Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông liên cấp olympia trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

a. Mục đích:

Nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại trƣờng phổ thông liên cấp Olympia trong giai đoạn hiện nay đã đề xuất.

b. Nội dung thăm dò:

Thăm dò mức độ cấp thiết và ính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại trƣờng phổ thông liên cấp Olympia trong giai đoạn hiện nay.

c. Cách thức thăm dò:

Các biện pháp nhằm phát triển ĐNGV của trƣờng Olympia trong giai đoạn hiện nay đƣợc tác giả thăm dò bằng cách lấy ý kiến của các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và một số giáo viên cốt cán trong trƣờng.

Trong phiếu hỏi, tác giả đã đề xuất 2 tiêu chí đánh giá: Tính cần thiết và Tính khả thi đối với từng biện pháp và ứng với mỗi tiêu chí tác giả đƣa ra 3 mức độ để đánh giá: Rất cần thiết, Cần thiết, Không cần thiết; Rất khả thi, Khả thi, Không khả thi.

Tổng số ngƣời đƣợc thăm dò là 32 ngƣời.

d. Kết quả thăm dò:

Sau khi sử dụng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: - Tổng số phiếu hỏi thăm dò là: 32 phiếu

- Số phiếu thu về: 30 phiếu - Kết quả thăm dò chi tiết:

Bảng 3.1: Tổng hợp mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển ĐNGV

Biện pháp Mức độ cần thiết

Rất cần thiết Cần thiết Không

cần thiết Ghi chú

Chiếm tỉ lệ % 60,00 40,00 0,00 Biện pháp 2 11 19 0 Chiếm tỉ lệ % 36,67 63,33 0,00 Biện pháp 3 10 20 0 Chiếm tỉ lệ % 33,33 66,67 0,00 Biện pháp 4 14 16 0 Chiếm tỉ lệ % 46,67 53,33 0,00 Biện pháp 5 17 13 0 Chiếm tỉ lệ % 56,67 43,33 0,00 Biện pháp 6 8 22 0 Chiếm tỉ lệ % 26,67 73,33 0,00

Theo bảng trên ta thấy, về mức độ cần thiết, tuyệt đại đa số cán bộ giáo viên nhân viên đều cho rằng các biện pháp phát triển ĐNGV của trƣờng đƣợc tác giả nêu ra là Rất cần thiết hoặc Cần thiết.

Bảng 3.2: Tổng hợp tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV

Biện pháp Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi Ghi chú

Biện pháp 1 15 15 0 Chiếm tỉ lệ % 50,00 50,00 0,00 Biện pháp 2 14 16 0 Chiếm tỉ lệ % 46,67 53,33 0,00 Biện pháp 3 12 17 1 Chiếm tỉ lệ % 40,00 56,67 3,33 Biện pháp 4 18 12 0 Chiếm tỉ lệ % 60,00 40,00 0,00 Biện pháp 5 19 10 1 Chiếm tỉ lệ % 63,33 33,33 3,33 Biện pháp 6 19 11 0 Chiếm tỉ lệ % 63,33 36,67 0,00

Kết quả trên cho thấy, hầu hết những ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng các biện pháp mà tác giả đƣa ra là có tính khả thi nhƣng ở mức độ khác nhau. Chỉ có một ý kiến cho rằng biện pháp số 3 và biện pháp số 5 là Không khả thi.

Số liệu từ việc điều tra, khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV cho phép tác giả luận văn kết luận rằng: mặc dù cịn có những ý kiến khác nhau, nhƣng đại đa số cán bộ giáo viên đƣợc điều tra, khảo sát đều cho rằng các biện pháp nêu ra trong đề tài là cần thiết và khả thi.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên tại trƣờng phổ thông, thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại trƣờng phổ thông liên cấp Olympia, tác giả mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên.

Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trị riêng nhƣng chúng khơng tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ.

Các biện pháp đề xuất đã đƣợc tác giả thăm dị trên một số đối tƣợng chọn lọc, phân tích và đánh giá kỹ lƣỡng. Kết quả thăm dò bƣớc đầu cho thấy các biện pháp đƣợc đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Phát triển ĐNGV là vấn đề mang tính cấp thiết của hệ thống nhà trƣờng nói chung và của trƣờng PTLC Olympia nói riêng. Luận văn đã xác định và hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến những vấn đề chung trong quản lý đội ngũ giáo viên của hệ thống nhà trƣờng và những đặc thù của trƣờng PTLC Olympia. Trong sự biến động của tình hình thế giới, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ và nhiều diễn biến trái chiều trong tổ chức biên chế, chức năng nhiệm vụ và thực tế hoạt động đa dạng của các trƣờng phổ thông tƣ thục, việc phát triển ĐNGV trong hệ thống nhà trƣờng nói chung và trƣờng PTLC Olympia nói riêng có vai trị hết sức quan trọng, quyết định rất lớn đến chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

