Mơ hình phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Phát triển nguồn nhân lực có thể coi là một lĩnh vực của QL nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến GD&ĐT. Sử dụng những tiềm năng con người và tiến bộ KT-XH. Các yếu tố tác động đến phát triển nguồn

Tuyển chọn Thực hiện công việc Đánh giá Phát triển NNL Thăng thƣởng

nhân lực là: Giáo dục, sức khoẻ, việc làm và các nhân tố hình KTXH. Các yếu tố này xâm nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau, song GD&ĐT được coi như là cơ sở để sử dụng con người có hiệu quả và để mở rộng và cải thiện môi trường làm việc cho tất cả những yếu tố khác, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và dinh dưỡng để duy trì một mơi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải thiện lao động, để duy trì sự đáp ứng yêu cầu về KTXH.

Vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong chiến lược CNH, HĐH đất nước bao gồm đồng bộ cả 03 mặt chủ yếu: GD&ĐT con người, sử dụng con người, tạo môi trường làm việc và đãi ngộ thoả đáng cho con người trong đó

GD&ĐT được coi như là cơ sở sử dụng con người có hiệu quả để mở rộng

và cải thiện môi trường làm việc.

Khái niệm phát triển nguồn nhân lực được hiểu đầy đủ hơn trong ý tưởng quản lý nguồn nhân lực của Leonar Nadle (Hoa Kỳ) vào năm 1980, thể hiện sơ đồ sau :

Hình 1.4: Mơ hình phát triển nguồn nhân lực

Phát triển Nguồn Nhân Lực

Giáo dục và đào tạo

- Giáo dục, đào tạo - Bồi dưỡng - Tự bồi dưỡng Sử dụng nguồn nhân lực - Tuyển dụng - Bố trí, sử dụng - Đánh giá - Đề bạt - Sàng lọc

Tạo môi trường thuận lợi cho nhân

lực phát triển

- Môi trường làm việc - Môi trường sống - Mơi trường pháp lí - Các chính sách đãi ngộ

Ngày nay, phát triển nguồn nhân lực được hiểu với một khái niệm rộng hơn bao gồm cả 3 mặt: phát triển sinh thể, phát triển nhân cách, đồng thời tạo một môi trường thuận lợi cho nguồn lực phát triển. Hiểu một cách tổng quát phát triển nguồn nhân lực về cơ bản là làm gia tăng giá trị cho con người trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực...

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lượng hoạt động trong hệ thống (tổ chức) và cùng chung một mục đích nhất định".

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, đội ngũ là một tập thể người gần kết với nhau, cùng chung lý tưởng, mục đích, ràng buộc nhau về vật chất: tinh thần và hoạt động theo một nguyên tắc.

Trong các tổ chức xã hội khái niệm về đội ngũ được dùng như đội ngũ trí thức, đội ngũ cán bộ cơng nhân viên chức đều có gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ qn sự, đó là một khối đơng người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ .v.v.

Các khái niệm tuy có khác nhau nhưng đều phản ánh một điều đó là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể có cùng nghề nghiệp hoặc khơng cùng một nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định.

Theo đó, đội ngũ CBQL ở các trường học là các Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, có chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ đó là: tạo ra sản phẩm giáo dục", thực hiện mục tiêu mà Nhà nước và xã hội đề ra cho đơn vị mình. Họ là những người điều hành quá trình giáo dục diễn ra trong nhà trường, là những chủ thể quản lý bên trong nhà trường.

Phát triển đội ngũ CBQL thực chất là xây dựng và phát triển cả 03 yếu tố: Quy mơ, chất lượng và cơ cấu; có thể minh họa bằng sơ đồ sau:

Hình 1.5: Mơ hình phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trong đó:

Quy mơ thể hiện bằng số lượng..

- Cơ cấu thể hiện sự hợp lý trong bố trí về cơ cấu chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, chun mơn nghiệp vụ... hay nói cách khác tạo ra ê kíp đồng hồ đồng tâm nhất trí có khả năng hỗ trợ bù đắp cho nhau về mọi mặt.

