Các yếu tố và điều kiện xã hội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 34)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐƠ THỊ HĨA

2.1.3.Các yếu tố và điều kiện xã hội

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới q trình đơ thị hóa ở Vĩnh Phúc

2.1.3.Các yếu tố và điều kiện xã hội

- Quy mô dân số Vĩnh Phúc trong những năm gần đây có sự biến động, do việc điều chỉnh địa giới hành chính. Dân số năm 2010 của tỉnh là 1.008.337 người (chiếm 1,2% tổng dân số cả nước), mật độ dân số trung bình là 819 người/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chung toàn tỉnh là 1,36% (năm 2010). Đây là mức gia tăng dân số tương đối cao so với các tỉnh thành khác trong vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội là 1,23%; Hải Phòng 1,05%; Hà Nam 0,78%; Hải Dương 0,98%; Thái Bình 0,87%,...

Bảng 2.2. Các quá trình gia tăng dân số của tỉnh Vĩnh Phúc thời kì 2008 - 2010 thời kì 2008 - 2010 Năm Tỉ lệ sinh (0/00) Tỉ lệ chết (0/00) Gia tăng tự nhiên (%) Gia tăng cơ học (%) Chung (%) 2008 19,00 4,08 1,49 -0,29 1,20 2009 18,49 4,36 1,41 -0,20 1,21 2010 18,14 4,59 1,36 -0,24 1,12

(Nguồn: Niên giám thống kế Vĩnh Phúc 2010)

Trong những năm gần đây, gia tăng dân số của Vĩnh Phúc có xu hướng giảm dần. Tỉ lệ sinh đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao: 18,140

/00, tổng tỷ suất sinh (số con/ phụ nữ) là 2,06 và tỷ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên ở Vĩnh Phúc vẫn khá cao là 14,4% (năm 2010). Các chỉ tiêu trên của tỉnh đều cao hơn so với trung bình cả nước và vùng đồng bằng sơng Hồng. Do đó, tốc độ gia tăng dân số của Vĩnh Phúc luôn ở mức cao. Giữa hai khu vực thành thị và nơng thơn có sự khác nhau.

Tỉ lệ gia tăng cơ học của tỉnh trong nhiều năm liền ln âm. Điều đó cho thấy Vĩnh Phúc là một tỉnh có số người chuyển đi nhiều hơn chuyển đến hay là tỉnh thuộc diện xuất cư. Trong vùng đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc là một tỉnh xuất cư ở mức độ trung bình, xếp sau các tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định.

Bảng 2.3. Số lượng người di cư trong nước của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

Đặc điểm

Di cư trong huyện DC giữa các huyện DC giữa các tỉnh

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng

Số lượng

Người di cư 1982 8320 10302 5439 8892 14331 9691 10687 20378 Tỉ lệ người

di cư (%) 0,4 1,8 1,1 1,2 1,9 1,6 2,2 2,3 2,2

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010)

Xét mối quan hệ giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học trong cơ cấu dân số tăng lên của tỉnh, ta thấy rằng sự tăng lên của dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng như tăng dân số ở khu vực thành thị của tỉnh, đều có sự đóng góp của gia tăng tự nhiên là chủ yếu.

- Vĩnh Phúc có cơ cấu dân số trẻ. Tỉ trọng dân số ở độ tuổi từ 15 - 64 tuổi chiếm 68,5% dân số toàn tỉnh, tạo nên nguồn lao động dồi dào. Đặc điểm cho phép Vĩnh Phúc có được lợi thế lớn trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là, khi chất lượng dân số và nguồn lao động trong tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Vĩnh Phúc đạt gần 51% năm 2010.

