Thực hiện quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

1.4.3. Đào tạo bồi dưỡng CBQL

3.2.3. Thực hiện quy trình lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và

3.2.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp

Để đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THPT, cần khuyến khích những người có tài năng và phẩm chất tốt tham gia vào công tác quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường; từng bước trẻ hóa CBQL; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn có cơ hội và điều kiện để phát triển; phát hiện những nhân tố mới bổ sung cho nguồn quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT; kịp thời bổ sung, thay thế cho CBQL do nghỉ hưu, thuyên chuyển công tác; đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong công tác cán bộ và từng bước thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp.

- Bổ nhiệm CBQL nhà trường là cơ hội để CB, GV thăng tiến hợp lý đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển của CB, GV.

- Cần phải căn cứ vào nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL từng trường THPT căn cứ vào danh sách qui hoạch các chức danh CBQL đã được phê duyệt, để tiến hành bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc luân chuyển CBQL.

- Bổ nhiệm CBQL trường THPT phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Phải chọn được người tiêu biểu, có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng cương vị mới.

+ Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của CB, GV đối với nhà trường. + Động viên khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được CB tốt, từ đó tạo điều kiện để bồi dưỡng CB kế cận, dự nguồn.

+ Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ CBQL đã hết nhiệm kỳ 05 năm nhất thiết phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

- Luân chuyển CBQL chính là tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng, khắc phục tư tưởng cục bộ, tình trạng khép kín, trì trệ trong cơng tác. Vì vậy nếu làm tốt cơng tác ln chuyển CBQL ở các trường THPT tỉnh Lạng Sơn sẽ góp phần khắc phục hạn chế tiêu cực trong cơng tác cán bộ, góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL phục vụ lâu dài.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

(1). Thực hiện quy trình lựa chọn, bổ nhiệm CBQL

- Bổ nhiệm CBQL trường THPT phải căn cứ vào các cơ sở sau:

+ Xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của tổ chức và nhu cầu công việc cần phải bổ nhiệm.

+ Phải căn cứ vào tiêu chuẩn CBQL.

+ Căn cứ vào thực tế đội ngũ GV và phong trào của nhà trường.

- Do yêu cầu, tùy từng hồn cảnh cụ thể có thể bổ nhiệm tuần tự hoặc bổ nhiệm nhảy vọt, đột biến. Sở GD&ĐT thực hiện qui trình bổ nhiệm theo một trong hai hình thức sau:

* Hình thức thứ nhất: Hình thức bổ nhiệm CBQL, căn cứ vào phiếu giới thiệu tín nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị có chức danh cần bổ nhiệm.

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện qui hoạch, chuẩn bị phiếu

thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của tỉnh (mẫu này được in sẵn).

Bước 2: Sở GD&ĐT thực hiện qui trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự

bằng cách tổ chức hội nghị gồm toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm chức danh CBQL,cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín.

Bước 3: Căn cứ vào kết quả lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm tại đơn vị,

Lãnh đạo sở GD&ĐT dự kiến nhân sự bổ nhiện, tổ chức lấy ý kiến của Lãnh đạo các phòng chức năng cơ quan sở, thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

Bước 4: Sở GD&ĐT thực hiện hiệp y nhân sự với Huyện ủy (Thành ủy)

mà trường đóng trên địa bàn.

Bước 5: Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm nhân sự.

- Trong công tác bổ nhiệm CBQL cần tránh những yếu tố tâm lý tác động như: Chủ quan, phiến diện, vị thân quen, cảm tình cá nhân hoặc ích kỷ. Khơng nên coi vấn đề đề bạt, bổ nhiệm là một hình thức “ban ơn”, thưởng công. Bác Hồ đã từng chỉ ra những thiếu sót cần tránh về tâm lý khi lựa chọn CB:

+ Ham dùng người bà con, anh em, quen biết, bầu bạn, cho họ là tin tưởng chắc chắn hơn người khác.

