Điều kiện tự nhiên và Kinh tế Xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

1.4.3. Đào tạo bồi dưỡng CBQL

1.6. Những yếu tố tác động đến sự phát triển đội ngũ CBQLtrường THPT

1.6.1. Điều kiện tự nhiên và Kinh tế Xã hội,

Các yếu tố về địa lý tự nhiên trước hết ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, phương tiện đi lại, phương tiện sinh hoạt, ảnh hưởng tới sự tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ giáo viên. Hầu hết mọi người đều muốn sinh sống ở những nơi có điều kiện thuận lợi. Khi phải sống và làm việc ở những vùng có điều kiện khó khăn khắc nghiệt, phần lớn đều thiếu yên tâm, tìm cách thuyên chuyển về vùng thuận lợi ở các đô thị, nơi dân cư đông đúc, KTXH phát triển, có điều kiện để phát triển giáo dục. Trong thực tế, đội ngũ CBQL ở vùng khó khăn có lúc thiếu và yếu, song nguồn để bổ sung cho đội ngũ này còn hạn chế. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ CBQL ở vùng khó khăn thường cịn nhiều vướng mắc hơn so với vùng thuận lợi.

Yếu tố về KTXH bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội và thu nhập của dân cư, việc làm và cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị. Các yếu tố KTXH tác động quan trọng đến sự phát triển của giáo dục và nguồn nhân lực của giáo dục trong đó có CBQL. Quy mơ phát triển giáo dục, chất lượng giáo dục được nâng cao,

nhu cầu về đội ngũ giáo viên và CBQL càng cao và ngược lại. Đồng thời, sự phát triển của KTXH còn là cơ sở để xây dựng và thực thi các chính sách có liên quan trực tiếp đến đội ngũ CBQL.

1.6.2. Các văn bản pháp quy của Nhà nước về cơ chế Quản lý

Cơ chế là phương thức vận động hợp quy luật một hệ thống. Theo quan điểm này, cơ chế quản lý được hiểu là hệ thống các yếu tố có vai trị xác lập, vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể và đối tượng trong một hệ thống quản lý (tạo cho hệ thống quản lý vận động hợp quy luật).

Cơ chế quản lý được phân thành 2 loại: cơ chế hình thức và cơ chế phi hình thức. Cơ chế hình thức là những quy định thành văn có tác dụng xác lập,

vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể và đối tượng trong một hệ thống quản lý; cơ chế phi hình thức là những quy định bất thành văn nhưng lại có tác dụng vận hành và điều chỉnh quan hệ của chủ thể và đối tượng trong một hệ thống quản lý. Dù là cơ chế nào, chúng đều có vai trị quy định (xác lập hành lang pháp lý) và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống quản lý. Với ý nghĩa này, cơ chế quản lý chung của ngành Giáo dục có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT.

1.6.3. Đặc thù của bậc học THPT

Là phân hệ của hệ thống quản lý đội ngũ CBQL GD, ngoài việc tuân thủ cơ chế quản lý chung của ngành, hệ thống quản lý CBQL trường THPT cũng có cơ chế đặc thù. Cơ chế này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Hình thức của cơ chế này chính là các chính sách, chế độ đối với CBQL trường THPT.

1.6.4. Công tác dự báo và quy hoạch phát triển giáo dục Trung học phổ thông

Công tác dự báo và quy hoạch phát triển giáo dục THPT kiến tạo tầm nhìn về sự phát triển của giáo dục THPT trong một thời gian dài. Trên cơ sở những nhận thức về quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội, của GD&ĐT; căn cứ kết quả dự báo, quy hoạch phát triển giáo dục THPT sẽ dự

báo được nhu cầu đội ngũ CBQL trường THPT trong tương lai. Đây là công cụ giúp cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL có cơ sở khoa học và đảm bảo tính thực tiễn, sẽ chủ động được đội ngũ kế cận, bổ sung.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, đề tài đã phân tích một số khái niệm liên quan. Đề tài cũng đã làm sáng tỏ về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của trường THPT; chức năng, nhiệm vụ, vai trò và tiêu chuẩn của đội ngũ CBQL trường THPT trong thời kỳ đổi mới GD hiện nay.

