Lao động đô thị

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.2.2.Lao động đô thị

2.2. Thực trạng đơ thị hố

2.2.2.Lao động đô thị

- Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp:

Từ khi tái lập tỉnh đến nay, cơ cấu lao động của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực. Tỉ lệ lao động nơng nghiệp liên tục giảm qua các năm, từ 87,1% xuống còn 55,8%, lao động phi nông nghiệp tăng từ 12,9% lên 44,2% (1999 - 2010). Đây là con số rất ấn tượng cho thấy những tác động tích cực, hiệu quả của q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hố và q trình đơ thị hố đang

diễn ra mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Với nhịp độ cao của quá trình đơ thị hố đã hướng sự tập trung dân cư vào các đô thị, đặc biệt là các đô thị trung tâm của tỉnh. Do đó, đây cũng là giai đoạn mạng lưới đô thị của Vĩnh Phúc phát triển mạnh, các đô thị lớn được nâng cấp và mở rộng hơn nữa.

- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động:

Năm 2010, số lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 611,14 nghìn người. Tỉ trọng lao động trong các ngành kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét, theo hướng mang lại năng suất lao động xã hội, hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ lao động phi nơng nghiệp của tỉnh vẫn cịn thấp hơn nhiều địa phương trong vùng Trọng điểm kinh tế Bắc Bộ như Hà Nội, Hải Phòng,.. Đây là biểu hiện của các tỉnh đang ở giai đoạn đầu cơng nghiệp hố - hiện đại hoá.

Cơ cấu lao động năm 2010 của tỉnh là: Lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ khá cao 55,8%; trong khi đó lao động của khu vực cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ lần lượt là 22,9% và 21,3%.

Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động Vĩnh Phúc giai đoạn 1999 - 2010 81.0 59.9 58.8 55.8 8.6 17.4 22.0 22.9 10.5 22.6 19.2 21.3 87.1 5.9 7.0 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1999 2002 2005 2008 2010 Dịch vụ CN-XD

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2010)

Lực lượng lao động phi nơng nghiệp của tỉnh có xu hướng tăng lên từ 12,9% (1999) lên 44,2% (2010). Nhưng tốc độ gia tăng vẫn chậm so với nhiều địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Sự gia tăng lao đông phi nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bình Xuyên,.. gắn với sự phát triển mở rộng của các khu công nghiệp.

Trong khu vực công nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 15.648 cơ sở sản xuất công nghiệp (năm 2010), đã thu hút được 77.578 lao động. Trong đó, lao động

tập trung nhiều nhất trong các ngành công nghiệp chế biến, như: Sản xuất các sản phẩm khoáng phi kim loại, sản xuất phương tiện vận tải, may mặc, thực phẩm đồ uống, giường tủ, bàn ghế,... Phân theo các địa phương trong tỉnh, thành phố Vĩnh n có lực lượng lao động cơng nghiệp đơng đảo nhất: 22.511 người, chiếm 29% số lao động công nghiệp toàn tỉnh. Lần lượt theo sau là thị xã Phúc n có 14.992 lao động và Bình Xun có 10.307 lao động cơng nghiệp. Các huyện còn lại trong tỉnh, có lực lượng lao động phi nông nghiệp còn thấp. Do nền kinh tế chuyển dịch chậm, kinh tế nơng nghiệp vẫn giữ vai trị chính.

Lao động trong khu vực dịch vụ chủ yếu tập trung trong các ngành thương mại, kinh doanh vận tải, thông tin liên lạc,.. Song, do cơ cấu ngành dịch vụ còn thiếu đa dạng, linh hoạt nên lực lượng lao động ở khu vực này có tốc độ gia tăng còn chậm.

- Chất lượng lao động:

Lao động của Vĩnh Phúc khơng chỉ có sự thay đổi về cơ cấu theo hướng tích cực mà chất lượng lao động cũng được nâng cao lên. Trong những năm gần đây, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh tăng liên tục. Theo báo cáo của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đạt gần 51% năm 2010, tăng 21,3% so với năm 2005.

Thành phố Vĩnh Yên và thị xã Vĩnh Yên là những trung tâm kinh tế có sự tập trung đơng nguồn lao động có trình độ chun mơn cao của tỉnh.

- Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị:

Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị của Vĩnh Phúc có xu hướng giảm dần. Năm 1999, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khá cao là 4,9%, nhưng đã giảm dần qua các năm, xuống chỉ còn 1,06% năm 2010. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của tỉnh là 1,5% (2010).

Đây là kết quả thành công của tỉnh trong việc giải quyết vấn đề việc làm và cho vay vốn tạo việc làm. Giai đoạn 2001-2005, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 17.500 lao động. Năm 2010, số lao động được tạo việc làm trong năm lên tới 21.000 người. Bên cạnh đó, công tác tạo việc làm ở khu vực nông thôn cũng thường xuyên được quan tâm. Tỉ lệ sử dụng lao động ở khu vực nông thôn ngày càng tăng, từ 71,75% (năm 2001) đã tăng lên 85% (năm 2005) và đạt 91% (năm 2010). Do đó, thu nhập bình qn đầu người tăng lên, đời sống người dân dần được cải thiện hơn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 43 - 46)