Hạ tầng xã hội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 48 - 49)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.2.4.3.Hạ tầng xã hội

2.2. Thực trạng đơ thị hố

2.2.4.3.Hạ tầng xã hội

- Dịch vụ cơng cộng:

Vĩnh Phúc đã hình thành mạng lưới kinh doanh thương nghiệp, khách sạn nhà hàng và dịch vụ. Năm 2010, tồn tỉnh hiện có khoảng 32,9 nghìn cơ sở kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng phục vụ cá nhân và cộng đồng.

Hệ thống chợ và các trung tâm thương mại quy mô nhỏ được phân bố đều trong các khu vực và điểm dân cư, chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu hàng ngày của người dân. Những trung tâm thương mại có quy mơ lớn, hiện đại, phạm vi phục vụ rộng hơn chỉ được bố trí tại thành phố Vĩnh Yên. Các khu thương mại lớn bao gồm: chợ Tổng, chợ Tam Dương, chợ Vĩnh Yên, Siêu thị Vimax, Siêu thị An Phú. Thị xã Phúc Yên có Chợ Phúc Yên.

- Văn hóa - Thơng tin - thể thao:

Tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm tới sự phát triển về đời sống tinh thần của người dân, nên trong những năm gần đây, tỉnh đã xây dựng và chỉnh trang nhiều cơng trình phục vụ nhu cầu văn hóa, thơng tin, thể thao của người dân.

Mạng Bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng các dịch vụ bưu chính cơ bản. Theo thống kê, đến năm 2008, tất cả các xã đã có điểm phục vụ, với 176 điểm phục vụ, trong đó có 27 bưu cục và 123 điểm bưu điện văn hoá xã. Bán kính phục vụ bình qn đạt 1,7 - 1,5 km/điểm, số dân bình quân được phục vụ bởi một bưu cục 5.764 người/1 bưu cục. Tồn tỉnh có 211 thùng thư được đặt ở tất cả các xã, phường, thị trấn.

Trên địa bàn tỉnh có nhà thi đấu, thư viện, đài phát thanh truyền hình, sân vận động,... Tại các đơ thị của các huyện cũng có đầy đủ các cơ sở phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

- Giáo dục - đào tạo:

Mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo của Vĩnh Phúc đã và đang phát triển ngày càng rộng và phân bố đều khắp các xã, thị trấn, đến tận thôn/bản trên địa bàn tất cả các huyện/thị trong tỉnh với hệ thống cơ sở trường, lớp và cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được cải thiện. Tồn tỉnh có 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 357 trường phổ thơng, trong đó có 36 trường trung học phổ thông, 145 trường trung học cơ sở và 174 trường tiểu học.

- Y tế - dân số:

Mạng lưới y tế trên địa bàn đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Tồn tỉnh có 15 bệnh viện, 30 phòng khám đa khoa khu vực và 138 trạm y tế xã, phường. Số giường bệnh tăng lên 3670 giường. Số cán bộ y tế là 3046 người, với 681 bác sĩ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 48 - 49)