+ Ham dùng những kẻ nịnh hót mình, và tránh những người chính trực. + Ham dùng những người tính tình hợp với mình mà tránh những người khơng hợp với mình.

* Hình thức thứ hai: Tổ chức thi tuyển hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THPT.

Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong công tác cán bộ, chúng ta cần thừa nhận công tác cạnh tranh để lựa chọn nhân tài, để bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ xứng đánh nhất, ưu tú nhất. Ở đây, cạnh tranh chủ yếu là thơng

qua hình thức đánh giá kết quả, thành tích cơng tác của nhân sự, coi trọng hiệu quả hoạt động thực tiễn, cần tạo điều kiện cơ hội cho cán bộ giáo viên thăng tiến bằng thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý ở các trường THPT trọng điểm, tạo ra những “sân chơi" mở rộng, công bằng để tuyển chọn nhân tài, nâng cao chất lượng của công tác qui hoạch- đào tạo, bố trí sử dụng và quản lý cán bộ, cơng chức viên chức.

Qui trình thực hiện thi tuyển như sau:

- Sở GD&ĐT xây dựng đề án thi tuyển các chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, trình UBND tỉnh phê duyệt (mỗi huyện thành phố chọn 01 trường THPT trọng điểm để tổ chức thi tuyển các chức danh CBQL).

- Thành lập hội đồng thi tuyển để thực hiện các nhiệm vụ. + Xây dựng thông báo tuyển sinh.

+ Hướng dẫn qui định thể lệ hồ sơ.

+ Tổ chức ra đề thi và xây dựng các tiêu trí chấm.

+ Thành lập ban coi thi, chấm thi; tổ chức coi thi, chấm thi. + Niêm yết danh sách người dự thi và công bố kết quả.

+ Giám đốc sở GD&ĐT phê duyệt kết quả của hội đồng thi tuyển; ra quyết định bổ nhiệm những người trúng tuyển.

(2). Thực hiện việc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý.

- Trong nhà trường, nếu lãnh đạo nhà trường cứ giữ nguyên mãi không thay đổi trong khi năng lực QL yếu thì sẽ gây tai hại lớn và kìm hãm sự phát triển của nhà trường. Đồng thời, nếu cứ để như vậy sẽ khơng kích thích được tính tích cực, năng động của CBQL, mặt khác sẽ làm cho CBQL trì trệ và bảo thủ. Chính vì vậy cần phải thực hiện chế độ bổ nhiệm có kỳ hạn và chú ý công tác luân chuyển CBQL một cách hợp lý.

Đối với CBQL nói chung, CBQL trường THPT nói riêng cần được tiến hành bổ nhiệm có kỳ hạn, mỗi kỳ hạn là 5 năm. Hết thời hạn bổ nhiệm, cần phải xem xét để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Việc xem xét bổ nhiệm lại cần được tiến hành khách quan, vô tư và căn cứ vào kết quả lãnh đạo đơn vị của công chức lãnh đạo.

- Nếu CBQL trường THPT hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhà trường đạt được nhiều thành tích và có xu hướng phát triển tốt thì Ban Giám đốc Sở GD&ĐT theo phân cấp sẽ trực tiếp xem xét theo quy trình bổ nhiệm và có thể bổ nhiệm lại CBQL một nhiệm kỳ nữa.

Trường hợp CBQL trường THPT có biểu hiện yếu kém, có nhiều dư luận khơng tốt về họ và khơng được quần chúng tín nhiệm thì cần phải tiến hành đầy đủ quy trình bổ nhiệm lại. Nếu kết quả tín nhiệm thấp, năng lực yếu, cần miễn nhiệm công chức lãnh đạo trên.

Trong thời hạn đảm nhiệm chức vụ, người nào vì lý do sức khỏe và hồn cảnh cá nhân thì sẽ được miễn chức; người nào khơng hồn thành nhiệm vụ, có sai phạm, uy tín giảm sút, thì tùy theo mức độ mà bị nhiễm, hoặc xử lý kỷ luật cách chức.