Đồng thời, đề tài đã phân tích những nội dung phát triển đội ngũ CBQL trường THPT. Đây là cơ sở khoa học hết sức quan trọng để đánh giá thực trạng việc phát triển đội ngũ CBQL trường THPT, đề ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn tiếp theo.

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài. Để thấy được thực trạng đội ngũ CBQL trường THPT, thực trạng về phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đề tài tiến hành nghiên cứu đội ngũ CBQL trường THPT và các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN

2.1. Khái quát về giáo dục phổ thông tỉnh Lạng Sơn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, phía Đơng Bắc của Tổ quốc có diện tích tự nhiên 8.331,24 km2

đất đồi núi chiếm 80%. Lạng Sơn có một thành phố và 10 huyện trong đó 05 huyện biên giới. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh. Tồn tỉnh có 226 xã phường, thị trấn, trong đó có 21 xã và thị trấn biên giới. Tổng số xã, phường thuộc

vùng 1, vùng 2 là 100 xã (vùng 2 là vùng kinh tế khó khăn), thuộc vùng cao là

126 xã, tỉ lệ 55,75% (vùng cao là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn).

Phía Bắc tỉnh Lạng Sơn giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài 253 km, phía Đơng Nam giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn.

Dân số Lạng Sơn có 733.515 người trong đó nữ là 367.517 người chiếm 50,1% dân số trên toàn tỉnh (theo điều tra năm 2009), bao gồm có 34 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm hơn 16,5%, các dân tộc thiểu số Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông… chiếm 83,5%.

Lạng Sơn là tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên. Tuy là miền núi nhưng Lạng Sơn chỉ cách thủ đô Hà Nội 154 km, lại nằm cạnh khu tam giác kinh tế năng động Hà Nội – Hải Phịng – Quảng Ninh. Hệ thống giao thơng Lạng Sơn rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Đặc biệt, cịn có tuyến đường sắt Quốc tế liên vận Việt Nam – Trung Quốc vươn tới các nước Đông Âu.

Một lợi thế quan trọng khác của Lạng Sơn là có 02 cửa khẩu Quốc tế: Cửa khẩu Hữu Nghị (đường bộ) và cửa khẩu Đồng Đăng (đường sắt), 02 cửa

khẩu Quốc gia là Chi Ma, Bình Nghi và 07 cặp chợ đường biên như: Tân Thanh, Bản Chắt,… rất thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán, giao lưu, xuất nhập khẩu hàng hóa và phát triển dịch vụ, du lịch. Nhìn chung, Lạng Sơn là một tỉnh có vị trí địa lý, kinh tế hết sức quan trọng về nhiều mặt, không chỉ với vùng Đơng Bắc mà cịn với cả nước: Đặc biệt, từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Trung hiện nay, vị trí, vai trị của Lạng Sơn càng trở nên nổi bật, là đầu mối quan trọng trong giao lưu kinh tế, văn hóa – xã hội, đối ngoại và hợp tác Quốc tế.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Kinh tế Lạng Sơn chủ yếu vẫn là nông lâm nghiệp, tuy nhiên, nhờ phát huy hiệu quả các tiềm năng sẵn có nên tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 3 năm (2006-2008) đạt 9,69%/năm, năm 2009 đạt 10,02%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp. Kinh tế tăng trưởng đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện phát triển GD.

Do có đường giao thơng thuận lợi, lại có các cửa khẩu Quốc tế, Quốc gia và các cặp chợ đường biên nên những năm gần đây kinh tế cửa khẩu, xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ từng bước được khai thác, phát huy hiệu quả; nhịp độ hoạt động trong giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu ở các cửa khẩu trên địa bàn tăng lên nhanh chóng. Cũng do có đường giao thơng thuận lợi, lại có nhiều danh lam, thắng cảnh, nhiều lễ hội phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc nên lượng khách đến thăm quan, du lịch Lạng Sơn ngày càng nhiều, đạt 820 nghìn lượt khách du lịch năm 2009.