Qua gần 7 năm xây dựng, Ban lãnh đạo trƣờng PTLC Olympia đã xây dựng đƣợc ĐNGV của trƣờng tuy đã đáp ứng đủ về số lƣợng nhƣng chất lƣợng cịn chƣa đồng đều và ln cần tới đội ngũ giáo viên thỉnh giảng. Đây là yếu tố cực kỳ bất lợi cho nhà trƣờng, mặc dù, đối với giáo viên thỉnh giảng trƣờng khơng phải bỏ kinh phí đào tạo, kinh phí phúc lợi song điều đó ảnh hƣởng đến các chiến lƣợc về đào tạo và phát triển lâu dài của trƣờng.

Xuất phát từ thực tế này, chúng tơi đã đề xuất 6 biện pháp quản lí nhằm phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTLC Olympia giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo. Các biện pháp nhằm tác động đến số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu giáo viên và cải thiện cơ chế quản lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên trƣờng PTLC Olympia. Các biện pháp nêu ra trong luận văn có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, gắn kết nhau nhƣ một chỉnh thể. Trong chỉnh thể này, mỗi biện pháp có tính độc lập tƣơng đối về vị trí và khả năng phát huy tác dụng ở từng thời điểm, từng điều kiện cụ thể, nên không thể bỏ bất cứ biện pháp nào. Việc phát huy tác dụng của các biện pháp phụ thuộc khả năng vận dụng linh hoạt, hợp lý và xác định đúng các ƣu tiên trong thực tiễn quản lý công tác phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTLC Olympia.

Khuyến nghị

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các biện pháp đã đề ra chỉ thực sự có hiệu quả khi nó đƣợc thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ biện chứng và đƣợc sự ủng hộ của Ban lãnh đạo nhà trƣờng.

Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp ấy phải đƣợc bắt đầu bằng nhận thức đúng và sự quan tâm của Ban lãnh đạo, Hiệu trƣởng, các trƣởng bộ môn và của đội ngũ GV tồn trƣờng. Trên cơ sở đó, nhà trƣờng cần có những đầu tƣ thoả đáng về mặt tài chính để các biện pháp trên đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.

Để nâng cao chất lƣợng công tác phát triển đội ngũ ĐNGV của trƣờng PTLC Olympia đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số kiến nghị trách nhiệm trong phân cấp đào tạo.

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Để tăng cƣờng hơn nữa công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng phổ thơng nói chung và các trƣờng phổ thơng tƣ thục nói riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội có sự thống nhất từ lãnh đạo Sở GD&ĐT tới phòng GD&ĐT về việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và tăng cƣờng đôn đốc việc thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo viên trƣờng phổ thông tƣ thục thành phố Hà Nội.

- Cần quan tâm hơn nữa công tác phát triển đội ngũ ĐNGV của các trƣờng bằng cách chỉ đạo công tác phát triển đội ngũ ĐNGV triệt để, có chiều sâu, đúng đối tƣợng và đúng nhu cầu;

- Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ ĐNGV của các trƣờng phổ thông tƣ thục khơng ngừng học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục;

2.2. Trường phổ thông liên cấp Oympia

- Xây dựng đề án phát triển lâu dài của nhà trƣờng theo xu hƣớng phát triển của xã hội. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch phát triển ĐNGV sát thực tế, đúng yêu cầu nhiệm vụ;

- Mạnh dạn trong việc tuyển dụng và bồi dƣỡng giáo viên để có đội ngũ ổn định lâu dài, chất lƣợng cao và đáp ứng chuẩn trong nƣớc, quốc tế, từ đó từng bƣớc cạnh tranh với các cơ sở giáo dục có đầu tƣ từ nƣớc ngoài với nền tảng giáo dục hiện đại.

- Xây dựng quy trình tuyển dụng cơng khai, minh bạch; nhằm lựa chọn đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng để kịp thời bổ sung, điều chỉnh theo đúng mục tiêu và yêu cầu môn học của các bộ môn;

- Tăng cƣờng kiểm tra, đổi mới công tác đánh giá ĐNGV giúp giáo viên nhận thức đƣợc những mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có kế hoạch tự hồn thiện;

- Phát huy vai trò cá nhân của từng giáo viên trong nhà trƣờng, tạo điều kiện để ĐNGV nhiệt tình, hăng hái, tận tuỵ với trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng đơn vị, xây dựng trƣờng và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lƣợc về đào tạo ra các thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất và năng lực để bƣớc vào các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng (2004), Chỉ thị 40 –CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,

Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo, (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục, Học viện cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 qui định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD

V/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại GV trung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp

GV trung học vào đánh giá GV.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn triển khai Chuẩn nghề

nghiệp GV.

7. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Đại học Sƣ phạm.

8. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Chính phủ nƣớc cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020.

10. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

11. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục, Nhà xuất bản Giáo

dục Hà Nội.

13. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

14. Nguyễn Kỷ - Bùi Trọng Tuân (1984), Một số vấn đề của lý luận quản lý

giáo dục, Trƣờng Cán bộ quản lý giáo dục.

15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục, một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.

16. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Giáo dục

(2005), Nhà xuất bản Tƣ pháp.

17. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý, Bài giảng cho học viên cao học quản lý giáo dục, trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng PTLC Olympia, tôi xin gửi phiếu khảo sát này tới các thầy/cô và mong các thầy/cơ vui lịng trả lời những câu hỏi dƣới đây.

1. Thầy/cô hãy đánh giá chất lƣợng đội ngũ giáo viên của trƣờng PTLC Olympia trong giai đoạn hiện nay.

Thầy/cơ vui lịng đánh dấu (x) vào ô lựa chọn.

1.1. Về phẩm chất

TT Tiêu chí Tốt Khá Trung

bình Kém

1

Yêu nƣớc; Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc; tham gia các hoạt động chính trị xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân.

2

Yêu nghề, gắn bó với nghề, chấp hành các qui định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

3

Đoàn kết với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sƣ phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

4

Thƣơng yêu học sinh, tôn trọng và đối xử công bằng

với tất cả học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập. 5 Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

6

Đúng mực trong ứng xử, giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và cộng đồng, hợp tác với đồng nghiệp trong chuyên môn.

7 Có sức khỏe phục vụ trong công tác.

1.2. Về năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ

TT Tiêu chí Tốt Khá Trung

bình Kém

1

Hiểu biết về mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học.

2 Đạt trình độ chuẩn đối với môn học đang dạy.

3

Hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, thực tiễn địa phƣơng; môi trƣờng giáo dục trong và ngoài nhà

trƣờng. 4 Vận dụng kiến thức về giáo dục học, tâm lí học trong giáo dục và dạy học. 5

Biết lập kế hoạch dạy học, kế hoạch bài giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục khác.

6

Biết vận dụng các phƣơng pháp dạy học mới – hiện đại làm tăng tính tích cực, chủ động, sáng tạo học tập của học sinh.

7

Biết giao tiếp, ứng xử với học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và nhân dân; biết phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

8

Biết tự học, tự rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn - nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ.

9

Biết lập hồ sơ, sổ sách, tích lũy tài liệu, quản lí các loại hồ sơ.

10

Biết phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục.

Những ý kiến đóng góp khác:

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

2. Thầy/Cô hãy đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên tại trƣờng theo các nội dung sau: STT Nội dung Tốt Tƣơng đối tốt Chƣa tốt 1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên 2 Tuyển chọn giáo viên 3 Sử dụng giáo viên 4 Đánh giá giáo viên 5 Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên 6 Chính sách đãi ngộ đối với giáo viên Những ý kiến đóng góp khác: ........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Thông tin cá nhân: (không bắt buộc): Họ và tên: .......................................................................................................

Đơn vị công tác: .............................................................................................

Thâm niên cơng tác: ............ năm

Giới tính: □ Nam □ Nữ

Học vị: □ Cử nhân □ Thạc sỹ □ Tiến sỹ

PHỤ LỤC 2: MẪU PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

(Về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp)

Kính thƣa các Thầy/Cơ!

Thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng phổ thông liên cấp Olympia trong giai đoạn hiện nay”, sau khi căn cứ vào phiếu điều tra về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên của tác giả kỳ trƣớc, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tại trƣờng.

Các thầy/cơ vui lịng cho biết ý kiến của mình về Mức độ cần thiết và Tính khả thi của các biện pháp dƣới đây. Ngồi các biện pháp đƣợc nêu tại đây, các thầy/cơ có thể đƣa thêm ý kiến của riêng mình để đóng góp cho luận văn.

Quy ƣớc:

1. Rất cần thiết/ Rất khả thi 2. Cần thiết/ Khả thi

3. Không cần thiết/Không khả thi 4. Ý kiến khác

(Đánh dấu (x) vào các ô thể hiện phương pháp lựa chọn)

STT Nội dung biện pháp

Mức độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên tại trường phổ thông liên cấp olympia trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)