1.5.2.1. Uy tín, thương hiệu của nhà trường
cơng tác quản lý phát triển ĐNNG gặp thuận lợi. NG trách nhiệm và gắn bó với nhà trường. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong cơng tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường, đặc biệt là ĐNNG tốt hơn, tạo động lực khiến NG tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển ĐNNG.
1.5.2.2. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
Trình độ nhận thức của CBQL và ĐNNG góp phần lớn trong việc phát triển ĐNNG. Đội ngũ CBQL có ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản lý nhà trường. CBQL phải là những người đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo, tổ chức giảng dạy học tập có hiệu quả, là trung tâm thu hút ĐNNG.
Thực tiễn chỉ ra rằng những cơ sở đào tạo có đội ngũ CBQL chuẩn, tâm huyết và có tầm nhìn sẽ biết huy động được sức mạnh tập thể trong xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển nhà trường trong đó có nội dung phát triển ĐNNG.
Hoạt động phát triển ĐNNG GDNN đòi hỏi m i NG cần nhận thức đúng về sự cần thiết phải hoàn thiện các tiêu chuẩn viên chức GDNN về đạo đức nghề nghiệp; về trình độ đào tạo, bồi dưỡng; về năng lực chuyên môn nghiệp vụ,…. T nhận thức đúng đắn, m i NG tự đánh giá về mức độ đáp ứng tiêu chuẩn để xác định những nội dung, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện bản thân, sự phát triển năng lực nghề nghiệp và đạt tiêu chuẩn chuẩn viên chức GDNN.
Trong phát triển đội ngũ, việc chia sẻ của ĐNNG cốt cán với đồng nghiệp giữ vai trị vơ cùng quan trọng nó ảnh hưởng tới sự phát triển của bản thân cán bộ cốt cán và sự phát triển của đồng nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng bộ máy quản lý hợp lý, có sự phân cơng trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có
hiệu quả có vai trị quan trọng đối với việc phát triển nhà trường trong đó bao gồm công tác phát triển ĐNNG.
1.5.2.3. Các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển đội ngũ nhà giáo của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Nhà trường biết tranh thủ các nguồn đầu tư, tổ chức hợp lý, hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế tuyển dụng sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng phù hợp sẽ tạo động lực cho phát triển ĐNNG nhà trường. Các điều kiện đảm bảo cho việc phát triển ĐNNG của cơ sở GDNN gồm:
Ý thức của NG và CBQL: Phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN yêu cầu CBQL và NG cần ý thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, lấy đó là động lực thúc đẩy, phấn đấu và đạt mục tiêu đề ra. Ý thức về t ng nội dung trong công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, lựa chọn phương thức tối ưu nhất để thực hiện các nội dung đó.
Kinh phí là một trong những điều kiện đảm bảo cho cơng tác phát triển ĐNNG là kinh phí. Nếu khơng có kinh phí thì sẽ khơng thực hiện được cơng tác phát triển ĐNNG.
Chất lượng ĐNNG: Trình độ của ĐNNG khơng đáp ứng với u cầu công việc hiện tại cũng tác động đến công tác phát triển đội ngũ này. Việc xác định được trình độ của ĐNNG để t đó lên kế hoạch phát triển đội ngũ hợp lý với t ng đối tượng cụ thể là rất quan trọng.
Chiến lược phát triển của nhà trường tác động mạnh mẽ đến công tác phát triển ĐNNG. Chính mục tiêu, chiến lược quyết định hướng phát triển của nhà trường, t đó đặt ra những yêu cầu cho phát triển ĐNNG trong thời gian tới của nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 1
Phát triển ĐNNG trong cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN có vai trị và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chung của nhà trường. Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN sẽ là cơ sở vững chắc và là định hướng cho việc định ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng đắn phù hợp với giai đoạn phát triển của đất nước cũng như nhu cầu thực tiễn, trong tiến trình phát triển của nhà trường, khẳng định vị thế và tạo lập uy tín của nhà trường đối với xã hội.
Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề và phân tích các khái niệm cơ bản có liên quan như: ĐNNG, phát triển ĐNNG; các nội dung cơ bản trong công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN.
