Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 31)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới q trình đơ thị hóa ở Vĩnh Phúc

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa hình địa mạo

Vĩnh Phúc có 3 miền địa hình là: đồng bằng, trung du và miền núi. Phía Bắc của tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.435m. Phía Tây và Nam được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên địa thế thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

- Vùng đồi núi: tập trung ở phía Bắc của tỉnh, vùng núi có diện tích tự nhiên khoảng 65.300 ha, bao gồm các dãy núi cao từ 300 - 1500m chạy theo hướng đông bắc - tây nam, tập trung ở các huyện Lập Thạch, Sơng Lơ, Tam Đảo, Bình Xun. Nhiều khu vực có địa hình cùng với yếu tố khí hậu thuận lợi, danh lam thắng cảnh đã tạo nên tiềm năng du lịch lớn như Tam Đảo, Tây Thiên. Tuy nhiên, địa hình phức tạp cũng gây ra những khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.

- Vùng trung du: tiếp giáp với vùng núi, chạy dài từ tây bắc xuống đông nam. Đây là vùng đồi núi nhấp nhơ, lượn sóng với diện tích khoảng gần 25.000 ha, chiếm phần lớn diện tích của các huyên Tam Dương, Bình Xuyên, và một số xã của lập Thạch.

- Vùng đồng bằng: có diện tích khoảng trên 20.000 ha, gồm hai tiểu vùng phù sa cũ và mới tập trung ở các huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường. Đây là khu vực có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc thấp, khơng những thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mà cịn là nơi dân cư tập trung đơng, giao thông thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển hơn miền núi, việc hình thành các khu công nghiệp tập trung cũng thuận lợi hơn nhiều.

Đánh giá điều kiện địa hình liên quan đến chọn đất xây dựng đơ thị:

Địa hình của Vĩnh Phúc có sự phân biệt 3 vùng khá rõ rệt, đó là điều kiện thuận lợi cho phép tỉnh phát triển kinh tế - xã hội đa dạng: vùng đồng bằng, vùng

trung du thuận lợi để hình thành các khu công nghiệp tập trung, đô thị và phát triển nơng nghiệp; vùng núi thì phát triển kinh tế đồi rừng, du lịch nghỉ dưỡng.

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ cao như hiện nay, mọi vấn đề có thể giải quyết nhờ cơng nghệ đã làm mọi thứ thay đổi, cũng khơng thể phủ nhận sự phân bố địa hình có mối liên hệ mật thiết với sự phân bố mạng lưới giao thông, các khu vực sản xuất kinh doanh, cũng như các khu vực quần cư. Những khu vực thuận lợi cho việc di chuyển, sản xuất hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, xây dựng các khu cơng nghiệp, các trung tâm dịch vụ, nơi đó tập trung đơng dân cư. Do vậy, những vùng đồng bằng rộng lớn là nơi tập trung nhiều đô thị là một điều dễ hiểu. Phần lớn các đô thị Vĩnh Phúc tập trung trên các tuyến giao thông huyết mạch ở những vùng đồng bằng cũng không trái với quy luật phân bố đô thị ở Việt Nam và các nước trên thế giới.

2.1.2.2 Tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất

Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, diện tích đất đai trong tỉnh có nhiều biến động, do việc tách lập và điều chỉnh ranh giới hành chính. Và biến động về đất đai nổi bật nhất của tỉnh trong thời gian gần đây là việc điều chỉnh ranh giới hành chính tỉnh. Kể từ ngày 01/8/2008 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội, trong đó lấy huyện Mê Linh về thủ đơ Hà Nội thì tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh cịn lại là 123.650,05 ha, giảm 13.690,91 ha so với trước đó.

Tài nguyên đất của tỉnh bao gồm có 2 nhóm đất chính là đất phù sa và đất trung du đồi núi thấp, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Vĩnh Phúc phát triển được cả nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đơ thị. Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu sử dụng đất của Vĩnh Phúc đã có nhiều biến động trong những năm qua. Vĩnh Phúc đi lên từ một tỉnh thuần nơng nên diện tích nhóm đất nơng nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Năm 2010, diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh là 86,7 nghìn ha; đất phi nơng nghiệp là 34,8 nghìn ha và đất chưa sử dụng có khoảng gần 2,2 nghìn ha, tương ứng với cơ cấu sử dụng như trong biểu đồ bên dưới.

Tuy tỉ lệ diện tích đất nơng nghiệp cịn lớn, nhưng trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ lệ đất nông nghiệp, tăng tỉ lệ đất phi nơng nghiệp, trong đó chủ yếu là tăng đất công nghiệp, dịch vụ. Điều này cho thấy, q trình đơ thị hố và mở rộng mạng lưới đơ thị trong tỉnh đã khiến cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đây cũng là bức tranh chung của q trình đơ thị hố và phát triển mạng lưới đô thị ở nước ta hiện nay.