- Chất lượng: thể hiện bằng phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên mơn. trình độ quản lý, đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL

1.2.3.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT

Phát triển đội ngũ CBQL trường THPT chính là quản lý q trình phát triển đội ngũ CBQL trong hệ thống giáo dục.

Chỉ thị 40-CT/TW ngày 05/6/2004 của Ban Bí thư Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD nêu rõ: mục tiêu là xây

Phát triển ĐN CBQL Năng lực cấu Số lƣợng Trình độ Phẩm chất

dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL GD trong các cơ sở giáo dục theo hướng chun nghiệp hố; bố trí, sắp xếp CBQL GD các cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL GD giai đoạn 2005 - 2010"chỉ ra các giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL GD, trong đó giải pháp thứ 3 là: “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD trong đó có nội dung cụ thể:

- Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng CBQL GD theo hướng chuyên nghiệp hoá đội ngũ CBQL giáo dục các cấp;

- Rà sốt, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL GD các cấp phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ chế QLGD, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ CBQL GD.

Như vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT là đúng bởi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

1.3. Trƣờng THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.3.1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

Điều 27, Luật Giáo dục năm 2005 ghi: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,

hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hồn thiện học vấn phổ thơng và có những hiểu biết thơng thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

13.2. Vị trí trường THPT

Điều 2. Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) ghi: Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

1.3.3. Vai trò của trường trung học phổ thông

Trường THPT là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc TH và cấp trung học cơ sở của hệ thống GD quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thơng. Trường THPT có vai trị hết sức quan trọng trong việc trang bị kiến thức tương đối toàn diện ở cấp THPT, giúp các em có cơ sở vững chắc để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

1 3.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung học phổ thông

Điều 3, Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học có ghi: Trường trung học có những nhiệm và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của Chương trình giáo dục phổ thơng.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục.

- Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. - Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật Để đạt được những nhiệm vụ trên, thì nhân tố có tính quyết định và cũng là động lực của sự phát triển giáo dục chính là nhân tố con người - là đội ngũ các thầy giáo, cơ giáo mà trong đó có đội ngũ CBQL THPT.

Từ góc độ quản lý, có thể xếp các nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT đã nêu trên thành 05 nhóm chủ yếu sau:

- Nhóm l: Thực thi luật pháp và chính sách của Nhà nước, quy chế của ngành nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng, trong đó lấy việc thực thi các quy chế giáo dục đối với hoạt động dạy học làm nhiệm vụ trọng tâm.

Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng đã nêu rõ:

+ Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thơng mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

+ Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt còn hạn chế của chương trình sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.

+ Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau.

+ Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.

- Nhóm 2: Quản lý và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo lên, nhân viên và điều hành bộ máy tổ chức của nhà trường nhằm tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục và dạy học, trong đó lấy việc nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học làm nhiệm vụ cốt yếu.

- Nhóm 3: Huy động đầy đủ và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục để phục vụ cho mọi hoạt động giáo dục của trường, trong đó coi việc huy động và sử dụng thiết bị dạy học làm nhiệm vụ chủ yếu.

- Nhóm 4: Xây dựng và phát huy tác dụng của mơi trường giáo dục nói chung và mơi trường sư phạm trong trường nói riêng, trong đó lấy việc phối hợp giáo dục giữa gia đình, cộng đồng và xã hội làm trụ cột.

- Nhóm 5: Thu nhận, xử lý có chất lượng các thơng tin về giáo dục và thông tin phục vụ cho hoạt động dạy học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào dạy học và quản lý dạy học.

1.3.5. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL trường THPT

CBQL trường THPT là các Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trong các trường THPT, họ có vai trò quan trọng trong việc quản lý điều hành các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Điều 16, Luật Giáo dục năm 2005 đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của CBQL giáo dục:

- CBQL giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

- CBQL giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội CBQL GD nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của CBQL GD, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo Điều 19 của Điều lệ Trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được quy định như sau :

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các Nghị quyết, Quyết nghị của Hội đồng trường; c) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học;

d) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước; quản lý hồ sơ tuyển dụng giáo viên, nhân viên;

đ) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hồn thành chương trình tiểu học vào học bạ học sinh tiểu học (nếu có) của trường THPT có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT;

e) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

g) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện cơng tác xã hội hố giáo dục của nhà trường;

h) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)