Định hướng phát triển đô thị ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

3.1.Định hướng phát triển đô thị ở Vĩnh Phúc

3.1.1. Quan điểm phát triển đô thị Vĩnh Phúc

- Phát triển hệ thống đô thị Vĩnh Phúc phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội và cả nước.

- Hình thành và phát triển hệ thống đô thị - thị tứ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc một cách hợp lý, vừa tập trung phát triển mạnh đô thị vùng trung tâm có điều kiện đơ thị hóa cao, vừa phát triển hài hịa các đơ thị trong vùng trung du phía Bắc và vùng đồng bằng phía Nam của tỉnh; kết hợp tốt q trình đơ thị hóa với việc xây dưng nông thôn mới.

- Đi đơi với q trình hình thành và phát triển hệ thống đô thị phải xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kĩ thuật theo diện rộng ( hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, cấp điện, cấp thốt nước,..) và ở trong từng đơ thị.

- Sự hình thành và phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững trên cơ sở tổ chức hợp lý mơi sinh, sử dụng hợp lí tà ngun thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, gìn giữ cân bằng sinh thái đơ thị, an tồn giao thơng quốc gia.

- Kết hợp cải tạo nâng cấp các đơ thị hiện có với xây dựng đơ thị mới, khai thác tốt cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, truyền thống địa phương.

- Áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, kĩ thuật xây dựng đô thị hiện đại vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại hóa đơ thị phù hợp vớ điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội của Vĩnh Phúc.

- Phát triển hệ thống đô thị phải kết hợp chặt chẽ với việc đảm bảo an ninh quốc phịng và an tồn xã hội.

- Tạo điều kiện để huy động mọi nguồn lực, nguồn vốn vào phát triển hệ thống đơ thị trong tỉnh có trật tự, có kiểm sốt, đúng quy hoạch và định hướng chung của tỉnh đề ra.

3.1.2 Mục tiêu phát triển đô thị Vĩnh Phúc

Xác định hình ảnh tương lai của đơ thị năm 2030 là “Đô thị loại một trực thuộc tỉnh tạo ra sự giàu có bền vững”, đóng vai trị quan trọng trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Bắc, hướng đến một đơ thị phát triển bền vững có sự

cân đối giữa phát triển kinh tế và bảo vệ mơi trường. Bên cạnh đó, thơng qua phát triển liên kết với các vùng xung quanh để xây dựng nên cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật đơ thị vững mạnh góp phần cống hiến cho phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, tồn vùng cũng như cả nước.

3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống không gian đô thị Vĩnh Phúc

Dựa trên các đặc điểm của tỉnh Vĩnh Phúc và định hướng mở rộng đô thị trong tương lai, phân chia thành 3 vùng “Vùng đô thị”, “Vùng phát triển nông lâm thủy sản”, “Vùng bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch”, và thiết lập phương hướng phát triển không gian cho mỗi vùng.

3.1.3.1. Vùng đô thị

- Với mục tiêu trong tương lai là xây dựng đô thị phát triển kinh tế đi đối với bảo vệ môi trường, là là đơ thị loại 1, giữ vai trị quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Phạm vi: Toàn khu vực thành phố Vĩnh Yên, một phần thị xã Phúc Yên và một phần các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường.

- Phương hướng phát triển không gian trong thời gian tới là: Hồ Đầm Vạc (thành phố Vĩnh n) có vai trị nịng cốt phát triển thành phố Vĩnh Yên, thúc đẩy phát triển xây dựng cảnh quan mặt nước thống nhất với đô thị, phát triển resort dạng đô thị. Trung tâm thành phố Vĩnh Yên trở thành trọng điểm tập trung các chức năng trung tâm như hành chính, thương mại dịch vụ, du lịch phù hợp với tỉnh Vĩnh Phúc lấy trung tâm là hồ Đầm Vạc.

Trung tâm thị xã Phúc Yên và khu vực xung quanh: hình thành nên các đầu mối giữ chức năng trung tâm đô thị hỗ trợ cho đô thị trung tâm Vĩnh Yên.

Trung tâm huyện Bình Xun: hình thành đầu mối có đầy đủ các chức năng khu dân cư hỗ trợ cho đô thị trung tâm Vĩnh Yên.

Bảo đảm môi trường sống tốt và quỹ đất phát triển nhà ở cho dân số gia tăng. Phát huy lợi thế gần sân bay quốc tế Nội Bài và đường cao tốc để thu hút đầu tư cho khu cơng nghiệp, dựa vào đó phát triển nên cơng nghiệp.

- Các khu du lịch chính là khu du lịch Đầm Vạc, chùa Tích Sơn, làng gốm Hương Canh.

- Các khu công nghiệp: KCN Khai Quang, Bình Xun, Sơn Lơi, Bình Xuyên II, Bá Thiện I- II, Nam Bình Xuyên, Phúc Yên, Kim Hoa, Hội Hợp, Chấn Hưng, Tam Dương I.

3.1.3.2. Vùng phát triển nông lâm thủy sản

Trong tương lai với hạ tầng sản xuất chất lượng cao của tỉnh, giúp đảm bảo nguồn lương thực - thực phẩm an toàn.

- Phạm vi: toàn khu vực các huyện Lập Thạch, Sông Lô, một phần các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương.

- Phương hướng phát triển không gian: Bảo tồn đất nông nghiệp tốt và cải tạo đất nông nghiệp để tăng năng suất. Xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, gia súc gia cầm, thủy sản an toàn, chất lượng cao, đảm bảo sản lượng ổn định và mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ đảm bảo đường vận chuyển thông suốt và an tồn các sản phẩm nơng nghiệp.

Bảo tồn và phát triển ngành thủ công nghiệp truyền thống, khai thác thị trường mới, quảng bá phát triển trong và ngoài nước. Tại các trung tâm huyện như thị trấn Lập Thạch, Tam Sơn, Hợp Hòa, Yên Lạc, thị trấn Vĩnh Tường, xây dựng thành các đầu mối dân cư có tính chất trung tâm vùng.

3.1.3.3. Vùng bảo tồn tự nhiên và phát triển du lịch

Vĩnh Phúc sẽ xây dựng thành khu nghỉ dưỡng ven đô tiêu biểu của vùng đồng bằng sơng Hồng, nơi có thể tiếp cận được với lịch sử và thiên nhiên trù phú.

- Phạm vi: toàn khu vực huyện Tam Đảo, một phần thị xã Phúc Yên, một phần huyện Bình Xuyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương hướng phát triển không gian: hình thành khu vực phát triển du lịch, khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên được ưu đãi tại các khu vực như núi Tam Đảo, hồ Đại Lải. Bảo tồn môi trường tự nhiên như rừng và hồ, bảo tồn các di tích lịch sử như cụm chùa chiền rải rác trên dãy Tam Đảo và khai thác, sử dụng chúng vào việc phát triển du lịch.

Tam Đảo đóng vai trị là khu nghỉ dưỡng vùng núi và khu nghỉ mát hiếm hoi nằm gần thủ đơ. Vì vậy, cần quy hoạch, xây dựng phát triển các khu nghỉ dưỡng, khu resort,.. nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch tới nghỉ dưỡng, lưu trú.

- Các khu du lịch chính: khu du lịch Tam Đảo, khu du lịch Đại Lải, Vườn quốc gia Tam Đảo, thắng cảnh Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm,...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 50 - 52)