Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT nguyễn duy thì, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 93)

3.3. Các biện pháp phát triển ĐNGV trường THPT Nguyễn Duy Thì trong

3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn,

nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên mơn, nghiệp vụ của giáo viên nhằm có biện pháp quản lý tích cực, chủ động trong dạy học.

Kiểm tra nhằm phát hiện những sai lệch trong quá trình thực hiện quyết định, thực hiện kế hoạch của nhà trường để điều chỉnh một cách kịp thời.

Kiểm tra, đánh giá để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức của giáo viên, từ đó làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, bồi dưỡng giúp cho ĐNGV hoàn thiện hơn về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng dùng kiểm tra, đánh giá chuyên mơn, nghiệp vụ để có thể nhận định một cách tổng thể về thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh thông qua:

- Thanh tra chuyên môn: Kiểm tra hồ sơ, giáo án, công tác chuyẩn bị soạn giảng, kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình bộ mơn; việc dạy đúng,

đủ các tiết thực hành; dự giờ để kiểm tra, đánh giá giờ dạy; chấm - trả bài kiểm tra, giờ giấc ra vào lớp…

- Kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua so sánh kết quả học tập của học sinh đầu và cuối mỗi học kỳ, tốt nghiệp và chất lượng điểm thi ĐH.

- Phân tích điểm thi THPT QG, điểm thi ĐH hàng năm, so sánh với kết quả hàng năm, với các trường THPT trong tỉnh để đánh giá đúng thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên nhà trường.

- Kiểm tra công tác chủ nhiệm, hoạt động ngồi giờ lên lớp, cơng tác tự học, cơng tác đồn thể, cơng tác xã hội hóa giáo dục…

3.3.6.3. Cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá ĐNGV. Trong đó có sự tham gia của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên dạy giỏi có uy tín về chun mơn, nghiệp vụ của các bộ môn. Nhiệm vụ của Hội đồng kiểm tra, đánh giá là nghiên cứu các văn bản hiện hành của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Sau đó là xây dựng bộ tiêu chuẩn, lập kế hoạch (thời gian, nội dung, thành phần, đối tượng kiểm tra...) và thống nhất phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên để làm căn cứ cho Hội đồng thi đua, khen thưởng xếp loại vào cuối năm học.

Hiệu trưởng tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, động viên tinh thần tự học, sáng tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên theo các danh hiệu thi đua và đề nghị các hình thức khen thưởng. Đồng thời phân loại về trình độ, năng lực, chun mơn, nghiệp vụ của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng, bố trí cơng việc một cách hợp lý, đạt hiệu quả.

Phân công trong Hội đồng kiểm tra đánh giá theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá của các tổ chức đồn thể, của tổ chun mơn, của

cá nhân giáo viên. Theo dõi về tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tác dụng của việc kiểm tra, đánh giá đối với các hoạt động của giáo viên; theo dõi nắm bắt và điều chỉnh những sai lệch, hạn chế trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

Tổ chức tổng hợp kết quả kiểm tra, sơ kết, đánh giá chất lượng công việc đã kiểm tra sau mỗi đợt kiểm tra thường xuyên. Hội đồng kiểm tra, đánh giá theo dõi ghi nhận kết quả công tác kiểm tra, tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời, đồng thời cũng chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục để hoạt động kiểm tra, đánh giá của nhà trường ngày càng chất lượng và mang tính tồn diện hơn.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên phải được thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của giáo viên.

Kế hoạch kiểm tra, đánh giá phải được thường xuyên và phải đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và dân chủ. Đảm bảo tính khoa học, tính phù hợp về thời điểm, quỹ thời gian của ban kiểm tra, đảm bảo không ảnh hưởng đến thời gian học tập của học sinh, ổn định về nề nếp kiểm tra, đánh giá, triển khai và làm đủ, làm đúng các yêu cầu của các tiêu chí đã đặt ra trước khi kiểm tra, đánh giá.

Công tác thi đua - khen thưởng, nâng lương sớm, đề bạt, cử đi học... phải chính xác, kịp thời và thoải đáng để tạo động lực phấn đấu cho mỗi cá nhân giáo viên và mỗi tổ chức trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT nguyễn duy thì, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)