Nơi có q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất mạnh mẽ nhất là thành phố Vĩnh Yên. Tỉ lệ đất phi nông nghiệp của thành phố cao nhất trong tỉnh lên tới 54,3%. Đây là nơi phân bố tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ quan hành chính, trường học. Các huyện có tỉ lệ đất phi nông nghiệp cao hơn mức chung của tồn tỉnh thường là các địa phương có mật độ dân số cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn các huyện cịn lại. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra nhanh chóng hơn cả là ở các khu vực ven đơ thị lớn thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên; dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các khu vực trung tâm huyện lỵ.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên toàn tỉnh và các huyện năm 2010

(Đơn vị: %) TT Huyện, thị Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 1 TP. Vĩnh Yên 44,6 54,3 1,1 2 TX. Phúc Yên 69,4 29,1 1,5 3 Lập Thạch 73,4 22,6 4,0 4 Tam Dương 65,4 34,3 0,3 5 Tam Đảo 80,6 19,0 0,4 6 Bình Xuyên 69,3 30,1 0,6 7 Yên Lạc 69,3 30,4 0,3 8 Vĩnh Tường 64,9 35,1 0 9 Sông Lơ 68,8 24,6 6,6 10 Tồn tỉnh 70,1 28,1 1,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 2010)

2.1.2.3. Sơng ngịi

Mạng lưới thuỷ văn của tỉnh khá phong phú, với hệ thống sông suối, ao hồ rộng khắp trên địa bàn tỉnh như sông Hồng, sông Lô, sông Cà Lồ, sơng Phó Đáy,... hồ lớn như Đại Lải, Đầm Vạc, Thanh Lanh, Vân Trục,... Đây không chỉ là nguồn cung cấp nước quan trọng cho tưới tiêu nơng nghiệp trên địa bàn tỉnh mà cịn cung cấp nước phục vụ cho các khu công nghiệp, các khu dân cư đô thị.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chế độ nước có sự phân hố theo hai mùa mưa và mùa khô, chất lượng nước sinh hoạt chưa đảm bảo, vấn đề xử lý nước thải chưa triệt để nên gây hại trở lại cho nguồn nước.

Không phải vô cớ mà hầu hết các đô thị lớn trên thế giới cũng như Việt Nam đều gắn liền với những con sơng lớn, nổi tiếng. Sơng, hồ khơng chỉ đóng vai trị là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người từ xa xưa đến nay mà còn là nơi phát triển nhiều ngành nghề thủy sản, du lịch. Các đồng bằng phù sa rộng lớn bên cạnh các con sông màu mỡ đã trở thành nơi lý tưởng cho dân cư quần tụ với nhau. Đó là nền tảng có việc hình thành các đơ thị lớn hiện nay.

2.1.2.4. Tài nguyên du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhờ những thế mạng nổi bật về tài nguyên du lịch tự nhiên. Cảnh quan thiên nhiên đẹp với rừng nguyên sinh, vườn quốc gia Tam Đảo; sông suối, ao hồ đẹp như Đại Lải, Đầm Vạc,... là những thuận lợi để hình thành nên các đơ thị du lịch. Tỉnh lại có vị trí thuận lợi nằm trong quy hoạch tổng thể về du lịch của vùng Bắc Bộ, đặc biệt là có các tuyến du lịch bằng đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên:

- So với nhiều tỉnh thành trong vùng, Vĩnh Phúc là một tỉnh tương đối nghèo về tài ngun nên cơng nghiệp khai thác ít có điều kiện phát triển, chỉ có tiềm năng phát triển cơng nghiệp vật liệu xây dựng như sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi, sản xuất đá xây dựng và cao lanh.

- Tỉnh còn nhiều quỹ đất đai cho phát triển công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp tập trung phát triển đơ thị,... do tỉnh có vị trí địa lí thuận lợi: gần các trục đường giao thông, gần thủ đô Hà Nội và các trung tâm kinh tế phát triển của miền Bắc.

- Tỉnh có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, vùng tiểu khí hậu, các di tích lịch sử và văn hố thuận lợi cho khai thác và phát triển du lịch - dịch vụ.

- Trữ lượng nước ngầm trong tỉnh không lớn, chất lượng không cao. Nguồn nước mặt phụ thuộc vào tự nhiên, chưa có điều tiết hiệu quả, tiềm năng chưa được khai thác.

2.1.3. Các yếu tố và điều kiện xã hội 2.1.3.1. Yếu tố dân cư 2.1.3.1. Yếu tố dân cư

- Quy mô dân số Vĩnh Phúc trong những năm gần đây có sự biến động, do việc điều chỉnh địa giới hành chính. Dân số năm 2010 của tỉnh là 1.008.337 người (chiếm 1,2% tổng dân số cả nước), mật độ dân số trung bình là 819 người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chung toàn tỉnh là 1,36% (năm 2010). Đây là mức gia tăng dân số tương đối cao so với các tỉnh thành khác trong vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội là 1,23%; Hải Phòng 1,05%; Hà Nam 0,78%; Hải Dương 0,98%; Thái Bình 0,87%,...

