10. Cấu trúc luận văn
1.4. Đội ngũ giáo viên THPT với chuẩn nghề nghiệp
1.4.3. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên THPT
Trong quá trình xây dựng đội ngũ, chủ thể quản lý cần phải có các biện pháp tiến hành để đảm bảo cho ĐNGV đạt hoặc trên chuẩn. Q trình đó được hiểu là chuẩn hóa ĐNGV. Các chủ thể quản lý cần chuẩn hóa ĐNGV, bao gồm chuẩn hóa về số lượng, chất lượng và cơ cấu.
Chuẩn hóa về số lượng: Chuẩn hóa ĐNGV cần đảm bảo đội ngũ đủ số lượng giáo viên cho các môn học theo quy định và thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục; đảm bảo tỷ lệ giáo viên/lớp. Để đảm bảo về số lượng theo quy định cần tính đến công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục như số HS theo độ tuổi, số HS đến trường, số lớp. Trên cơ sở định mức theo qui định, từ đó tính đến nhu cầu giáo viên THPT. Thực tế vấn đề số lượng gắn liền với chất lượng. Khó có thể đạt chất lượng khi số lượng khơng đảm bảo. Vì vậy, các chủ thể quản lý giáo dục cần làm tốt công tác dự báo, quy hoạch trên cơ sở các thông tin về định mức, biên chế về con người, tài chính... để từ đó tính được nhu cầu ĐNGV.
Chuẩn hóa về chất lượng: Chất lượng là sự đáp ứng phù hợp với mục tiêu. Mục tiêu của trường sư phạm là đào tạo những giáo sinh có năng lực để đáp ứng việc giảng dạy và giáo dục cấp học phù hợp. Đề cập đến chất lượng giáo viên, cần đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất đạo đức, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trong
thực tiễn đào tạo, cần xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn trình độ theo mơn học; cải tiến mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo; tăng cường công tác bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá; xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng; và người giáo viên phải có ý thức học tập suốt đời.
Chuẩn hóa về cơ cấu: Đảm bảo sự cân đối, hạn chế thấp nhất hiện tượng vừa thừa vừa thiếu trong cùng một trường, một địa phương, một tỉnh; tránh những hiện tượng thừa chung nhưng thiếu cục bộ; thừa thiếu sự cân đối giữa các môn KHTN, KHXH-NV hoặc những môn kỹ thuật, năng khiếu. Hoặc cần đảm bảo sự kế thừa giữa các lứa tuổi (trẻ-già); tỷ lệ giáo viên dân tộc trong các trường trung học có người dân tộc; sự cân đối về giới.
Trong thực tế, những yếu tố tác động đến hiệu suất lao động như: điều kiện để được đào tạo nâng cao, bồi dưỡng thường xuyên, thời gian học tập của cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh sản, con ốm,...phụ thuộc vào giới tính. Sự phân bố một tỷ lệ tương đối hợp lý giữa giáo viên người Kinh và giáo viên người dân tộc trong các trường có HS là người dân tộc; tỷ lệ giáo viên là đảng viên một cách hợp lý, làm hạt nhân lãnh đạo chính trị trong nhà trường là những vấn đề cần quan tâm. Điều này, đòi hỏi các chủ thể quản lý phải thực hiện tốt công tác dự báo, quy hoạch và kế hoạch cũng như công tác tuyển dụng, luân chuyển, thuyên chuyển giáo viên.