giảng viên trong nhà trường phù hợp với thực tiễn và định hướng phát triển nhà trường đến năm 2015
3.4.2.1. Mục tiêu
Hoàn thiện qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Vì vậy, cơng việc lập kế hoạch, quy hoạch nhằm tạo ra cơ sở là điều kiện tiên quyết cần thiết nhằm đảm bảo cho đội ngũ giảng viên của trường phát triển ổ định, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trước mắt và cả nhiệm vụ cho chiến lượng phát triển lâu dài của nhà trường.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên còn giúp nhà trường thực hiện tốt chức năng quản lý nguồn nhân lực trong trường.
Mục tiêu của công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nhằm đảm bảo cho đội ngũ phát triển đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, chất lượng được củng cố và nâng cao để đáp ứng nhiệm vụ đào tạo của nhà trường.
76
Về số lượng: phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và cân đối số lượng GV ở các bộ mơn, hạn chế tình trạng thừa ở tổ mơn này, nhưng lại thiếu ở tổ môn khác, dẫn đến tình trạng có GV dạy vượt giờ tiêu chuẩn q nhiều hoặc ngược lại có GV phải dạy thêm mơn để đủ giờ theo quy định. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
Về chất lượng: trong thời gian tới tất cả GV đều đạt chuẩn, tăng số lượng GV cơ hữu có trình độ sau đại học, chú trọng cơng tác mời nhiều GV có học hàm, học vị cao về hợp tác giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm để cho các GV trẻ có cơ hội học tập.
Cơ cấu: phải đảm bảo cân đối về đội tuổi, giới tính, cơ cấu chun mơn và trình độ đào tạo.
Trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, việc tuyển chọ và bổ sung mới GV vào đội ngũ có vai trị hết sức quan trọng. Nếu tuyển chọn và bổ sung GV mới không đảm bảo chuẩn, không đúng đối đối tượng nhà trường đang cần thì chỉ làm cho số lượng GV tăng lên nhưng chất lượng thì khơng được khơng tăng, thậm trí cịn giảm sút. Vì vậy, mục tiêu của việc tuyển chọn, bổ sung thêm GV là nhằm làm cho đội ngũ giảng viên của trường đủ về số lượng, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời phải đảm bảo sự cân đối về cơ cấu, độ tuổi, giới tính để nhằm đảm bảo cho những yêu cầu về trước mắt và lâu dài cho sự nghiệp phát triển nhà trường.
3.4.2.2. Nội dung thực hiện
Để công tác qui hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên có cơ sở thực hiện, cần có: thống kê số lượng giảng viên hiện tại của Trường, dự báo sự phát triển về qui mơ, ngành nghề đào tạo từ đó căn cứ theo định mức để dự báo số lượng GV cần bổ sung. Công việc lập quy hoạch, lập kế hoạch phát tiển đội ngũ giảng viên của trường được thể hiện qua các nội dung sau:
77
Về số lượng giảng viên: đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất trong cơ cấu đội ngũ. Đội ngũ GV là lực lượng nòng cốt, quyết định chất lượng và chiến lược phát triển nhà trường. Vì vậy phải xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên cụ thể, chi tiết cho từng năm, từng giai đoạn. Trong q trình quy hoạch ln phải đảm bảo tính cân đối, hợp lý của đội ngũ để đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như cho tương lai phát triển của nhà trường sao cho luôn ổn định để phát triển.
Về cơ cấu: cơ cấu đội ngũ được đề cập đến 2 lĩnh vực đó là cơ cấu về độ tuổi và cơ cấu về giới tính của đội ngũ giảng viên. Trong tổ chức là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển đội ngũ giảng viên. Cơ cấu về độ tuổi cho thấy sự giao thoa, sự kế thừa trình độ chun mơ cũng như kinh nghiệm trong công tác và đặc biệt quan trọng là sự kế cận trong đội ngũ, cơ cấu về giới thể hiện sự tương tác, gắn kết, tương hỗ lẫn nhau, cân bằng về tâm sinh lý trong giao tiếp cũng như công việc. Việc quy hoạch cân đối về độ tuổi, phù hợp và hài hòa về giới sẽ giúp “bức tranh” đội ngũ giảng viên sinh động và có sức sống mãnh liệt.
Kế hoạch hóa nhu cầu phát triển đội ngũ giảng viên dựa trên kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đến giai đoại 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
Rà soát, kiểm tra, đánh giá lại thực tế đội ngũ giảng viên hiện có để cân đối và bố trí sắp xếp, cần thiết cử đi đào tạo, bồi dưỡng GV một cách hợp lý và khoa học.
3.4.2.3. Phương pháp thực hiện
Căn cứ vào vào cam kế phát triển nhà trường giai đoạn 2 từ năm 2011 – 2016 khi thành lập trường, cũng như nghị quyết xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020. Từ đó kế hoạch quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường theo các bước sau:
78
Bước 1: Căn cứ vào kế hoạch phát triển nhà trường đến năm 2015 để lập kế hoạch xác định nhu cầu về GV đáp ứng giai đoạn.
Bước 2: Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên của trường, trong đó dự báo số GV nghỉ hưu, chuyển cơng tác, bổ nhiệm mới, đi học tập ..
Bước 3: So sánh giữa nhu cầu về GV và thực trạng GV hiện có để lập kế hoạch tuyển chọn hoặc thuyên chuyển, bồi dưỡng, đào tạo cho từng năm học cũng như cả giai đoạn.
Dự kiến định kỳ hằng năm và từng khoảng giai đoạn (2 năm một) tiến hành kiểm tra, đánh giá, tổng kế rút kinh nghiệm, đề xuất mới và đưa ra các khuyến nghị với lãnh đạo và HĐQT nhà trường để nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của trường.
- Đánh giá chính xác, khách quan, dân chủ đội ngũ giảng viên về mọi mặt.
- Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung. - Các đơn vị trong trường phải phối hợp chặt chẽ với nhau.
3.4.2.4. Điều kiện thực hiện
Công tác lập kế hoạch, quy hoạch giảng viên phụ thuộc trực tiếp vào số lượng HSSV và cơ cấu ngành nghề trong từng thời gian, giai đoạn cụ thể. Để cơng việc quy hoạch có hiệu quả trước hết Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường phải có dự báo tương đối chính xác về tầm nhìn và chiến lược cũng như xu thế pháp triển của nhà trường trong từng giai đoạn.
Kết quả phân tích, đánh giá, phân loại chất lượng giáo viên hàng năm phải khách quan, chính xác và trung thực.
Ban Giám hiệu, HĐQT nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên, chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên. Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể về việc
79
đầu tư kinh phí cho công tác phát triển đội ngũ giảng viên một cách tương xứng.