2.1.3.2. Lịch sử phát triển đô thị và điều chỉnh ranh giới địa chính, thành lập các đơn vị hành chính mới của tỉnh các đơn vị hành chính mới của tỉnh

Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, thời dựng nước người Việt cổ đã sớm đến định cư và sinh sống ở đây và trở thành trung tâm của nước Văn Lang. Qua các di tích khảo cổ ở Lũng Hồ (Vĩnh Tường), Đồng Đậu (Yên Lạc) và nhiều địa phương khác trong tỉnh đã khẳng định từ 3.500 năm về trước, người Việt cổ ở Vĩnh Phúc đã biết trồng lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, trước những biến động lớn như chiến tranh, thời tiết khắc nghiệt, chính sách đồng hố của phong kiến phương Bắc, chính sách phong hầu, kiến ấp của các triều đại phong kiến và chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp,... Vĩnh Phúc lại là một tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn nhiều so với các địa phương xung quanh, do vật thu hút ngày càng đông dân cư tập trung trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/02/1950, trên cơ sở hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên. Khi hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên

là 1.715 km2, dân số 47 vạn người. Từ khi tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đến nay có nhiều lần thay đổi về địa giới hành chính:

- Năm 1955, huyện Phổ Yên tách khỏi tỉnh Thái Nguyên nhập vào Vĩnh Phúc, đến năm 1957 lại trở lại tỉnh Thái Nguyên.

- Tháng 6/1957 thị trấn Bạch Hạc và tháng 7/1977 hai thôn Mộ Chu Hạ và Lang Đài của xã Bồ Sao huyện Vĩnh Tường chuyển về thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

- Tháng 6/1961 huyện Đông Anh, xã Kim Chung, huyện n Lãng, thơn Đồi xã Phù Lỗ huyện Kim Anh tách khỏi Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội.

- Tháng 2/1968 tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Trong thời gian là tỉnh Vĩnh Phú, tháng 10/1977 các huyện trong tỉnh hợp nhất thành huyện lớn.

- Tháng 11/1996 Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra Nghị định tách tỉnh Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thực hiện Nghị quyết trên, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997.

- Tháng 9/1998 huyện Tam Đảo tách thánh 2 huyện Tam Dương và Bình Xun. Ngày 09/12/2003 Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.

- Ngày 01/12/2006 Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Ngày 01/08/2008 huyện Mê Linh được nhập về Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về mở rộng Thủ đô.

- Tháng 1/2009, Chính phủ ra Nghị định số 09/NĐ-CP thành lập huyện Sông Lô trên cơ sở chia tách huyện Lập Thạch cũ.

Q trình hình thành và phát triển đơ thị trong tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm gần đây chịu ảnh hưởng lớn bởi tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh. Lịch sử định cư và phát triển đô thị của Vĩnh Phúc mang những nét đặc trưng của Đồng bằng sông Hồng như là: nơi tập trung dân sớm trong lịch sử dân tộc, nhưng sự phát triển đơ thị lại chịu sự kìm hãm của chế độ phong kiến và Pháp thuộc. Bởi vậy, đơ thị hố và mạng lưới đơ thị của tỉnh có những nét tương đồng với vùng là tỉ lệ đơ thị hố thấp hơn mức trung bình cả nước, mật độ đô thị cao, khoảng cách đô thị thấp.

2.1.4. Hệ thống chính sách phát triển đơ thị và quy hoạch, quản lí đơ thị

Sau Đại hội Đảng lần VI (1986), nước ta chuyển sang thời kỳ đổi mới, làm xuất hiện nhiều động lực và nhân tố mới thúc đẩy sự phát triển đơ thị hố trên cả nước cũng như ở Vĩnh Phúc. Với vị trí là cửa ngõ thủ đơ Hà Nội, trung tâm kinh tế phụ cận Hà Nội, là một trong 11 trung tâm đô thị lớn của Đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc luôn nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư của Trung ương và của tỉnh. Nhiều văn bản, nghị quyết, chỉ thị được ban hành đã tác động trực tiếp đến mọi mặt của q trình đơ thị hố ở Vĩnh Phúc như:

- Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã thông qua Nghị quyết (ngày 26/11/1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/1/1997.

- Chính phủ quyết định Vĩnh Phúc trở thành 1 trong 8 tỉnh thuộc vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, địi hỏi tỉnh phải phấn đấu đi đầu trong cơng cuộc cơng nghiệp hố - hiện đại hoá; là trung tâm đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực cho vùng Bắc Bộ, là trung tâm thu hút đầu tư nước ngồi, phát triển cơng nghệ cao, hợp tác quốc tế và xuất khẩu.

- Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 10/1998/QĐ-TTg ngày 23/1/1998 về quy hoạch Vùng đơ thủ đơ có tác động trực tiếp đến quy hoạch đô thị chung của tỉnh.

- Ngày 29/5/2008, Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 3 đã ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ - QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, trong đó chuyển tồn bộ huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội.

Ngồi những chủ trương chính sách tầm vĩ mơ, các chủ trương chính sách cụ thể của Nhà nước cũng có tác động lớn tới khả năng phát triển đô thị của tỉnh như là Luật xây dựng, Luật đất đai, các chủ trương về phát triển kinh tế tư nhân, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngồi, đẩy mạnh cơng nghiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn,... Những chính sách phát triển kinh tế - xã hội và phát triển đô thị của tỉnh như: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh tầm nhìn đến 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và thị tứ tỉnh Vĩnh Phúc tầm nhìn đến năm 2020.

2.2. Thực trạng đơ thị hố

2.2.1. Dân số đô thị

- Quy mô dân số đô thị: Năm 2010, dân số toàn tỉnh là 1.008.337 người, mật độ dân số trung bình là 819 người/km2. Trong đó, số dân thành thị tăng lên

liên tục qua các năm. Năm 2010 dân số phân theo thành thị của tỉnh là 231.380 người và ở nông thôn là 776.957 người, tương ứng với tỉ lệ là 22,95% và 77,05% tổng số dân toàn tỉnh. Từ năm 2000 đến 2010, dân số đô thị của tỉnh đã tăng lên 111.662 người.

Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện dân số trung bình phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 - 2010

0 200000 400000 600000 800000 1000000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Người Thành thị Nông thôn

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2010)

Trong biểu đồ trên, ta thấy số dân thành thị tăng liên tục qua các năm, trong khi đó số dân nơng thơn có nhiều biến động hơn qua các năm. Năm 2002, số dân tập trung ở nông thôn cao nhất là 824.543 người. Những năm sau đó, dân số ở nơng thơn có xu hướng giảm dần và xuống thấp nhất còn 770.914 người năm 2008. Nguyên nhân là do sự điều chỉnh địa giới hành chính, sát nhập huyện Mê Linh về thủ đô Hà Nội, tách lập huyện Lập Thạch thành hai huyện mới là Lập Thạch và Sông Lô.

Dựa theo tiêu chí phân loại đơ thị của Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính Phủ quy định về việc phân loại đô thị, tổ chức lập, thẩm định đề án và quyết định công nhận loại đô thị, đối chiếu với các đô thị trong tỉnh thì nổi lên 1 điểm đơ thị chưa đủ tiêu chuẩn về quy mô dân số nhưng vẫn được công nhận là đô thị. Đó chính là thị trấn Tam Đảo - thị trấn đặc thù. Các thị trấn cịn lại đạt tiêu chí quy mơ dân số của đơ thị loại V. Thị xã Phúc Yên đạt tiêu chí quy mơ dân số của đơ thị loại IV. Trong khi đó, thành phố Vĩnh Yên tuy được công nhận là đô thị loại III, nhưng quy mô dân số cũng chưa đạt, chỉ đạt tiêu chí quy mơ dân số của đơ thị loại IV.

Bảng 2.4. Quy mô dân số các đô thị năm 2010 STT Đô thị Loại STT Đô thị Loại đô thị Dân số (người) Chênh lệnh với đô thị kế tiếp (lần) Chênh lệch với đô thị nhỏ nhất (lần) So với Nghị định (2009) 1 TP.Vĩnh Yên III 82744 1,5 128,5 IV 2 TX. Phúc Yên IV 55961 3,7 86,9 IV 3 TT.Thổ Tang V 15100 1,1 23,4 V 4 TT.Yên Lạc V 13646 1,0 21,2 V 5 TT.Hương Canh V 13136 1,0 20,4 V 6 TT.Thanh Lãng V 12814 1,4 19,9 V 7 TT.Hợp Hoà V 9398 1,1 14,6 V 8 TT.Gia Khánh V 8187 1,3 12,7 V 9 TT.Tứ Trung V 7177 1,1 11,1 V 10 TT.Hoa Sơn V 6296 1,1 9,8 V 11 TT.Lập Thạch V 5764 1,3 9,0 V 12 TT.Vĩnh Tường V 4289 1,3 6,7 V 13 TT.Tam Sơn V 3198 5,0 5,0 V 14 TT.Tam Đảo V 644 V

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể KT-XH Vĩnh Phúc năm 2010)

So sánh Vĩnh Phúc với các địa phương tiếp giáp lân cận và trong vùng Đồng bằng sông Hồng, ta thấy quy mô dân số thành thị của tỉnh vẫn còn thấp, nhất là so với các đô thị trung tâm của Đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng (số dân thành thị ở Hà Nội cao gấp 11,4 lần; ở Hải Phòng cao gấp 3,7 lần).