Lạng Sơn cũng nổi tiếng với những sản phẩm nông nghiệp đặc sắc như các loại quả: Hồng Bảo Lâm, quýt Bắc Sơn, na Chi Lăng,… riêng với cây đại hồi thì Lạng Sơn được xem là thuộc vùng “rốn hồi” của Đông Nam Á. Thu nhập từ hoa quả, nơng sản là nguồn kinh phí thuận lợi để bà con các dân tộc ở Lạng Sơn đầu tư cho con em học hành. Hiện nay Lạng Sơn đang rất chú trọng

đến việc phát triển cơ sở hạ tầng. Trong một tương lai không xa, chắc chắn Lạng Sơn sẽ có một diện mạo mới. Xây dựng Lạng Sơn trở thành một tỉnh mạnh về kinh tế du lịch và dịch vụ thương mại, một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế Đông bắc đối với khu vực và quốc tế.

2.1.2. Khái quát về giáo dục phổ thông tỉnh Lạng Sơn

2.1.2.1. Quy mơ phát triển giáo dục

Tồn tỉnh có 650 trường (Tăng 252 trường so với năm 2001) và 9 Cơ sở Mầm non tư thụ. Trong đó: 139 Trường MN; 246 Trường Tiểu học; 24 Trường TH và THCS; 202 trường THCS; 25 Trường THPT; 11 TTGDTX; 06 Trường chuyên nghiệp. Tính đến tháng 12/2010 tồn tỉnh có 84 (12,92%) trường chuẩn quốc gia, bao gồm 11 trường nầm non, 46 trường tiểu học, 26 trường THCS và 01 trường THPT

* Giáo dục Tiểu học (GDTH):

Toàn tỉnh có 270 trường (246 trường tiểu học, 24 trường phổ thơng cơ

sở), có 3626 lớp tiểu học và số học sinh 57771 HS.

Lạng Sơn đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTH từ năm 1997 và được duy trì giữ vững ở 226/226 (100%) số xã và 11/11 huyện, thành phố trong toàn tỉnh đạt chuẩn PCGD tiểu học. Chương trình PCGD tiểu học đúng độ tuổi

đang được thực hiện một cách vững chắc và tháng 10/2008 được Bộ GDĐT ra quyết định công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục (sớm trước 02 năm). Tỉnh có

270 trường TH tăng 62 trường so với năm học 2005-2006 và 24 trường THCS

có lớp TH, thu hút 99,4% học sinh trong độ tuổi vào học TH. * Giáo dục trung học (GDTrH)

- Giáo dục trung học cơ sở

Tồn tỉnh có 226 trường (202 trường THCS, 24 trường phổ thông cơ

sở), có 1832 lớp và số học sinh 47085 HS.

Giáo dục trung học (THCS & THPT) phát triển mạnh, số học sinh tăng nhanh (bình quân học sinh THCS tăng 12%/năm và THPT tăng 16%/năm).

Tỷ lệ thu hút trẻ tốt nghiệp lớp 5 vào học lớp 6 hàng năm đạt 98,8%. Trẻ tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10 THPT đạt trên 70%. Phổ cập giáo dục trung học

cơ sở đạt chuẩn từ năm 2006 (sớm trước 4 năm) và nâng cao chất lượng phổ

cập. Đến nay 222/223 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn, tỷ lệ 98,23%. Hầu hết

các xã đã có trường THCS hoặc PTCS.

- Giáo dục trung học phổ thơng

Tồn tỉnh có 25 trường THPT (2 trường ngồi cơng lập), có 680 lớp, và số học sinh 27782 tỷ lệ 40,65 học sinh/lớp.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú đã mở 10/11 huyện. Thành phố có 01 trường DTNT tỉnh, hàng năm tuyển chọn khoảng 700 học sinh tạo nguồn CB là người dân tộc thiểu số cho địa phương.

- Giáo dục thường xun

Tồn tỉnh có 11 trung tâm (02 trung tâm cấp tỉnh, 09 trung tâm cấp

huyện), các xã phường đều có trung tâm học tập cộng đồng (226)

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia: Đến nay tồn tỉnh có 84

trường đạt chuẩn quốc gia (tăng 51 trường so với năm 2005); trong đó có 11 trường mầm non, 46 trường tiểu học, 26 trường THCS và 01 trường THPT.

