Giai đoạn 1: Nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung 3 8-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những lỗi thường gặp trong quá trình thực hành và tính điểm WISC IV phiên bản việt nam (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 47 - 49)

9. Cấu trúc của luận văn 6-

2.1 Tổ chức nghiên cứu 37-

2.1.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung 3 8-

Nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung là phƣơng pháp nghiên cứu mà

ngƣời nghiên cứu tổ chức thảo luận giữa các học viên tham gia tập huấn và thực hành sử dụng bộ cơng cụ WISC-IV và sau đó ghi chép dữ liệu nội dung về kết quả thảo luận đƣợc liên quan đến khách thể nghiên cứu.

Mục tiêu: Xác định những chủ đề mà ngƣời thực hành hay mắc lỗi thơng qua phƣơng pháp nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung.

Tổ chức: Thảo luận nhóm tập trung dự kiến đƣợc thực hiện trên các nhóm (mỗi nhóm từ 8-10 ngƣời). Các thành viên trong nhóm lần lƣợt thảo luận về các khó khăn và các lỗi hay gặp phải trong quá trình đánh giá năng lực nhận thức bằng trắc nghiệm WISC-IV-VN trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm thực hành của bản thân hoặc kinh nghiệm giám sát đồng nghiệp thực hành việc đánh giá. Thời gian mỗi phiên thảo luận 120 phút, đƣợc điều khiển bởi 2 điều phối viên. Các câu hỏi tập trung vào cả các công đoạn trƣớc, trong và sau khi tiến hành trắc nghiệm.

Sản phẩm của phần nghiên cứu này là danh sách các lỗi thƣờng mắc để làm cơ sở xây dựng bảng Hƣớng dẫn quan sát tham dự với các tiêu chí chi tiết.

Phần nghiên cứu này đƣợc thực hiện trong quá trình tập huấn cho 70 học viên tham gia khóa tập huấn 5 ngày sử dụng trắc nghiệm WISC-IV-VN do cán bộ Trung tâm thông tin hƣớng nghiệp và nghiên cứu, ứng dụng tâm lý, Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai trong

tháng 1/2016 tại Đà Nẵng và tháng 5/2016 tại Hà Nội. Những học viên này đều có bằng cử nhân hoặc thạc sỹ các ngành nhƣ tâm lý học; giáo dục học; công tác xã hội; tham vấn và bác sỹ. Độ tuổi trung bình của các khách thể nghiên cứu 29,65 tuổi. Hơn 60% học viên đang cơng tác trong các lĩnh vực có liên quan đến việc đánh giá và can thiệp các vấn đề SKTT cho trẻ. Số còn lại là các học viên hiện đang theo học chƣơng trình thạc sỹ Tâm lý học trẻ em và vị thành niên tại Trƣờng Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong hai ngày đầu tiên; học viên đƣợc giới thiệu về trắc nghiệm WISC-IV-VN; quy trình thích ứng trắc nghiệm tại Việt Nam; hƣớng dẫn chung và thực tập tiến hành 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISC-IV-VN và tính điểm 10 tiểu trắc nghiệm này. Đến ngày thứ ba, các học viên sẽ làm việc theo nhóm, hẹn gặp và sử dụng WISC-IV-VN để đánh giá trên trƣờng hợp thực; tự tính điểm rồi trao đổi hồ sơ để kiểm tra và viết báo cáo nhận xét về quá trình tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN của bản thân. Hoạt động thảo luận nhóm tập trung về những lỗi có thể gặp phải trong q trình tiến hành và tính điểm đƣợc triển khai vào ngày thứ 4 của khóa tập huấn khi học viên đã đƣợc trải nghiệm tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN trên lớp với bạn học và với trẻ trên thực tế. Ngƣời điều hành các thảo luận nhóm tập trung chính là các giảng viên tập huấn và giám sát trong chƣơng trình. Các câu hỏi cho thảo luận nhóm tập trung đƣợc chia thành các nhóm (i) các câu hỏi về lỗi đã trải qua trƣớc khi tiến hành trắc nghiệm (nhƣ thiết lập không gian đánh giá; thiết lập mối quan hệ thân thiện trƣớc khi đánh giá; giới thiệu về trắc nghiệm đúng cách…); (ii) các câu hỏi về lỗi đã trải qua trong quá trình tiến hành trắc nghiệm (nhƣ lỗi điểm sàn; điểm trần; lỗi sử dụng dụng cụ hỗ trợ không phù hợp; lỗi quên hỏi hoặc quên ghi chép nguyên văn câu trả lời; lỗi thời gian; lỗi phản hồi…) cho từng tiểu trắc nghiệm; và (iii) các câu hỏi về lỗi đã trải qua trong q trình tính điểm trắc nghiệm (nhƣ lỗi

chuyển điểm; so chuẩn, tính tuổi của trẻ khơng chính xác). Học viên sẽ chia thành nhóm từ 8-10 ngƣời để thảo luận về những lỗi tiến hành và tính điểm dựa trên trải nghiệm của mình. Tất cả các ý kiến sẽ đƣợc một thành viên trong nhóm đƣợc phân cơng tập hợp và ghi lại. Trong nghiên cứu này chúng tôi không quan tâm đến tỉ lệ % hoặc tần suất số lần đề cập đến một dạng lỗi mà chỉ tổng hợp tất cả các lỗi đƣợc phát hiện từ những trải nghiệm thực tế của học viên. Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần giúp xây dựng những bảng quan sát cấu trúc để giám sát và hỗ trợ những nhà tâm lý thực hiện WISC-IV-VN một cách chính xác và hiệu quả hơn trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những lỗi thường gặp trong quá trình thực hành và tính điểm WISC IV phiên bản việt nam (chương trình đào tạo thí điểm) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)