Thực trạng về chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa (Trang 56 - 61)

10. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện

2.2.3. Thực trạng về chất lượng

2.2.3.1. Trình độ đào tạo

Trình độ đào tạo của ĐNGV là một trong những nhân tố cấu thành chất lượng đội ngũ. Trong thực tế, trình độ đào tạo được thể hiện qua bằng cấp. Theo quy định, trình độ đào tạo của giáo viên THPT là phải tốt nghiệp đại

học, và trình độ đào tạo của giáo viên THCS là phải tốt nghiệp cao đẳng, đó là trình độ chuẩn mà mỗi giáo viên phải đạt.

Kết quả khảo sát trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên thể hiện ở bảng 2.11:

Bảng 2.11: Trình độ đào tạo của ĐNGV Trường Phổ thơng dân tộc nội trú huyện Điện Biên

Năm học 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 Tổng số GV 25 25 24 24 Đang học cao học 0 2 3 3 Tỉ lệ % 0 8 12,5 12,5 Đại học 21 24 22 22 Tỉ lệ 84 96 91,7 91,7 Cao đẳng 4 1 2 2 Tỉ lệ % 16 4 8,3 8,3

Qua bảng số liệu có thể thấy:

Số giáo viên đạt chuẩn tăng từ 84% đến 91,7% và giáo viên đang học tập để nâng chuẩn là từ 8% tới 12,5% lực lượng giáo viên của nhà trường. Tỉ lệ này nói lên cơ cấu đang dần đạt chuẩn trình độ đào tạo của ĐNGV Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên.

2.2.3.2 Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của đội ngũ giáo viên

Đại bộ phận cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên luôn nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của Ngành; gương mẫu tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; tự giác tích cực thực hiện nghĩa vụ cơng dân. Đội ngũ giáo viên tận tụy với nghề, năng động, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học và các hoạt động giáo dục, hoàn thành tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao, có ý thức đấu tranh với các hành vi tiêu cực.

Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự coi trọng tinh thần hợp tác đồng nghiệp, ứng xử sư phạm đôi khi chưa thật phù hợp. Trước khó khăn cuộc sống một số ít giáo viên trẻ mới vào ngành, tâm lí khơng ổn định, chưa tìm được niềm vui trong cơng việc.

Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên: Loại xuất sắc đạt 75%, loại khá đạt 25% số giáo viên trong nhà trường.

2.2.3.3 Năng lực tìm hiểu đối tượng và mơi trường giáo dục

Nhiều giáo viên có phương pháp dạy học, giáo dục sáng tạo; phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn thanh niên, Ban Đại diện cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục. Đại bộ phận giáo viên thực hiện nghiêm túc việc tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh và hồn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra, nghiêm cứu hồ sơ và thực tiễn học tập, rèn luyện của học sinh kết hợp với thực tế đến gia đình, tìm hiểu tại địa phương.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên có nắm bắt được thông tin về đối tượng và môi trường giáo dục nhưng do phương pháp dạy học và giáo dục còn hạn chế nên khơng sử dụng được những thơng tin hữu ích đó vào trong q trình dạy học và giáo dục.

Đánh giá về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên: Loại xuất sắc: 66,7%, loại khá 33,3%.

2.2.3.4. Năng lực dạy học

Đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên đã chú trọng xây dựng kế hoạch dạy học theo từng học kì và có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Giáo án thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, có tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí. Phần lớn giáo viên

nắm vững hệ thống kiến thức kĩ năng mơn học xun suốt tồn cấp học, đảm bảo tính chính xác, logic, mối liên hệ giữa kiến thức môn học với các môn học khác. Trên 80% giáo viên tiến hành một cách hợp lí các phương pháp dạy học theo đặc thù mơn học, phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh và phát triển năng lực của học sinh. Có 95% giáo viên vận dụng được CNTT trong giảng dạy. Các giáo viên hầu hết đều biết khuyến khích học sinh mạnh dạn tự tin trả lời các câu hỏi của giáo viên, tạo được bầu khơng khí hăng say học tập lôi cuốn học sinh tham gia. Về quản lý hồ sơ dạy học, 70% giáo viên đã ứng dụng CNTT vào trong việc xây dựng và lưu giữ hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học.

Tuy nhiên một số giáo viên chưa thực sự cố gắng trong chuyên môn: việc lập kế hoạch dạy học còn chưa xác định được mục tiêu rõ ràng, giảng dạy không đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, phương pháp dạy học còn nặng về truyền đạt kiến thức một chiều, việc áp dụng CNTT chưa thực sự hiệu quả mà chỉ mang tính phong trào.

Kết quả đánh giá năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên là: Xuất sắc đạt: 70,8%, loại khá đạt 29,2%.

2.2.3.5. Năng lực giáo dục

Các giáo viên chủ nhiệm đều xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, thể hiện rõ mục tiêu các hoạt động phù hợp với đối tượng giáo dục có tính khả thi cao. Đội ngũ cốt cán của trường (tổ trưởng chuyên môn, chủ tịch Cơng đồn, bí thư Đồn trường...) có kế hoạch hoạt động đảm bảo được tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Các giáo viên chủ động khai thác nội dung bài học gắn với thực tế địa phương, thực tế cuộc sống, kết hợp giáo dục hợp lí các nội dung: dân số, mơi trường, an tồn giao thơng... Việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục được thực hiện một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo. Việc đánh giá kết

quả rèn luyện của học sinh chính xác, khách quan, thực hiện cụ thể theo từng tháng góp phần thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập.

Tuy nhiên vẫn cịn một số giáo viên có năng lực giáo dục chưa cao do chính bản thân cịn chưa tự bồi dưỡng rèn luyện để học sinh noi theo.

Về năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên Trường Phổ thơng dân tộc nội trú huyện Điện Biên có: loại xuất sắc 54,2%, loại khá 45,8%

2.2.3.6. Năng lực hoạt động chính trị xã hội (50)

Đội ngũ giáo viên của Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên dưới sự chỉ đạo của Chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường luôn chủ động tham gia các hoạt động chính trị, xã hội do các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường và do địa phương tổ chức.

Một số giáo viên có kinh nghiệm và năng lực lơi cuốn đồng nghiệp và học sinh tham gia tốt vào các hoạt động xã hội trong nhà trường như hoạt động khuyến học, hoạt động nhân đạo, từ thiện… Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên thờ ơ với các hoạt động chính trị xã hội, chưa nhận thức đúng vai trò ý nghĩa của các hoạt động này trong môi trường giáo dục.

Đánh giá về năng lực hoạt động chính trị xã hội như sau: loại xuất sắc đạt 37,5%, loại khá đạt 50%, loại trung bình đạt 12,5%.

2.2.3.7. Năng lực phát triển nghề nghiệp

Đội ngũ giáo viên trong Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Điện Biên trong thời gian qua đã sôi nổi, hăng hái thi đua thực hiện tốt cuộc vận

động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học tự sáng tạo” và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh”, do đó việc

trau dồi chuyên mơn nghề nghiệp được thực hiện bài bản và có kiểm tra đánh giá. Trong thời kì hiện nay địi hỏi giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên Trường Phổ thơng dân tộc nội trú huyện Điện Biên nói riêng càng phải nỗ lực học tập nhiều hơn để phù hợp với yêu cầu thay đổi căn bản tồn diện nền giáo dục. Do đó kết quả là năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong trường luôn ở mức cao. Tỉ lệ xuất sắc đạt 75% và khá là 25%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú huyện điện biên tỉnh điện biên theo hướng chuẩn hóa (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)