1.2.2 .Phát triển, phát triển đội ngũ, phát triển đội ngũ giảng viên
3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên khoa Sƣ phạm tiếng Anh-
3.3.5. Cải tiến công tác đánh giá giảng viên
3.3.5.1. Ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra-đánh giá là một trong những chức năng quản lý của nhà trƣờng, là công cụ điều khiển quan trọng của nhà quản lý. Nó cung cấp thơng tin phản hồi cần thiết, tạo nên sự liên thông và mối liên hệ giữa lãnh đạo nhà trƣờng và đội ngũ giảng viên.
Kiểm tra đánh giá giúp lãnh đạo trƣờng có những hiểu biết đầy đủ về đội ngũ giảng viên, thấy đƣợc những mặt tích cực hoặc phát hiện những biểu hiện vi phạm quy chế, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên để kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh và tìm biện pháp khắc phục.
Giúp bộ mơn, khoa và nhà trƣờng có cơ sở khoa học để phân loại đội ngũ, có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ hoặc điều động, thuyên chuyển, giải quyết chế độ đối với giảng viên không đáp ứng đƣợc yêu cầu về chuyên môn- nghiệp vụ.
Giúp cho cá nhân mỗi giảng viên thấy đƣợc mặt mạnh, mặt yếu để xác định phƣơng hƣớng phấn đấu vƣơn lên, vừa hoàn thiện bản thân, vừa đáp ứng yêu cầu của khoa và nhà trƣờng.
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng đƣợc các tiêu chí đánh giá chính xác về phẩm chất, năng lực của giảng viên, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu chung vừa phù hợp với tình hình của Khoa thơng qua các nội dung sau:
- Kiểm tra - đánh giá khả năng chuyên môn - nghiệp vụ của giảng viên thông qua các bài giảng: kiến thức chuyên môn, sử dụng công nghệ thông tin vào dạy – học, đồ dùng dạy học, phƣơng pháp dạy học và một số kỹ năng khác.
- Kiểm tra - đánh giá chuyên môn - nghiệp vụ của giảng viên thông qua việc thực hiện quy chế chun mơn: chƣơng trình, giáo trình và tài liệu tham khảo; giờ dạy trên lớp, giáo án và đồ dùng dạy học, giờ giấc ra vào lớp, thái độ đối với sinh viên.
- Kiểm tra - đánh giá chuyên môn - nghiệp vụ của giảng viên thông qua kết quả học tập của sinh viên: kiểm tra trên lớp, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, chỉ tiêu lên lớp, chỉ tiêu tốt nghiệp…và lấy ý kiến đánh giá của sinh viên đối với giảng viên.
- Kiểm tra - đánh giá chuyên môn - nghiệp vụ thông qua hoạt động bồi dƣỡng và nghiên cứu khoa học: đánh giá mặt này cần quan tâm các thơng số nhƣ loại hình bồi dƣỡng, thời gian bồi dƣỡng, kết quả đạt đƣợc, số cơng trình khoa học đã đƣợc cơng bố, số bài viết trên các tạp chí khoa học ….
3.3.5.3. Cách thực hiện biện pháp
- Hiệu trƣởng uỷ quyền xây dựng kế hoạch và các tiêu chí kiểm tra - đánh giá chuyên môn - nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên cho Trung NCGD ngoại ngữ và Kiểm định chất lƣợng. Các tiêu chí đánh giá, xếp loại giảng viên
đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ĐHQGHN, quy định của nhà trƣờng.
- Triển khai kế hoạch đến các đơn vị tổ bộ môn trong Khoa để các đơn vị, cá nhân nắm đƣợc nội dung, thời gian kiểm tra - đánh giá và chủ động trong việc thực hiện kế hoạch đó.
- Trung NCGD ngoại ngữ và Kiểm định chất lƣợng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao chủ trì cùng các khoa, tổ bộ môn tiến hành triển khai việc thực hiện kế hoạch kiểm tra- đánh giá định kỳ báo cáo Hiệu trƣởng. Ngoài ra, các khoa, tổ bộ mơn phải có kế hoạch tự kiểm tra, đánh giá, phân loại đơn vị mình .
- Việc kiểm tra đánh giá chuyên môn- nghiệp vụ giảng viên có thể theo kế hoạch hoặc đột xuất thông qua các hoạt động:
+ Tổ chức định kỳ thao giảng, dự giờ, đúc kết kinh nghiệm trong các đợt thi đua của trƣờng.
+ Thông qua các bộ phận chức năng bằng ghi chép, sổ sách. + Thông qua nhận xét của các đồng nghiệp, ý kiến của HSSV.
- Kết thúc đợt kiểm tra, Phòng Tổ chức cán bộ phải tổ chức rút kinh nghiệm, có nhận xét, đánh giá, kết luận, phân loại đối với từng trƣờng hợp cụ thể. Đồng thời làm tốt công tác khen thƣởng để động viên, khuyến khích kịp thời những giảng viên có nhiều thành tích trong giảng dạy, NCKH, ... Mặt khác cần nghiên cứu, rút kinh nghiệm, kiểm điểm hoặc xử lý đối với những giảng viên không đạt yêu cầu.