Thực hiện và xây dựng chế độ chính sách đối với CBQLtrường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 103)

1.4.3. Đào tạo bồi dưỡng CBQL

3.2.5. Thực hiện và xây dựng chế độ chính sách đối với CBQLtrường

3.2.5. Thực hiện và xây dựng chế độ chính sách đối với CBQL trường THPT THPT

Để thấy được chính sách chế độ đối với CBQL trong mối liên hệ với chính sách chế độ đối với GV trường THPT; biện pháp này được đề xuất bao gồm cả việc thực hiện và phát triển chính sách đối với GV nói chung và CBQL trường THPT nói riêng.

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp

Thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ:

“Nhận thức sâu sắc GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD&ĐT là đầu tư cho phát triển. Thực hiện các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với GD&ĐT, đặc biệt là chính sách tiền lương”.

Như vậy, các chính sách ưu tiên, ưu đãi, chính sách đầu tư, chính sách tiền lương là những động lực để phát triển GD. Mặt khác muốn phát triển tốt sự nghiệp GD&ĐT phải thường xuyên chăm lo và có các chính sách đãi ngộ thích hợp đối với đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

- Trước hết, cần thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ chế độ tiền lương và phụ cấp GV, CBQL.

- Ngoài phụ cấp chức vụ, người CBQL phải được hưởng đầy đủ, kịp thời chế độ phụ cấp ưu đãi như GV trực tiếp giảng dạy. Đồng thời, cần phải ban hành các chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với từng công việc cụ thể cho đội ngũ CBQL. Trên cơ sở các chế độ này, người CBQL có điều kiện thuận lợi và phấn khởi, yên tâm hơn để làm QL. Đây là một động lực cho sự phát triển.

- Có thể coi QL là một nghề và là nghề đặc biệt. Vì vậy phải có những chính sách để thu hút được những nhân tài, các GV giỏi làm nghề QL để phát huy được tài năng của họ. Có những chính sách ưu đãi đối với CBQL giỏi, chính sách ưu tiên đối với CBQL nữ. Như vậy mới có thể xây dựng được đội ngũ CBQL có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Đảm bảo chế độ, chính sách để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Phải có kinh phí chi thường xuyên để bồi dưỡng nâng cao trình độ (nhất là trình độ CBQL) và để giao lưu học hỏi kinh nghiệm cho đội ngũ CBQL.

- Ngồi chính sách chung của Nhà nước cần phải có những chính sách của tỉnh để khuyến khích GV đi cơng tác tại các xã vùng 2 và các xã biên giới. Thực hiện chế độ cơng tác có thời hạn tại các nơi này: Đối với nam là 5 năm, nữ là 3 năm sau đó mới chuyển vùng cơng tác. Đồng thời có chế độ trợ cấp của tỉnh đối với CB, GV công tác tại các xã này.

- Đối với CBQL trường THPT hầu như không được nghỉ hè theo chế độ. Vì vậy phải có chế độ cơng tác, nghỉ ngơi hoặc thanh toán làm thêm giờ cho đội ngũ CBQL hợp lý để họ phấn khởi, n tâm cơng tác, từ đó hiệu quả QL sẽ cao hơn.

- Có nguồn kinh phí hằng năm cử CBQL đi thăm quan, học tập các điển hình về GD trong nước và tham quan học tập ở nước ngồi.

- Phải có chính sách thưởng phạt cơng minh, nghiêm túc và kịp thời đối với CBQL. Các chính sách này phải gắn với người CBQL với trường THPT mà học được giao đảm nhiệm. CBQL và GV được đãi ngộ thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác và góp phần xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT ngày càng vững mạnh.

3.2.5.3. Quy trình thực hiện

Lập kế hoạch:

- Theo phân cấp QL của tỉnh hiện nay, chủ trì cơng việc lập kế hoạch kinh phí của tồn ngành GD&ĐT là do Sở Tài chính chủ trì, Sở GD&ĐT chỉ là phối hợp. Tuy vậy, ngành GD&ĐT rất cần chủ động xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm để thuyết minh bảo vệ kế hoạch trước ngành Tài chính.

- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đơn vị về thực hiện chế độ, chính sách. - Xây dựng kế hoạch huy động xã hội hóa GD.

Tổ chức:

- Sở GD&ĐT tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục duy trì chính sách của tỉnh hỗ trợ cho CB đi đào tạo, bồi dưỡng. Đó là:

+ Đi học Thạc sĩ được tỉnh hỗ trợ 60.000.000đ, Tiến sĩ được hỗ trợ 75.000.000đ/khóa đào tạo.

+ Cán bộ, GV tiểu học, THCS cơng tác ở xã khó khăn được tỉnh hỗ trợ 50.000đ/ tháng.

- Nghiên cứu tham mưu, đề xuất, trình UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền về chế độ phụ cấp cho GV, CBQL trường THPT vùng biên giới, trong đó cần đảm bảo kế hoạch chi cho chế độ, chính sách hiện có.

