Kinh tế đô thị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.2.3Kinh tế đô thị

2.2. Thực trạng đơ thị hố

2.2.3Kinh tế đô thị

- Tỉ trọng đóng góp GDP của khu vực đô thị trong nền kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc và tốc độ tăng trưởng kinh tế đơ thị:

Với tác động của q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố diễn ra mạnh mẽ đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đơ thị, tạo ra tỉ trọng đóng góp lớn trong cơ cấu GDP tồn tỉnh. Năm 2010, GDP của tồn tỉnh tính theo giá thực tế là 33.903 tỉ đồng. Tính bình qn trong giai đoạn 2006 - 2010, GDP của tỉnh tăng bình quân 18,2%/năm. Đây là mức tăng trưởng cao so với nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng.

Kinh tế Vĩnh Phúc có những bước phát triển không ngừng trong những năm qua, đó là kết quả của sự nỗ lực, tập trung nguồn lực, khai thác lợi thế cho phát triển kinh tế của cả 9 đơn vị hành chính trong tỉnh. Trong đó, nổi bật nhất là các đô thị trung tâm tỉnh. Các đô thị này đều là đầu mối, trung tâm kinh tế lớn, thu hút đầu tư cao tạo ra giá trị sản xuất lớn, cơ cấu ngành kinh tế đa dạng. Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường,... đều là những địa phương có mức tăng trưởng kinh tế cao đạt >20%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình qn tồn tỉnh. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, GDP của khu vực đô thị luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên, bởi đây là nơi tập trung các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với nhiều ngành công nghiệp chủ lực, có ưu thế phát triển nhanh như ơ tơ, xe máy, gạch ốp lát, may mặc,... Và các hoạt động dịch vụ đa dạng, ngày càng phát triển mạnh. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của hệ thống các đô thị trong tỉnh đối với sự phát triển kinh tế.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển các ngành kinh tế:

Với tác động lớn lao của q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố mang lại, cơ cấu kinh tế toàn tỉnh cũng như các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có sự chuyển biến theo hướng hiện đại hố.

Trong thời kỳ 2001 - 2005 cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh: tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng tăng 12,01 điểm (%) từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24% so với năm 2005) và năm 2008 giảm đôi chút xuống 57,50% sau đó tăng lên khoảng 59,72% năm 2010; khu vực dịch vụ có xu hướng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,25% năm 2008 sau đó tăng lên khoảng 26,82% vào năm 2010; trong khi tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm liên tục rất nhanh từ 28,94% năm

thấy cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên, tỷ trọng khu vực dịch vụ ít thay đổi.

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc là tương đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nước, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng đô thị

Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của Vĩnh Phúc trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là từ khi Vĩnh Yên được công nhận là thành phố đô thị loại III vào năm 2006. Các cơ sở kinh tế kĩ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội được chỉnh trang, xây dựng mới, tạo cơ sở để phát huy hơn nữa những lợi thế phát triển kinh tế đơ thị và kinh tế chung của tồn tỉnh.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 46 - 47)