Duy trì phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nhà giáo trường cao đẳng y tế khánh hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (Trang 34 - 37)

1.4. Nội dung phát triển đội ng nh giáo theo tiêu chuẩn viên

1.4.4. Duy trì phát triển đội ngũ nhà giáo theo tiêu chuẩn viên

ngành Giáo dục nghề nghiệp

1.4.4.1. Bố trí, sử dụng nhà giáo theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp

Bố trí, sử dụng ĐNNG đòi hỏi phải khoa học và là nghệ thuật trong quan hệ đối xử, trong phân công giao việc cũng như trong thực hiện đánh giá góp phần quy tụ được NG hướng đến mục tiêu hồn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Trong sử dụng NG, cần quan tâm bố trí sử dụng NG đúng theo chức danh bổ nhiệm, đúng với trình độ chuyên môn và sở trường của NG kết hợp theo dõi khai thác các năng khiếu, tiềm lực khác của NG.

Cần phải quan tâm chú ý gắn việc bố trí sử dụng NG với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, gắn quyền lợi của NG với lợi ích chung của nhà trường một cách hài hòa tạo bầu khơng khí phấn khởi, tin tưởng, yên tâm cơng tác và gắn bó lâu dài với nhà trường. Quan tâm tạo mơi trường làm việc tích cực cho ĐNNG t cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, đồ dùng dạy học đến các yêu cầu về tinh thần như văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Để thực hiện có hiệu quả địi hỏi lãnh đạo nhà trường phải là hạt nhân, tạo ra bầu khơng khí đồn kết, tin tưởng vào sự phát triển của nhà trường.

1.4.4.2. Đánh giá NG theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành Giáo dục nghề nghiệp

Kiểm tra, đánh giá NG là quá trình xem xét các hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ của t ng NG theo các tiêu chuẩn, mục tiêu mà nhà trường đang hướng đến. Việc kiểm tra, đánh giá ĐNNG có ý nghĩa quan trọng, là thước đo chất lượng NG, làm cơ sở để tiếp tục thực hiện tốt hơn các nội dung bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng hoặc kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên. Đánh giá NG cần thực hiện định k theo quy định dựa trên các tiêu chuẩn đã được xây dựng, bao gồm: Đảm bảo số giờ giảng, giờ hướng dẫn khóa luận, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, số bài báo đăng trên tạp chí khoa học, bài tham luận hội thảo...

Việc kiểm tra, đánh giá NG có vai trị rất quan trọng, trước hết giúp cho m i NG có thêm thơng tin để tự đánh giá bản thân t đó có hướng rèn luyện, phấn đấu đáp ứng tốt hơn yêu cầu về tiêu chuẩn, nhiệm vụ NG theo quy định, mà còn phục vụ cho nhà quản lý trong việc quản lý, phát triển đội ngũ.

1.4.4.3. Chính sách đãi ngộ và môi trường phát triển đối với đội ngũ nhà giáo

Điều 58, chương V, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2 14 quy định chính sách đối với nhà giáo như: Được hưởng chế độ tiền lương theo chức danh quy định tại khoản 3 Điều 53 của luật này; phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp thâm niên đối với NG, phụ cấp đặc thù cho NG v a dạy lý thuyết v a dạy thực hành, NG là nghệ nhân, người có trình độ kỹ năng nghề cao dạy thực hành, NG dạy thực hành các ngành nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm; Cử học tập nâng cao trình độ, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ theo quy định của Chính phủ; Phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú khi hội tụ đủ tiêu chuẩn; Nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn đối với nhà giáo là tiến sỹ, nghệ nhân có đủ sức khỏe và tự nguyện kéo dài thời gian làm việc nếu cơ sở GDNN cơng lập có nhu cầu; Chính sách đào và bồi dưỡng chuyên môn đối với NG dạy cho người khuyết tật [15].

Chính sách đãi ngộ là yếu tố quan trọng trong thu hút, giữ chân NG và là điều kiện khuyến khích động viên NG tích cực hơn trong cơng việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, các chính sách thỏa đáng sẽ thu hút được người tài, gắn bó họ với tổ chức.

Việc chi trả thu nhập cho NG phải đảm bảo hai yếu tố: Tính hợp pháp và đảm bảo được đời sống của họ trên thực tế. Mục đích là để ĐNNG có đủ thời gian, yên tâm, tâm huyết với nghề, không ng ng trau dồi kiến thức để phục vụ lâu dài cho nhà trường. Chính sách đãi ngộ phải thoả đáng, cơng khai và công bằng để thu hút nguồn NG chất lượng cao và giữ chân họ ở lại với nhà trường. Chính sách đãi ngộ cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục để kích thích sự say mê, sáng tạo cho ĐNNG. Đãi ngộ cũng có thể là việc khen thưởng kịp thời đối với các NG đạt thành tích trong giảng dạy, trong các cuộc thi hoặc có sáng kiến trong cơng tác giảng dạy.

Tạo môi trường phát triển cho ĐNNG là một trong những nội dung góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Môi trường này gồm những nội dung như điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần; môi trường sư phạm, …

Cần quan tâm xây dựng, đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nghiên cứu khoa học tạo điều kiện cho NG thể hiện và phát huy năng lực của bản thân.

Mơi trường sư phạm, bầu khơng khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến cơng tác phát triển ĐNNG. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành động của ĐNNG trong nhà trường. Bầu khơng khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển ĐNNG. Tích cực trong việc xây dựng nhà trường thực sự lành mạnh, thân thiện, nhằm khơi dậy khả năng lao động sáng tạo của thầy và trị. Mơi trường sư phạm phạm lành mạnh là khơng có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Đặc biệt là trong quy tắc ứng xử giữa NG với học viên cần giữ mối quan hệ tốt đẹp “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan”. Đồng thời hết sức tránh

tình trạng thầy trị có cách ứng xử thiếu tơn trọng lẫn nhau để đi đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra và gây tai tiếng cho ngành giáo dục.

1.5. Các ếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ng nhà giáo trong các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ nhà giáo trường cao đẳng y tế khánh hòa theo tiêu chuẩn viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (Trang 34 - 37)