Lãnh đạo, kiểm tra:

- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ theo chế độ chính sách.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ QL tài chính, tài sản cho CBQL, kế toán, thủ quỹ nhà trường để làm tốt việc QL thực hiện chế độ, chính sách.

- Ứng dụng phần mềm tin học QL tài chính để thay thế cách QL thô sơ. - Kịp thời chấn chỉnh những sai phạm về thực hiện chế độ thu chi trong đơn vị.

3.2.6 Thực hiên phân cấp, đề cao vai trò tự chủ của các trường THPT

3.2.6.1. Ý nghĩ của biện pháp

Ngày 25/4/2006, Chính phủ có nghị định số 42/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mục tiêu là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong tổ chức việc sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực chính để hồn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội, tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.

Thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ cho các trường THPT sẽ phát huy vai trò sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cho đội ngũ CBQL trường THPT

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Các cơ quan quản lý cần phân cấp cho trường THPT các nội dung: Tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thực hiện chế độ chính sách như chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, đào tạo, bồi dưỡng.

Từ việc phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ cho các nhà trường THPT về các mặt:

- Tự chủ trong việc thực hiện nhiệm vụ

Trường THPT là đơn vị sự nghiệp được tự chủ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch 05 năm, hàng năm và quyết định các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của điều lệ trường trung học.

- Tự chủ về tổ chức bộ máy

Hiệu trưởng trường THPT được tự chủ, tự chịu trác nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý và sử dụng viên chức của đơn vị: Được thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể, tổ chức lại các tổ chuyên môn trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

Về biên chế Hiệu trưởng trường THPT căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển và khả năng thực tế, xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm, trong đó xác định rõ kế hoạch biên chế cần thiết của từng tổ, từng bộ môn, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu viên chức, thời gian sử dụng, Sở GD&ĐT thẩm định và phê duyệt kế hoạch biên chế của đơn vị. Hiệu trưởng được ký hợp đồng thuê, khốn đối với cơng việc khơng cần thiết bố trí biên chế thường xuyên, ký hợp đồng lao động và hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

- Tự chủ về quản lý, sử dụng biên chế

Tuyển dụng ký hợp đồng làm việc và tiếp nhận, hàng năm trên cơ sở kế hoạch biên chế của đơn vị đã được phê duyệt, Hiệu trưởng trường THPT xây dựng kế hoạch tuyển dụng, trong đó xác định rõ số lượng cần tuyển của từng

ngạch, điều kiện, tiêu chuẩn, hình thức, thời gian tuyển dụnd và báo cáo kế hoạch tuyển dụng với Sở GD&ĐT phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, ký hợp đồng làm việc đối với những người đã được tuyển dụng trên cơ sở tiêu chuẩn của từng ngạch cần tuyển và phù hợp với cơ cấu chức danh, nghiệp vụ chuyên môn theo quy định của pháp luật: Tiếp nhận viên chức ngạch giáo viên và nhân viên hành chính.

Đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm căn cứ vào kế hoạch biên chế và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, Hiệu trưởng cử viên chức tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng và nâng cao lý luận chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và các khóa đào tạo, bồi dưỡng khác trong nước theo yêu cầu cơng việc, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét cử viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đi cơng tác ở nước ngoài.

Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức các chức danh lãnh đạo của đơn vị: Hiệu trưởng trường có thẩm quyền trình Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức và cho từ chức đối với Phó hiệu trưởng.

Bổ nhiệm ngạch, chuyển ngạch: Hiệu trưởng được quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với những người được tuyển dụng lần đầu; quyết định chuyển ngạch, bổ nhiệm vào ngạch sau khi đạt kết quả thi nâng ngạch đối với viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị từ ngạch chuyên viên và ngạch tương đương ngạch chuyên viên trở xuống.

Bố trí, sử dụng: Hiệu trưởng có thẩm quyền bố trí, phân cơng cơng tác điều động, biệt phái, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc đối với giáo viên, nhân viên thuộc quyền quản lý.

Nâng bậc lương: Hiệu trưởng được quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn, phụ cấp thâm niên khung đối với viên chức thuộc quyền quản lý của đơn vị từ ngạch chuyên viên và ngạch tương đương ngạch chuyên viên trở xuống.

