Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT nguyễn duy thì, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 105)

của các biện pháp Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Biện pháp 1 SL 45 5 0 41 6 3 % 90% 10,0 0 82,0 12,0 6,0 Biện pháp 2 SL 47 3 0 38 8 4 % 94,0 6,0 0 76,0 16,0 8,0 Biện pháp 3 SL 42 8 0 27 16 7 % 84,0 16,0 0 54,0 32,0 14,0 Biện pháp 4 SL 46 2 2 42 4 4 % 92,0 4,0 4,0 84,0 8,0 8,0 Biện pháp 5 SL 45 5 0 38 8 4 % 90,0 10,0 0 76,0 16,0 8,0 Biện pháp 6 SL 45 3 2 35 12 3 % 90,0 6,0 4,0 70,0 24,0 6,0 75 80 85 90 95 100 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhận thức về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp

Tổng tỷ lệ nhận thức về sự cần thiết và rất cần thiết Tổng tỷ lệ nhận thức về tính khả thi và rất khả thi Ghi chú:

Biện pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò quan

trọng của ĐNGV trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát

triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy

tiềm năng của đội ngũ.

Biện pháp 4: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn,

nghiệp vụ cho giáo viên.

Biện pháp 5: Có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ

giáo viên.

Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ

của đội ngũ giáo viên.

Qua kết quả thăm dò 6 biện pháp nêu trên (bảng 3.1 và biểu đồ 3.1) cho thấy mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp phát triển ĐNGV trường THPT Nguyễn Duy Thì mà tơi đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả trong công tác phát triển ĐNGV THPT. Đây cũng có thể là 6 biện pháp mà các trường THPT có hồn cảnh tương tự có thể áp dụng.

Kết luận chương 3

Dựa vào kết quả của chương 1 và chương 2, chúng tôi mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGV trường THPT Nguyễn Duy Thì. Các biện pháp đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện. Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trị riêng nhưng chúng khơng tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả phân tích ở trên, chúng tơi rút ra một số kết luận sau: ĐNGV là lực lượng có vai trị quyết định chất lượng đào tạo trong các trường THPT. Để đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và những đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn GD&ĐT, trường THPT Nguyễn Duy Thì cần có những bước đi vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. ĐNGV nhà trường cần được củng cố, phát triển đồng bộ cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng, góp phần trực tiếp quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thực trạng ĐNGV và cơng tác phát triển ĐNGV nhà trường cịn bộc lộ một số vấn đề bất cập, có ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của nhà trường.

Thông qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển ĐNGV, luận văn bước đầu đề xuất được 6 biện pháp nhằm phát triển ĐNGV trường THPT Nguyễn Duy Thì trong giai đoạn hiện nay.

Thứ nhất: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của ĐNGV đối với sự phát triển của nhà trường.

Thứ hai: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Thứ ba: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng ĐNGV nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ.

Thứ tư: Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

Thứ năm: Có chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

Các biện pháp nêu trên là một thể thống nhất, đồng bộ, có tác động hỗ trợ lẫn nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài trong chiến lược xây dựng ĐNGV nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Xây dựng chiến lược và kế hoạch xây dựng ĐNGV một cách tổng thể, đồng thời xây dựng môi trường pháp lý bảo đảm tăng cường tính chủ động, sáng tạo của ĐNGV trong các trường THPT.

Xây dựng cơ chế đánh giá đúng chất lượng, tiềm năng, sự cống hiến, đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng đội ngũ nhà giáo THPT.

Nâng cao chất lượng của hệ thống các trường sư phạm, tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng, tăng cường các khoá bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV theo các chương trình tiên tiến nhằm đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới.

2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Cần có kế hoạch tổng thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của tỉnh Vĩnh Phúc trong từng giai đoạn và từng năm học.

Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để hoàn thiện các chế độ, chính sách ưu tiên đặc biệt đối với ĐNGV và công tác phát triển ĐNGV, tăng cường ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên trường THPT Nguyễn Duy Thì.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học cho nhà trường theo hướng chuẩn hoá.

Tăng quyền chủ động, tự chủ hơn nữa cho trường trong việc thực hiện nhiệm vụ và các hoạt động của trường.

2.3. Đối với trường THPT Nguyễn Duy Thì

2.3.1. Đối với lãnh đạo nhà trường

Hoàn thiện, xúc tiến việc ban hành và thực hiện quy chế tổ chức, hoạt động của Trường THPT Nguyễn Duy Thì.

Định kỳ hàng năm, rà soát, bổ sung và điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 để đánh giá các biện pháp thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hố, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường.

Đánh giá và quan tâm đúng mức đến công tác xây dựng phát triển ĐNGV trong quy hoạch tổng thể của nhà trường.

Khảo sát và đánh giá đúng thực chất của đội ngũ, đánh giá đúng năng lực và hiệu quả công việc của từng giáo viên là một việc nhà trường cần phải làm thường xuyên, minh bạch. Sau đánh giá phải có những giải pháp khắc phục hoặc thuyên chuyển, cử đi học hoặc khơng bố trí giảng dạy, chuyển làm việc khác với những giáo viên không đủ năng lực.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho ĐNGV về cả chính trị, kiến thức, kỹ năng... Tăng cường chỉ đạo, giám sát việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên, có chế độ động viên kịp thời.

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, có chính sách và cơ chế hỗ trợ hợp lý đối với giáo viên đi học nâng cao trình độ, đối với cơng tác thi đua, khen thưởng.