Tìm hiểu nghiên cứu nội dung phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, vị trí vai trị của ĐNNG trong cơ sở giáo dục và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN, nội dung phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN ở cơ sở giáo dục. Để phát triển nhà trường đúng hướng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và bản thân NG phải nắm vững các nội dung cơ bản nhất và có biện pháp quản lý tác động và thực hiện tối ưu nhất nhằm đạt được mục tiêu. Những cơ sở lý luận được nêu ra ở Chương 1 sẽ được soi vào thực tiễn nhà trường trong Chương 2, tạo cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phát triển ĐNNG theo chuẩn GDNN nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần phát triển bền vững nhà trường.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO
TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ KHÁNH HÒA THEO TIÊU CHUẨN VIÊN CHỨC CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2.1. Giới thiệu v i nét về Trƣờng Cao đẳng Y tế Khánh Hịa
2.1.1. Lịch sử hình thành
Trường Cao đẳng Y Tế Khánh Hòa tiền thân là Trường Trung cấp Y tế được thành lập t năm 1978. Đến tháng 1 năm 2 5, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng. Trải qua hơn 4 năm hoạt động và gần 15 năm đào tạo trình độ cao đẳng, Trường đã không ng ng củng cố và phát triển lớn mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đào tạo trên 35. cán bộ y tế, đóng góp rất lớn cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho Tỉnh và khu vực lân cận, đáp ứng ngày càng tốt hơn cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng như của các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên.
Những điểm mạnh của Nhà trường là truyền thống hơn 4 năm xây dựng và trưởng thành; có uy tín và kinh nghiệm trong giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo điều dưỡng; Đội ngũ cán bộ, nhà giáo đảm bảo tính cân đối, năng động, tinh thần nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao, say mê với nghề nghiệp, ham học hỏi, có trình độ để đáp ứng u cầu phát triển của Trường. Nhà trường được tham gia nhiều Dự án của Chính phủ Việt Nam, giúp nhà trường trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH; Cơ chế quản lý năng động và đổi mới, Trường đã xây dựng được bộ máy tổ chức với cơ chế quản lý lãnh đạo hiệu quả; tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng vững mạnh, thể hiện được vai trò hạt nhân lãnh đạo và vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Hội đồng trường gồm 15 thành viên.
Ban Giám hiệu gồm 1 Hiệu trưởng và 2 Phó Hiệu trưởng.
Phịng tham mưu: 8 phòng gồm Phòng Đào tạo, Phịng Tổ chức-Hành chính, Phịng Thanh tra Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Phịng Kế hoạch-Tài chính, Phịng Cơng tác Học sinh sinh viên, Phịng Khoa học cơng nghệ và Quan hệ quốc tế, Phòng Cơng nghệ thơng tin và Phịng Quản trị thiết bị.
Khoa, bộ môn: 6 khoa và 5 bộ môn gồm Khoa Y học Lâm sàng, Khoa Kỹ thuật Y học, Khoa Dược, Khoa Y học cơ sở, Khoa Điều dưỡng, Khoa Khoa học cơ bản và Bộ môn Y tế công cộng, Bộ môn Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bộ môn Ngoại ngữ, Bộ mơn Tin học, Bộ mơn Giáo dục Chính trị-Thể chất-An ninh quốc phòng.
Đội ngũ cán bộ viên chức nhà trường có 191 người trong đó 12 nhà giáo trực tiếp giảng dạy.
2.1.3. Đặc điểm về hoạt động đào tạo của nhà trường
Chức năng nhiệm vụ của trƣờng
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hịa là cơ sở giáo dục nghề nghiệp cơng lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường cao đẳng và các quy định về đào tạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường trực thuộc UBND Tỉnh Khánh Hòa và chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Khánh Hịa có chức năng đào tạo theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp theo qui định; đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ cán bộ y tế có kiến thức vững chắc, kỹ năng tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe phục vụ nhân dân và đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực y tế cho tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trong khu vực.
Phối hợp với các cơ sở y tế, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo và lập kế hoạch đào tạo, xây dựng chương
trình, giáo trình đào tạo, tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học.
Liên kết với các trường cao đẳng, đại học, viện, học viện, các tổ chức kinh tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên cũng như đáp ứng nhu cầu học tập của người học; gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức NCKH để phục vụ và nâng cao chất lượng đào tạo; ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào thực tiễn. Sử dụng nguồn thu t hoạt động đào tạo, khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, chi cho các hoạt động đào tạo và bổ sung nguồn tài chính của nhà trường theo quy định của pháp luật.
