái tơi trữ tình của tác giả một cách trực diện và hoàn chỉnh nhất.
Trong truyện lời trần thuật của nhà văn có thể ở những điểm nhìn khác nhau như người ngoài cuộc (khách quan) hay người trong cuộc (chủ quan)