- Cần phải thực hiện tốt công tác luân chuyển CB theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII. Tại Điều lệ trường học cũng chỉ rõ: “Trường học có một Hiệu trưởng và từ 01 đến 03 Phó hiệu trưởng theo nhiệm kỳ 05 năm (60 tháng). Thời gian đảm nhận chức vụ này là không quá 02 nhiệm kỳ ở một trường trung học" [14].

Do đặc thù của ngành GD&ĐT việc luân chuyển CB phải cân nhắc kỹ lưỡng và tiến hành thận trọng. Tuy vậy, cần sớm xem xét, luân chuyển đối tượng CBQL đã đảm nhiệm trên 02 nhiệm kỳ tại một trường trung học như hiện nay.

3.2.3.3. Quy trình thực hiện biện pháp

- Công tác xây dựng kế hoạch bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL, theo phân cấp QL là do Sở GD&ĐT trực tiếp chủ trì, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

- Căn cứ thực trạng đội ngũ CBQL, mỗi năm cần tiến hành bổ nhiệm mới và bổ nhiệm lại từ 10 đến 12 người, đồng thời luân chuyển CBQL một cách phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch về thời gian, số lượng, cách tiến hành. Tổ chức:

- Phân công trong lãnh đạo sở phụ trách theo dõi, tiến hành công tác lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL theo địa bàn cụ thể (trên cơ sở kế hoạch chung).

- Bộ phận tổ chức CB thông báo số lượng CBQL cần bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và lịch họp công khai với các trường THPT về công tác CB.

- Tiến hành cơng tác CB theo quy trình. Lãnh đạo:

- Ban lãnh đạo sở thường xuyên quan tâm, đôn đốc, trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác CB.

- Hiệu trưởng nhà trường cần quán triệt trong Hội đồng sư phạm công tác xây dựng và phát triển đội ngũ GV, vì đây là cơ sở để lựa chọn, bồi dưỡng CBQL.

Kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra về công tác đánh giá, xếp loại CBQL và GV cuối mỗi năm học để có cơ sở lựa chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển CBQL.

- Kiểm tra quy trình về cơng tác CB ở các đơn vị trực thuộc sở (trường THPT).

- Rà soát, đối chiếu quy hoạch CBQL để bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.

3.2.4. Đổi mới giám sát, kiểm tra, thanh tra, đối với CBQL trường THPT

3.2.4.1. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp

Giám sát, kiểm tra, thanh tra có vai trò rất quan trọng trong QLGD. Hệ thống lý luận và thực tiễn QL đã khẳng định: Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh

đạo mà khơng kiểm tra thì coi như khơng có lãnh đạo. Thanh tra, kiểm tra nhằm tìm hiểu xem các quyết định được thực hiện như thế nào, phát hiện kịp thời những trục trặc, trì trệ và các nguyên nhân để sớm đưa ra những biện pháp, những quyết định khắc phục nhằm thực hiện kế hoạch đề ra. Mặt khác, phát hiện các mối liên hệ ngược về hiệu quả của sự tác động để điều chỉnh nội dung, phương pháp, kế hoạch tạo ra khả năng thực thi phương pháp tốt hơn. Thanh tra, kiểm tra còn nhằm tác động đến hành vi của người CBQL, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ. Qua đó để động viên khuyến khích tích cực, sáng tạo của người CBQL nhằm đưa hệ vận hành đạt mục tiêu tốt hơn.

Cần chú ý, hoạt động thanh tra, kiểm tra phải đi liền với đánh giá.