Tham mưu với Sở GD&ĐT để chủ động bố trí, sắp xếp ĐNGV đảm bảo về số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu.

2.3.2. Đối với giáo viên

Cần nhận thức đúng về vị trí, chức năng và nhiệm vụ chính trị của nhà trường cũng như vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trước những yêu cầu của thực tiễn giáo dục và nhà trường, từ đó chia sẻ và khắc phục những khó khăn. Trước mắt yên tâm công tác, tự phấn đấu, tự rèn luyện bản thân và có ý thức xây dựng nhà trường.

Mỗi giáo viên phải có thái độ tích cực đối với việc học tập nâng cao trình độ cũng như đối với việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban bí thư Trung ương Đảng (2004), Chỉ thị 40 - CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục,

Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (1995), Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc

vận dụng vào quản lý giáo dục. Học viện cán bộ quản lý Giáo dục và Đào

tạo, Hà Nội.

3. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm quản lý giáo dục. Học viện cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2010), Quản lý nhà trường. Bài giảng lớp Cao học Quản lý giáo dục K9, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai - Vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Bộ chính trị (2009), Thơng báo Kết luận số: 242 - TB/TƯ, ngày

15/04/2009, Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường

trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp bậc học (Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), Hà nội.

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học

quản lý. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2006), Bài giảng: Lý luận đại

cương về quản lý, Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Quản lý đội ngũ. Giáo trình cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN.

11. Nguyễn Đức Chính (2009), Chất lượng và quản lý chất lượng giáo dục đào tạo. Bài giảng lớp cao học Quản lý giáo dục khoá 9, Đại học giáo

12. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Giáo dục. 13. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế

kỷ XXI. Nxb Giáo dục Việt Nam.

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành Trung ương Đảng khố VIII. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại học Đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

18. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Vǎn Tảo, Bùi Hiền (2001),

Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.

20. Vũ Ngọc Hải (2006), Quản lý nhà nước về giáo dục. Nxb giáo dục Hà Nội. 21. Vũ Ngọc Hải - Đặng Bá Lãm - Trần Khánh Đức (2007), Giáo dục Việt

Nam đổi mới và phát triển hiện đại hoá. Nxb Giáo dục Hà Nội.

22. Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý (Bài giảng), Hà Nội. 23. Trần Bá Hoành (2007), Định hướng nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng

giáo viên giai đoạn 2007-2010. Tạp chí giáo dục, Hà Nội.

24. Trần Kiểm (2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Người giáo viên thế kỷ XXI: Sáng tạo-Hiệu

quả. Tạp chí dạy và học ngày nay(7), Hà Nội.

28. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản của Quản lý giáo dục. Trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương 1, Hà Nội.

29. Quốc hội (2005), Luật Giáo dục, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

30. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội

31. Trần Quốc Thành (2009), Khoa học quản lý. Bài giảng cho học viên cao

PHỤ LỤC 1

PHIẾU HỎI Ý KIẾN

(Dành cho chuyên viên và cán bộ quản lý giáo dục )

cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết, tính khả thi của 06 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT Nguyễn Duy Thì, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay.

(Đ/c đánh dấu X vào ơ mà đồng chí cho là hợp lý ).

TT TÊN BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ KHẢ THI Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên)

Để có căn cứ khách quan, toàn diện về thực trạng và biện pháp phát triển ĐNGV trường THPT Nguyễn Duy Thì phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Nguyễn Duy Thì, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”, xin thầy (cơ) vui lịng cho biết một số thông tin và ý kiến của mình theo yêu cầu của các câu hỏi sau:

2. Xin thầy(cô) vui lịng cho biết:

2.1. Tiêu chí trong việc bố trí cán bộ giáo viên của nhà trường ?

2.2. Nhà trường đã giúp đỡ giáo viên mới hịa nhập trong những ngày đầu vào mơi trường làm việc chủ yếu bằng con đường nào?

2.3. Nhà trường có tổ chức đánh giá việc thực hiện cơng việc của GV theo định kỳ khơng? Chu kỳ phổ biến và mục đích của việc đánh giá của nhà trường?

2.4. Nhà trường có thường xuyên tổ chức cho GV được tham gia bồi dưỡng chuyên mơn, nghiệp vụ? Nội dung chương trình bồi dưỡng do ai xác định? 2.5. Theo Thầy (cô), đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng như thế nào để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy hiện nay(chọn và đánh số từ 1 đến hết)

2.6. Trong cơng tác bồi dưỡng, thầy ( cơ) thấy hình thức nào phù hợp nhất với bản thân?

2.7. Những khó khăn của thầy ( cô) trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

2.8. Thầy / cô được làm việc trong điều kiện lao động như thế nào?

2.9. Theo Thầy/ cơ để có thể tạo động lực cho giáo viên, nhà trường cần phải quan tâm đến những vấn đề gì sau đây?

*) Trả lương xứng đáng: *) Tạo cơ hội thăng tiến:

*) Cải thiện điều kiện lao động:

*) Quan tâm đến các chế độ chính sách, phúc lợi ngồi lương: *) Tôn trọng người lao động:

3. Xin thầy ( cô) cho biết ý kiến khác (nếu có) về các biện pháp quản lý

ĐNGV trong đề tài trên và nêu rõ lý do:

4. Xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về các biện pháp trong đề tài “Phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Nguyễn Duy Thì, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay”:

(Đ/c đánh dấu X vào ơ mà đồng chí cho là hợp lý ).

TT TÊN BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT MỨC ĐỘ KHẢ THI Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT nguyễn duy thì, tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 105)