- Tỉ lệ đơ thị hố: Là chỉ tiêu đặc trưng cho trình độ đơ thị hố. Đồng thời, qua chỉ tiêu này chúng ta sẽ thấy được trình độ cơng nghiệp hố, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương. Tỉ lệ đơ thị hố được tính bằng tỉ lệ

phần trăm giữa số lượng dân cư đô thị so với tổng số dân của một vùng, một địa phương. Hay nói cách khác, tỉ lệ đơ thị hố chính là tỉ lệ dân thành thị.

Trước năm 1997, tỉ lệ đơ thị hố của tỉnh rất thấp: 7,6% (1995). Nguyên nhân là do một thời gian dài các đô thị trong tỉnh bị rơi vào lãng quên khi hợp nhất trong bộ phận tỉnh lớn hơn. Đồng thời động lực chính để phát triển đơ thị là sự phát triển kinh tế cũng bị hạn chế.

Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1997 đến nay, tỉ lệ đơ thị hố của Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực. Trong những năm gần đây, tỉ lệ đơ thị hố của Vĩnh Phúc có xu hướng tăng khá nhanh. Năm 2000, tỉ lệ dân thành thị là 12,86%, thì đến 2010 đã tăng lên gần 23%.

Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân thành thị trong tổng dân số Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010 12.8 6 12.9 7 13.1 3 14.3 8 16.6 7 17.1 0 17.4 4 20.8 6 22 .43 22.4 5 22.9 5 880000 900000 920000 940000 960000 980000 1000000 1020000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Người 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 % Tổng số tỉ lệ dân TT

(Nguồn: Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2010)

Như vậy, nhờ sự tái lập tỉnh đã tạo thuận lợi cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, nhất là ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Đây là tiền đề cơ sở quan trọng, cùng với những chủ trương và quyết sách chiến lược để phát triển hệ thống đô thị trong tỉnh (quy hoạch đô thị, nâng cấp các thị xã, thị trấn và thành lập các điểm đô thị mới). Những năm khơng có sự điều chỉnh địa giới hành chính lãnh thổ đơ thị, thì sự gia tăng dân số thành thị chủ yếu gắn với gia tăng dân số tự nhiên. Hiện nay, mức tăng dân số tự nhiên ở khu vực thành thị là 14,440/00, cao hơn ở khu vực nông thôn: 13,290/00, cũng như trung bình tồn tỉnh: 13,550/ .

Tuy tỉ lệ dân thành thị ở Vĩnh Phúc đã tăng lên qua các năm, song vẫn ln thấp hơn mức trung bình của vùng, cũng như cả nước. Năm 2010, tỉ lệ dân thành thị của tỉnh là 22,95%, cịn của vùng Đồng bằng sơng Hồng là 29,3% và cả nước là 30,17%. Vì vậy, Vĩnh Phúc cần đẩy mạnh hơn nữa q trình đơ thị hố gắn liền với cơng nghiệp hố - hiện đại hố để nâng cao tỉ lệ đơ thị hố, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao chất lượng đời sống dân cư.

- Tốc độ tăng dân số đô thị: Là sự thay đổi của tỉ lệ dân thành thị theo thời gian. Dân số thành thị tăng từ 119.718 người (2000) lên 231.380 người (2010), sau 10 năm dân số thành thị đã tăng thêm 111.662 người, tốc độ đơ thị hố bình quân cho cả giai đoạn này là 9,33%/năm.

Bảng 2.5. Tốc độ đơ thị hố của Vĩnh Phúc (Đơn vị: %)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000 - 2010 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỊA LÝ (Trang 34)