Lịch sử phát triển đô thị và điều chỉnh ranh giới địa chính, thành lập các

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 36 - 38)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới q trình đơ thị hóa ở Vĩnh Phúc

2.1.3.2. Lịch sử phát triển đô thị và điều chỉnh ranh giới địa chính, thành lập các

các đơn vị hành chính mới của tỉnh

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, thời dựng nước người Việt cổ đã sớm đến định cư và sinh sống ở đây và trở thành trung tâm của nước Văn Lang. Qua các di tích khảo cổ ở Lũng Hồ (Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc) và nhiều địa phương khác trong tỉnh đã khẳng định từ 3.500 năm về trước, người Việt cổ ở Vĩnh Phúc đã biết trồng lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trước những biến động lớn như chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, chính sách đồng hố của phong kiến phương Bắc, chính sách phong hầu, kiến ấp của các triều đại phong kiến và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,... Vĩnh Phúc lại là một tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nhiều so với các địa phương xung quanh, do vật thu hút ngày càng đông dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/02/1950, trên cơ sở hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên

là 1.715 km2, dân số 47 vạn người. Từ khi tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đến nay có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính:

- Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957 lại trở lại tỉnh Thái Nguyên.

- Tháng 6/1957 thị trấn Bạch Hạc và tháng 7/1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

- Tháng 6/1961 huyện Đông Anh, xã Kim Chung, huyện n Lãng, thơn Đồi xã Phù Lỗ huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

- Tháng 2/1968 tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, tháng 10/1977 các huyện trong tỉnh hợp nhất thành huyện lớn.

- Tháng 11/1996 Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra Nghị định tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thực hiện Nghị quyết trên, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997.

- Tháng 9/1998 huyện Tam Đảo tách thánh 2 huyện Tam Dương và Bình Xun. Ngày 09/12/2003 Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.

- Ngày 01/12/2006 Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ngày 01/08/2008 huyện Mê Linh được nhập về Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về mở rộng Thủ đô.

- Tháng 1/2009, Chính phủ ra Nghị định số 09/NĐ-CP thành lập huyện Sông Lô trên cơ sở chia tách huyện Lập Thạch cũ.

Q trình hình thành và phát triển đơ thị trong tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng lớn bởi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Lịch sử định cư và phát triển đô thị của Vĩnh Phúc mang những nét đặc trưng của Đồng bằng sông Hồng như là: nơi tập trung dân sớm trong lịch sử dân tộc, nhưng sự phát triển đơ thị lại chịu sự kìm hãm của chế độ phong kiến và Pháp thuộc. Bởi vậy, đơ thị hố và mạng lưới đơ thị của tỉnh có những nét tương đồng với vùng là tỉ lệ đơ thị hố thấp hơn mức trung bình cả nước, mật độ đô thị cao, khoảng cách đô thị thấp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 36 - 38)