Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và tính cần thiết của công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong lãnh đạo và giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ hà nội giai đoạn 2011 2015 (Trang 79 - 82)

của công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong lãnh đạo và giảng viên toàn trường

3.4.1.1. Mục tiêu

Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên phải được lãnh đạo nhà trường từ Hội đồng Quản trị, Ban Giám Hiệu, Đảng ủy, Trưởng các phịng, khoa, đến GV ở các bộ mơn ln ý thức đó là nhu cầu, là trách nhiệm, là uy tín của đội ngũ giảng viên và là uy tín, thương hiệu của nhà trường trong công tác thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng cho các doanh nghiệp, cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

73

Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên trong nhà trường có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt đối với trường ngồi cơng lập như nhà trường, nó là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển nhà trường trong trương lai, nhất là trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, để khẳng định uy tín, thượng hiệu và trách nhiệm của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội trước xã hội.

3.4.1.2. Nội dung thực hiện

Để làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trị to lớn của cơng việc xây dựng và phát triển chất lượng đội ngũ giảng viên trong tập thể CB, GV, NV toàn trường cần thực hiện các nội dung sau:

Hội Đồng quản trị, Ban Giám hiệu căn cứ vào điều kiện thực tế từ đó bàn xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường được thể hiện qua nghị quyết HĐQT và các kế hoạch trong năm, kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể của nhà trường.

Triển khai các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong toàn trường một cách triện để.

Triển khai nghị quyết, kế hoạch của Hội đồng quản trị nhà trường, Ban Giám hiệu về công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường.

Thường xuyên tổng hợp và cung cấp các thông tin phản hồi từ phía HSSV về chất lượng giảng dạy và quản lý lớp của GV về các khoa, tổ môn và trong các buổi họp giao ban trong lãnh đạo nhà trường.

3.4.1.3. Phương pháp thực hiện

Công tác tuyên truyền trong nhận thức về phát triển đội ngũ giảng viên trong tập thể GV để đạt hiệu quả cao cần triển khai thực hiện như sau:

Trong hội nghị cán bộ, nhân viên hằng năm ở các cấp, vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên cần được đưa ra thảo luận, đi đến thống

74

nhất, nhận thức được sự cần thiết, nhu cầu khách quan của công tác nâng cao chất lượng GV và đề ra chỉ tiêu cho từng bộ mơn, khoa, từng phịng.

Tổ chức các buổi hội thảo khoa học theo bộ môn, giao cho trưởng khoa, trưởng bộ mơn và các GV có trình độ cao, có kinh nghiệm trình bày, hướng dẫn trong hội thảo, qua đó khuyến khích, động viên các GV trẻ, GV cịn có hạn chế về chun mơn, nghiệp vụ đi học tập nâng cao. Bên cạnh đó các bộ môn căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ nhà trường giao, tổ chức họp, bàn bạc, thống nhất các ý kiến từ đó đề xuất cấp trên tạo điều kiện cho GV đi học tập nâng cao những mặt còn đang hạn chế để đảm bảo chất lượng trong công tác.

Lãnh đạo các cấp và các phòng, khoa trong trường phải luôn coi trọng nhiệm vụ phát triển đội ngũ giảng viên và là trách nhiệm, là nghĩa vụ chung không của riêng ai và luôn thể hiện tấm gương về phẩm chất đạo đức, ý thức học tập cũng như sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình với các GV trẻ mới vào nghề.

Tập thể lãnh đạo các cấp trong trường là khối thống nhất, kết hợp chặt chẽ với nhau về tư tưởng và hành động trong công tác phát triển đội ngũ giảng viên.

3.4.1.4. Điều kiện thực hiện

Công tác nâng cao nhận thức cho các thành viên trong nhà trường về công tác phát triển GV là yếu tố quan trọng, bước tiếp theo để thực hiện được công tác phát triển đội ngũ giảng viên là cần nắm chính xác những hoạt động và sự biến động của đội ngũ giảng viên hiện tại và nhu cầu của tương lai, qua đó lập kế hoạch cụ thể, chi tiết hàng năm và đến năm 2015, cũng như dự báo định hướng phát triển đến năm 2020; dựa vào số GV dự kiến tuyển mới hàng năm và trình độ thực tế của đội ngũ giảng viên cần đào tạo lại, cần bồi dưỡng để quy hoạch số lượng GV cần thiết cử đi học tập nâng cao ở mỗi năm; đảm bảo từ nay đến năm 2015 có được đội ngũ GV đủ về số lượng đồng bộ về cơ

75

cấu và đảm bảo chất lượng đám ứng được nhiệm vụ cơng tác. Vì đây là yếu tố quyết định sự sinh tồn của nhà trường, do đó cần phải được quan tâm thực hiện thường xuyên, một cách thiết thực, biến nhận thức thành hành động cụ thể của từng GV, từng bộ mơn, từng phịng, khoa trong nhà trường.

Cần có các hình thức động viên, nêu danh, khen thưởng trong cơng tác thi đua, khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho sự phấn đấu học tập đối với các GV có thành tích trong học tập và giảng dạy. Song cũng cần có các biện pháp xử lý kiên quyết đối với các cá nhân, tổ chức không nhận thức đầy đủ ý nghĩa, vai trị của cơng tác phát triển đội ngũ giảng viên, dẫn đến không chấp hành yêu cầu phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường cao đẳng công nghệ hà nội giai đoạn 2011 2015 (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)