Chế độ hưu trí: Hiệu trưởng có quyền ra thơng báo bằng văn bản về thời điểm nghỉ hưu trong viên chức của đơn vị trước 06 tháng tính đến ngày viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Trước 03 tháng tính đến ngày viên chức nghỉ hưu. Ra quyết định nghỉ hưu đối với viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị từ ngạch chuyên viên và ngạch tương đương, ngạch chuyên viên trở xuống. Nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật: Hiệu trưởng được quyền nhận xét, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

- Tự chủ về sử dụng nguồn tài chính:

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Hiệu trưởng nhà trường được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; căn cứ tính chất công việc, Hiệu trưởng được quyết định phương thức khốn chi phí cho từng bộ phận, từng tổ trong nhà trường; quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa. Việc chi trả lương cho giáo viên, nhân viên được thực hiện theo nguyên tắc người nào có hiệu suất cơng tác cao, đóng góp nhiều cho cơng việc, nâng cao chất lượng giáo dục được trả nhiều hơn. Hiệu trưởng có quyền chi trả thu nhập theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Cách thức thực hiện

Để thực hiện biện pháp này, Sở GD&ĐT tiến hành các bước sau: - Xây dựng đề án phân cấp quản lý cho các nhà trường THPT; - Tổ chức hội thảo để xây dựng đề án;

- Phối hợp với Sở Nội vụ tỉnh, UBND tỉnh phê duyệt đề án; - Hướng dẫn các trường THPT tổ chức thực hiện;

- Tổ chức thanh tra, theo dõi, giúp đỡ các đơn vị thực hiện quyền hạn được giao theo phân công, phân cấp.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là tổ hợp 06 biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay. Trong 06 biện pháp trên, biện pháp thứ nhất “Hoàn thiện quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường THPT"là tiền đề để xây dựng đội ngũ CBQL; biện pháp thứ hai “Đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT theo hướng chuấn hóa” có vai trị nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL; biện pháp thứ ba “Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL” là biện pháp trung tâm, có vai trị quan trọng; biện pháp thứ tư “Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá CBQL trường THPT” có ý nghĩa thúc đẩy; các biện pháp cịn lại có vai trị bổ trợ cho việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

Các nội dung của các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen nhau. Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần phải tiến hành một cách đồng bộ và nhất qn thì mới có thể đem lại hiệu quả cao.

3.4. Thăm dị tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Chúng tơi đã tiến hành phát phiếu thăm dị xin ý kiến và xem xét quan điểm của đội ngũ chuyên gia và GV về mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Tổng số 186 người được hỏi, trong đó:

- Lãnh đạo sở: 2

- Trưởng, phó các phịng ban chun mơn, nghiệp vụ của sở: 23 - CBQL trường THPT: 81

- GV, GV giỏi trường THPT của tỉnh: 75

- Lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Sở nội Vụ: 5 Các số liệu và kết quả trả lời thể hiện cụ thế như sau:

Biện pháp 1: Lập qui hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ

CBQL trường THPT.

Các đối tượng được hỏi nhất trí mức độ cấp thiết, cịn tính khả thi là 98,% (182 người). Bởi vì có làm tốt quy hoạch CBQL mới thể hiện tính khoa

học của công tác này. Riêng mức độ khả thi của quy hoạch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Biện pháp 2: Cải tiến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBQL trường THPT

theo hướng chuẩn hóa.

Số người được hỏi (181 người) khẳng định tính cấp thiết, cịn tính khả thi của biện pháp có 97,5%. Nỗi băn khoăn chung là điều kiện học tập, bồi dưỡng ở miền núi không thuận lợi, việc sắp xếp kinh phí đi học cũng gặp nhiều khó khăn.

Biện pháp 3: Thực hiện quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,

luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THPT.

Đây là biện pháp được nhiều người tán thành nhất. Bởi vì lựa chọn được người đủ tiêu chuẩn làm CBQL là vô cùng quan trọng. Dân gian thường nói “chọn mặt gửi vàng” là như vậy. Có 100% (186 người) nhất trí tính cấp thiết. Cịn tính khả thi 95,5%.

Biện pháp 4: Đổi mới giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá đối với CBQL trường THPT.

Đây là biện pháp khắc phục điểm yếu về công tác kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Lạng Sơn. Có 100% (186 người) ý kiến cho là biện pháp cấp thiết và khả thi.

Biện pháp 5: Thực hiện và xây dựng, chế độ chính sách đối với CBQL

trường THPT.

Số người được hỏi (183 người) nhất trí tính cấp thiết, cịn tính khả thi của biện pháp này 98,7. Có một thực tế là chính sách ưu dãi đặc thù đối với CBQL các trường THPT vùng khó khăn, vùng biên giới từ trước đến nay chưa có gì. Nên tính khả thi chưa thật cao.

Biện pháp 6: Thực hiện phân cấp đề cao vai trò tự chủ của trường THPT

Số ngƣời đƣợc hỏi (165 ngƣời) nhất trí tính cấp thiết vì sẽ pháp huy đƣợc vai trò sáng tạo, dám nghĩ giám làm, dám chịu trách nhiệm

của đội ngũ CBQL trƣờng THPT. tuy nhiên tính khả thi của phƣơng pháp này 95%.

Kết quả đánh giá về hệ thống 6 biện pháp đƣợc thể hiện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)