Tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 32 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới q trình đơ thị hóa ở Vĩnh Phúc

2.1.2.2 Tài nguyên đất và sử dụng tài nguyên đất

Trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài, diện tích đất đai trong tỉnh có nhiều biến động, do việc tách lập và điều chỉnh ranh giới hành chính. Và biến động về đất đai nổi bật nhất của tỉnh trong thời gian gần đây là việc điều chỉnh ranh giới hành chính tỉnh. Kể từ ngày 01/8/2008 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội, trong đó lấy huyện Mê Linh về thủ đơ Hà Nội thì tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh còn lại là 123.650,05 ha, giảm 13.690,91 ha so với trước đó.

Tài nguyên đất của tỉnh bao gồm có 2 nhóm đất chính là đất phù sa và đất trung du đồi núi thấp, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Vĩnh Phúc phát triển được cả nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng đơ thị. Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu sử dụng đất của Vĩnh Phúc đã có nhiều biến động trong những năm qua. Vĩnh Phúc đi lên từ một tỉnh thuần nơng nên diện tích nhóm đất nơng nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh. Năm 2010, diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh là 86,7 nghìn ha; đất phi nơng nghiệp là 34,8 nghìn ha và đất chưa sử dụng có khoảng gần 2,2 nghìn ha, tương ứng với cơ cấu sử dụng như trong biểu đồ bên dưới.

Tuy tỉ lệ diện tích đất nơng nghiệp cịn lớn, nhưng trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ lệ đất nông nghiệp, tăng tỉ lệ đất phi nơng nghiệp, trong đó chủ yếu là tăng đất công nghiệp, dịch vụ. Điều này cho thấy, q trình đơ thị hố và mở rộng mạng lưới đơ thị trong tỉnh đã khiến cho diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đây cũng là bức tranh chung của q trình đơ thị hố và phát triển mạng lưới đơ thị ở nước ta hiện nay.

Nơi có q trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất mạnh mẽ nhất là thành phố Vĩnh Yên. Tỉ lệ đất phi nông nghiệp của thành phố cao nhất trong tỉnh lên tới 54,3%. Đây là nơi phân bố tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ quan hành chính, trường học. Các huyện có tỉ lệ đất phi nơng nghiệp cao hơn mức chung của tồn tỉnh thường là các địa phương có mật độ dân số cao, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn các huyện cịn lại. Sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra nhanh chóng hơn cả là ở các khu vực ven đơ thị lớn thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên; dọc các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và các khu vực trung tâm huyện lỵ.

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên toàn tỉnh và các huyện năm 2010

(Đơn vị: %) TT Huyện, thị Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 1 TP. Vĩnh Yên 44,6 54,3 1,1 2 TX. Phúc Yên 69,4 29,1 1,5 3 Lập Thạch 73,4 22,6 4,0 4 Tam Dương 65,4 34,3 0,3 5 Tam Đảo 80,6 19,0 0,4 6 Bình Xuyên 69,3 30,1 0,6 7 Yên Lạc 69,3 30,4 0,3 8 Vĩnh Tường 64,9 35,1 0 9 Sông Lô 68,8 24,6 6,6 10 Toàn tỉnh 70,1 28,1 1,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc, 2010)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 32 - 33)