Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nhà giáo trường cao đẳng y tế khánh hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (Trang 70 - 73)

2.3. Thực trạng đội ng nh giáo của Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hòa

2.3.4. Đánh giá thực trạng đội ngũ nhà giáo Trường Cao đẳng Y tế

2.3.4.1. ết quả và nguyên nhân

Qua phân tích thực trạng ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa, tác giả nhận thấy một số kết quả như sau: Cùng với sự phát triển của mạng lưới cơ sở GDNN, nhà trường chú trọng phát triển ĐNNG cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng được yêu cầu hoạt động GDNN. Nhà trường đã chủ động, tích cực trong việc nâng cao trình độ chun mơn cho ĐNNG. Nhà trường đã xây dựng ĐNNG có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Thông qua các Dự án

của Bộ Y tế, Đề án của Trung ương,...về đào tạo, bồi dưỡng, nhà trường đã đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho ĐNNG.

Nguyên nhân đạt được những kết quả trên là nhờ nhà trường nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cơ quan cấp trên trong công tác phát triển đội ngũ của nhà trường. UBND tỉnh Khánh Hịa rất quan tâm đến cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tỉnh nhà và có nhiều chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức. Lãnh đạo nhà trường quan tâm, chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ đối với ĐNNG nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của nhà trường. Bên cạnh những chính sách h trợ về đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh, nhà trường có chính sách khuyến khích, động viên NG đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ như h trợ học phí, tiền ăn, ở, đi lại,...

Phần lớn ĐNNG nhà trường có đạo đức nghề nghiệp; có trình độ chun mơn nhất định; có trình độ sư phạm và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

ĐNNG trường Cao đẳng Y tế Khánh Hịa đa dạng về chun mơn đào tạo. Cơ cấu độ tuổi NG trẻ chiếm tỷ lệ cao 79,16% trong toàn thể NG của nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác quy hoạch; công tác đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng;…đối với NG.

2.3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Lãnh đạo nhà trường tuy có quan tâm đến cơng tác xây dựng và phát triển ĐNNG nhưng vẫn còn lúng túng trong chỉ đạo thực hiện dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao.

Hàng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đề ra nhiều nhưng kết quả thực hiện không đạt được theo yêu cầu kế hoạch.

Số lượng NG phân bố ở các khoa, bộ môn khơng đều nhau đặc biệt là tại khoa Dược, có ngành đào tạo trọng điểm cấp độ ASEAN. Theo số liệu tại

Bảng 2.1, t năm học 2 16-2 17 đến nay, tỷ lệ HSSV ngành đào tạo Dược tăng đáng kể nhưng NG tại Khoa Dược chỉ 12 NG.

Cơ cấu ĐNNG chưa đồng đều.

Vẫn chưa có biện pháp khắc phục hiện tượng v a th a, v a thiếu ĐNNG tại các khoa, bộ môn.

ĐNNG giảng dạy các môn học chung chiếm tỷ lệ tương đối nhiều dẫn đến sẽ không đủ giờ giảng khi nhà trường thực hiện chương trình đào tạo theo hướng tích hợp các mơn học trong thời gian đến.

Trình độ đạt được và khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học vẫn cịn nhiều bất cập, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học tập, nâng cao trình độ, nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu khoa học,…

Chưa quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho ĐNNG.

Năng lực NCKH của ĐNNG còn hạn chế, đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm, bài báo,... cịn q ít và chất lượng cơng trình nghiên cứu chưa cao, chưa thực sự đi vào chiều sâu và thiếu tính ứng ứng dụng vào thực tiễn trong hoạt động của nhà trường.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do:

Nhà trường tuyển chọn ĐNNG chủ yếu đảm bảo về mặt số lượng và đáp ứng nhu cầu NG của t ng khoa, bộ và của ngành nghề đào tạo mới được cấp phép hoạt động, chưa chú ý đến sự đồng bộ, sự mất cân đối về cơ cấu.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhưng nội dung đề ra chưa hợp lý. Có chính sách động viên, khuyến khích nhưng chưa chưa kịp thời và các mức đề ra chậm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế để thu hút NG tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực.

Đội ngũ cán bộ quản lý chưa có kinh nghiệm quản lý, cịn trẻ nên hạn chế ít nhiều về năng lực quản lý dẫn đến công tác quản lý ĐNNG vẫn còn một số bất cập.

Chưa quan tâm đúng mức công tác kiểm tra, đánh giá sau khi đào tạo, bồi dưỡng.

Nhà trường thiếu nhiều NG đầu đàn, có kinh nghiệm và trình độ cao. Một bộ phận NG chưa tâm huyết với nghề, với nhà trường. Trong q trình cơng tác, một số ít NG cịn biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo, chậm đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nhà giáo trường cao đẳng y tế khánh hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (Trang 70 - 73)