Thanh tra, kiểm tra mà khơng có đánh giá thì coi như khơng có thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra nhằm chỉ ra ưu khuyết điểm trong hoạt động GD&ĐT, trong hoạt động dạy và học, trong quá trình lãnh đạo của người CBQL để giúp cho thầy trò khẳng định lao động của mình. Từ đó tìm ra những kinh nghiệm giúp cho họ có quyết định đúng đắn khách quan, đảm bảo cho QL có hiệu quả.

Thơng qua thanh tra, kiểm tra cơ quan QL cấp trên có thể đánh giá đúng đắn hơn đội ngũ CBQL để từ đó giúp cho quy trình bổ nhiệm lại CBQL được chính xác và khách quan hơn.

Vì vậy giám sát, kiểm tra, thanh tra cịn tính khả thi góp phần thiết thực xây dựng đội ngũ CBQL trường THPT ngày một tốt hơn.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra thể hiện tư tưởng chủ động nhất. Nó gắn liền với các hoạt động của nhà trường THPT.

- Sở GD&ĐT cần có kế hoạch thanh tra thường xuyên các trường THPT, mỗi năm ít nhất 1 lần. Mỗi khi thanh tra phải có:

+ Quyết định thành lập đoàn thanh tra.

+ Nội dung thanh tra: Thanh tra toàn diện nhà trường, thanh tra công tác QL đơn vị, thanh tra các hoạt động sư phạm của GV, việc thực hiện chế độ chính sách và các nội dung khác (nếu có).

+ Thời gian thanh tra.

+ Các yêu cầu chuẩn bị của nhà trường cho đoàn thanh tra.

- CBQL trường THPT phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên các hoạt động của nhà trường (kiểm tra nội bộ trường học).

(2). Thanh tra, kiểm tra định kỳ

Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo chương trình, kế hoạch đã được xác định. Thông thường kiểm tra, kiểm tra định kỳ thường được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, kết thúc năm học.

(3). Thanh tra, kiểm tra bất thường (hay đột xuất)

Bên cạnh hai hình thức trên thì cần phải có thanh tra, kiểm tra đột xuất. Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra cơ bản, quan trọng do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế địi hỏi.

Cần chú ý vận dụng linh hoạt ba hình thức thanh tra, kiểm tra đã nêu trên.

3.2.4.3. Quy trình thực hiện

* Để phát triển đội ngũ CBQL trường THPT tỉnh Lạng Sơn ngày càng

tốt hơn, cần phải đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra. Cụ thể là:

- Củng cố, kiện toàn bộ phận thanh tra Sở và đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực. Phải gắn công tác thanh tra, kiểm tra với việc đánh giá đơn vị và đội ngũ CBQL. Từ đó là cơ sở để làm tốt công tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình, bài bản đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, cơng tâm, khách quan và hiệu quả.

- Phải có hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ.

* Làm tốt cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ

- Thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, thủ tục, quy chế QLCB Đảng viên, kỷ luật phát ngơn, quan hệ với người nước ngồi, bảo vệ tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước, quy chế cử CB đi thăm quan, đi học, đi cơng tác và tiếp xúc với người nước ngồi.

- Cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của toàn Đảng, trước hết là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, của Ban Giám đốc Sở, đồng thời là trách nhiệm của mỗi CB Đảng viên. Đối với tỉnh miền núi biên giới như Lạng Sơn, cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ cũng là một nội dung biện pháp cần quan tâm để xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL nói chung, CBQL trường THPT nói riêng trong giai đoạn mới.

3.2.5. Thực hiện và xây dựng chế độ chính sách đối với CBQL trường THPT THPT

Để thấy được chính sách chế độ đối với CBQL trong mối liên hệ với chính sách chế độ đối với GV trường THPT; biện pháp này được đề xuất bao gồm cả việc thực hiện và phát triển chính sách đối với GV nói chung và CBQL trường THPT nói riêng.

3.2.5.1. Mục tiêu, ý nghĩa biện pháp

Thực sự coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ:

“Nhận thức sâu sắc GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đầu tư cho GD&ĐT là đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)