Qu mô đ o tạo
Qua bảng 2.1 bên dưới cho thấy: Quy mô tuyển sinh của nhà trường có xu hướng giảm dần trong 3 năm học. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do cánh cửa vào đại học của các thí sinh rộng mở do Bộ Giáo dục và Đào tạo nới lỏng quy chế tuyển sinh; do tâm lý coi trọng bằng đại học hơn là học nghề và học nghề là sự lựa chọn cuối cùng của thí sinh. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp chưa cụ thể, rõ ràng, khiến cho thí sinh cũng như các bậc phụ huynh chưa hiểu đúng về ngành nghề theo học. Riêng các trường đào tạo khối ngành Chăm sóc sức khỏe thì Thơng tư liên tịch số 26 và 27 2015/TTLT-BYT-BNV, ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định t ngày 1 1 2 21, viên chức ngành Y, Dược phải có trình độ t Cao đẳng trở lên và t năm 2 25, chức danh cán bộ bậc Trung cấp trong toàn bộ ngành Y, Dược sẽ bị hủy bỏ càng làm cho các trường gặp khó khăn trong tuyển sinh bậc Trung cấp.
ng 2.1. Thống kê số lượng H V Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa t n m học 2 16-2 17 đến n m học 2 18-2019 TT Ng nh đ o tạo Năm học 2016-2017 2017-2018 2018-2019 SL TL% SL TL% SL TL% I Cao đẳng 2.224 71,4 2.422 87,1 2015 85,8 1 Điều dưỡng 677 21,7 644 23,1 332 14,1 2 Kỹ thuật Hình ảnh Y học 80 2,5 71 2,5 98 4,1 3 Kỹ thuật Xét nghiệm 149 4,8 130 4,7 106 4,5 4 Hộ sinh 249 8,0 178 6,4 59 2,5 5 Dược 1.069 34,4 1.399 50,4 1.402 59,7 6 Phục hồi chức năng 0 0 0 0 18 0,7 7 Phục hình răng 0 0 0 0 30 1,2 II Trung cấp 809 25,9 288 10,3 297 12,6 1 Điều dưỡng 85 2,7 0 0 20 0,8 2 Dược 277 8,9 64 2,3 39 1,6 3 Y sỹ 294 9,4 142 5,1 139 5,9 4 Y sỹ y học cổ truyền 87 2,8 64 2,3 75 3,2 5 Kỹ thuật phục hình răng 35 1,1 18 0,6 0 0 6 Kỹ thuật Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng 31 1 0 0 24 1,1 II Đ o tạo thƣờng u ên 81 2,6 73 2,6 37 1,6
1 Định hướng chuyên khoa
Răng - Hàm - Mặt 27 0,9 30 1,1 0 0
2 Nhân viên xoa bóp 54 1,7 43 1,5 37 1,6
Cộng I II III 3.114 100 2.783 100 2.349 100
(Nguồn: Phòng Đào tạo)
Hiện nay, nhà trường đang đào tạo các bậc cao đẳng, trung cấp, sơ cấp với quy mơ trên 2.300 HSSV. Trong đó, đào tạo bậc cao đẳng gồm các
ngành: Điều dưỡng, Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật Hình ảnh Y học, Dược, Hộ sinh, Kỹ thuật Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Kỹ thuật Phục hình răng. Đào tạo trung cấp gồm các ngành: Y sỹ đa khoa, Y sỹ Y học cổ truyền, Điều dưỡng, Hộ sinh, Dược sỹ, Kỹ thuật Xét nghiệm, Kỹ thuật viên Phục hình răng, Kỹ thuật Hình ảnh y học, Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng.
Ngồi ra nhà trường cịn đào tạo Liên thơng cao đẳng tất cả các ngành; đào tạo văn bằng 2 các ngành Y sỹ đa khoa, Y sỹ Y học cổ truyền. Đào tạo thường xuyên: Nhân viên xoa bóp; và Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và bổ sung kiến thức cho đội ngũ các bộ y tế tuyến cơ sở theo các dự án của Bộ Y tế, chức y tế thế giới, các tổ chức phi chính phủ...
2.1.4. ứ mạng, t m nhìn của nhà trường
Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế trình độ CĐ có chất lượng về các chun ngành y dược phục vụ sự nghiệp y tế cũng như phát triển kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung bộ.
Nhà trường không ng ng phát triển các nguồn lực để trở thành trường cao đẳng đại diện cho khu vực Duyên hải Nam Trung bộ với chất lượng đào tạo và NCKH đạt chuẩn quốc gia và tiến tới ngang bằng với các nước trong khu vực. Phấn đấu trong giai đoạn 2 2 -2 25, phát triển thành trường Đại học Y Dược.
2.2. Quá trình khảo sát
2.2.1. Mục đích kh o sát
Thu thập, xử lý, phân tích, thống kê số liệu cần thiết để đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành GDNN của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa.
2.2.2. Nội dung kh o sát
- Thực trạng ĐNNG Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Nguyên nhân của thực trạng.
- Thực trạng phát triển ĐNNG của Trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa về quy hoạch; thu hút, tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; đánh giá và duy trì phát triển đội ngũ. Nguyên nhân của thực trạng.