Bảng 2.2. Các quá trình gia tăng dân số của tỉnh Vĩnh Phúc thời kì 2008 - 2010 thời kì 2008 - 2010 Năm Tỉ lệ sinh (0/00) Tỉ lệ chết (0/00) Gia tăng tự nhiên (%) Gia tăng cơ học (%) Chung (%) 2008 19,00 4,08 1,49 -0,29 1,20 2009 18,49 4,36 1,41 -0,20 1,21 2010 18,14 4,59 1,36 -0,24 1,12

(Nguồn: Niên giám thống kế Vĩnh Phúc 2010)

Trong những năm gần đây, gia tăng dân số của Vĩnh Phúc có xu hướng giảm dần. Tỉ lệ sinh đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: 18,140

/00, tổng tỷ suất sinh (số con/ phụ nữ) là 2,06 và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Vĩnh Phúc vẫn khá cao là 14,4% (năm 2010). Các chỉ tiêu trên của tỉnh đều cao hơn so với trung bình cả nước và vùng đồng bằng sơng Hồng. Do đó, tốc độ gia tăng dân số của Vĩnh Phúc luôn ở mức cao. Giữa hai khu vực thành thị và nơng thơn có sự khác nhau.

Tỉ lệ gia tăng cơ học của tỉnh trong nhiều năm liền ln âm. Điều đó cho thấy Vĩnh Phúc là một tỉnh có số người chuyển đi nhiều hơn chuyển đến hay là tỉnh thuộc diện xuất cư. Trong vùng đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc là một tỉnh xuất cư ở mức độ trung bình, xếp sau các tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định.

Bảng 2.3. Số lượng người di cư trong nước của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

Đặc điểm

Di cư trong huyện DC giữa các huyện DC giữa các tỉnh

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng

Số lượng

Người di cư 1982 8320 10302 5439 8892 14331 9691 10687 20378 Tỉ lệ người

di cư (%) 0,4 1,8 1,1 1,2 1,9 1,6 2,2 2,3 2,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

Xét mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học trong cơ cấu dân số tăng lên của tỉnh, ta thấy rằng sự tăng lên của dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như tăng dân số ở khu vực thành thị của tỉnh, đều có sự đóng góp của gia tăng tự nhiên là chủ yếu.

- Vĩnh Phúc có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ trọng dân số ở độ tuổi từ 15 - 64 tuổi chiếm 68,5% dân số toàn tỉnh, tạo nên nguồn lao động dồi dào. Đặc điểm cho phép Vĩnh Phúc có được lợi thế lớn trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là, khi chất lượng dân số và nguồn lao động trong tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Vĩnh Phúc đạt gần 51% năm 2010.

2.1.3.2. Lịch sử phát triển đô thị và điều chỉnh ranh giới địa chính, thành lập các đơn vị hành chính mới của tỉnh các đơn vị hành chính mới của tỉnh

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, thời dựng nước người Việt cổ đã sớm đến định cư và sinh sống ở đây và trở thành trung tâm của nước Văn Lang. Qua các di tích khảo cổ ở Lũng Hồ (Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc) và nhiều địa phương khác trong tỉnh đã khẳng định từ 3.500 năm về trước, người Việt cổ ở Vĩnh Phúc đã biết trồng lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trước những biến động lớn như chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, chính sách đồng hố của phong kiến phương Bắc, chính sách phong hầu, kiến ấp của các triều đại phong kiến và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,... Vĩnh Phúc lại là một tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nhiều so với các địa phương xung quanh, do vật thu hút ngày càng đông dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/02/1950, trên cơ sở hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên

là 1.715 km2, dân số 47 vạn người. Từ khi tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đến nay có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính:

- Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957 lại trở lại tỉnh Thái Nguyên.

- Tháng 6/1957 thị trấn Bạch Hạc và tháng 7/1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

- Tháng 6/1961 huyện Đông Anh, xã Kim Chung, huyện n Lãng, thơn Đồi xã Phù Lỗ huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

- Tháng 2/1968 tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, tháng 10/1977 các huyện trong tỉnh hợp nhất thành huyện lớn.

- Tháng 11/1996 Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra Nghị định tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thực hiện Nghị quyết trên, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997.

- Tháng 9/1998 huyện Tam Đảo tách thánh 2 huyện Tam Dương và Bình Xun. Ngày 09/12/2003 Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.

- Ngày 01/12/2006 Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ngày 01/08/2008 huyện Mê Linh được nhập về Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về mở rộng Thủ đô.

- Tháng 1/2009, Chính phủ ra Nghị định số 09/NĐ-CP thành lập huyện Sông Lô trên cơ sở chia tách huyện Lập Thạch cũ.

Q trình hình thành và phát triển đơ thị trong tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng lớn bởi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Lịch sử định cư và phát triển đô thị của Vĩnh Phúc mang những nét đặc trưng của Đồng bằng sông Hồng như là: nơi tập trung dân sớm trong lịch sử dân tộc, nhưng sự phát triển đơ thị lại chịu sự kìm hãm của chế độ phong kiến và Pháp thuộc. Bởi vậy, đơ thị hố và mạng lưới đơ thị của tỉnh có những nét tương đồng với vùng là tỉ lệ đơ thị hố thấp hơn mức trung bình cả nước, mật độ đô thị cao, khoảng cách đô thị thấp.

2.1.4. Hệ thống chính sách phát triển đơ thị và quy hoạch, quản lí đơ thị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)