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

* Chất lượng giáo dục phổ thông:

Chất lượng GD đại trà tương đối ổn định: Tỉ lệ lên lớp hàng năm đạt từ 96–98 %; học sinh xếp loại học lực khá, giỏi từ 25–30%; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học từ 98–99%, THCS từ 97–98%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT từ 85–90%.

Giáo dục “mũi nhọn” có nhiều tiến bộ: Số học sinh giỏi đạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm tăng; số học sinh giỏi Quốc gia lớp 12 mỗi năm tăng từ 5 đến 13 giải. Kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia năm học 2007 - 2010 được phản ánh qua bảng 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1: Kết quả kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia

từ năm 2006 đến năm 2010 tỉnh Lạng Sơn

0 50 100 150 200 250

Giải nhất Giải nhì Giải ba Giải KK Giải QGia

2006-2007 2007-2008 2008-2009 2009-2010

Xem phụ lục 3

Công tác phổ cập GD (PCGD) THCS được đẩy mạnh cùng với việc nâng cao chất lượng GD và thực hiện công bằng trong GD nhằm đạt mục tiêu hồn thành và duy trì phổ cập THCS.

* Về xếp loại đạo đức:

Chất lượng GD đạo đức tiến bộ. Các nhà trường thực hiện triển khai tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” quan tâm đến hoạt động Đồn, Đội, thơng qua nhiều hình thức GD phong phú, hấp dẫn. GD về kỹ năng sống, lối sống, đạo đức, mối quan hệ bạn bè, thấy trị, gia đình và xã hội… Tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chiếm trên 85% ở tất cả các trường. Chất lượng đạo đức học sinh có nhiều tiến bộ, bệnh thành tích và hiện tượng tiêu cực trong thi cử, tệ nạn xã hội trong các nhà trường có chiều hướng giảm rõ rệt. Nhiều học sinh trở thành cháu ngoan Bác Hồ, hầu hết thanh niên học đến lớp 12 được kết nạp vào Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

* Cơng tác xã hội hóa giáo dục

Cơng tác xã hội hóa giáo dục đã góp phần vào việc ổn định và phát triển trường lớp đồng đều ở các địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập của con em

nhân dân, hạn chế việc bỏ học củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học; bổ sung, hoàn thiện CSVC trường học, trang thiết bị giảng dạy. đem lại hiệu quả rõ rệt, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, góp phần thúc đẩy cho việc phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.

2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên

- Về số lượng: Đủ số lượng giáo viên cho cấp học đáp ứng nhu cầu phát

triển GD hiện nay. Tuy nhiên đội ngũ GV trình độ và năng lực chưa được đồng đều giữa các vùng miền.

- Về trình độ đào tạo: Tỷ lệ đạt chuẩn của GV ngày một được nâng lên

đối với từng bậc học: Tiểu học 95%; THCS 96%; THPT 98% Số GV trên chuẩn, GV có trình độ sau Đại học chưa nhiều.

- Về chất lượng: GV đáp ứng được yêu cầu, trong đội ngũ. Một bộ phận

nhỏ GV chưa thiết tha với nghề, thiếu rèn luyện, tu dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa chịu học tập, có tư tưởng an phận thủ thường.

2.1.2.4. Những tồn tại hiện nay của GD&ĐT Lạng Sơn

Giáo dục & Đào tạo Lạng Sơn còn rất nhiều khó khăn, đáng quan tâm hàng đầu là những vấn đề lớn sau đây:

- Thứ nhất: Chất lượng hiệu quả GD&ĐT chưa cao so với yêu cầu. GD&ĐT chưa thật sự đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao về nhân lực của tỉnh trong quá trình phát triển KTXH và sự nghiệp CNH, HĐH. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (chưa đạt tới 35%), đào tạo chưa gắn với sử dụng, thiếu trầm trọng đội ngũ CB nghiên cứu khoa học và công nhân lành nghề cho các ngành cơ bản của một tỉnh nông lâm nghiệp miền núi như Lạng Sơn hiện nay. Sự bất cập về quy mô đào tạo đang trở thành một vấn đề nan giải mà chưa thể ngay một lúc giải quyết được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)