Các đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn và phác đồ kháng sinh

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả an toàn của amikacin trong một số bệnh nhiễm khuẩn (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2.2.Các đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn và phác đồ kháng sinh

3.2. NGHIÊN CỨU TIẾN CỨU ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG AMIKACIN

3.2.2.Các đặc điểm bệnh nhiễm khuẩn và phác đồ kháng sinh

3.2.2.1. Bệnh lý nhiễm khuẩn và phác đồ kháng sinh

66

Bảng 3.16. Đặc điểm bệnh lý nhiễm khuẩn và phác đồ kháng sinh trong mẫu nghiên cứu tiến cứu

Chỉ tiêu nghiên cứu Số bệnh nhân %

Loại NK (n=144) Hô hấp 132 91,7 Phác đồ kháng sinh 2 kháng sinh 121 86,4 3 kháng sinh 19 13,6 Tổng 140 100,0 Phác đồ 2 kháng sinh (amikacin + kháng sinh khác) + cephalosorin thế hệ III/IV 98 81,0 + betalactam khác 18 14,9 + kháng sinh khác 5 4,1 Tổng 121 100,0 Nhận xét:

Tương tự như trong nhóm sử dụng amikacin hồi cứu, loại nhiễm khuẩn chính trong mẫu nghiên cứu là nhiễm khuẩn hô hấp, với phác đồ kháng sinh chủ yếu là phối hợp amikacin và cephalosporin thế hệ III, IV. Rất ít trường hợp kháng sinh khác (quinolon, fosfomycin) phối hợp với amikacin (4,1%).

3.2.2.2. Kết quả xét nghiệm vi khuẩn gây bệnh

- Kết quả phân lập vi khuẩn trong mẫu bệnh nhân nghiên cứu

Các chủng vi khuẩn phân lập được, tỷ lệ nhạy với amikacin và MIC90 của các chủng vi khuẩn trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.17. Trong nghiên cứu này, chỉ các chủng nhạy cảm với amikacin theo kết quả kháng sinh đồ mới được tiếp tục tiến hành làm MIC nên các MIC90 được tính cho quần thể nhạy cảm.

67

Bảng 3.17. Đặc điểm về vi khuẩn trong mẫu bệnh nhân nghiên cứu tiến cứu

Loại vi khuẩn Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhạy với amikacin-n (%)

MIC90 (khoảng dao động) ( g/ml)* P.aeruginosa 14 27,5 10 (71,4) 12 (2-12) K. pneumoniae 8 15,7 7(87,5) 3 (2-3) Acinetobacter sp 9 17,6 5 (55,5) 3(1-3) E.coli 5 9,8 4 (80,0) 8 (1,5-8) Enterobacter sp 3 5,9 3 (100,0) 4 (1,5-4) Proteus sp. 2 3,9 1 (50,0) 3 Citrobacter sp. 2 3,9 1 (50,0) 2 S. aureus 7 13,7 4 (57,1) 4(3-4) Enterococcus sp 1 2,0 - - Tổng 51 100,0 35 (68,6) 8 (1-12)

Ghi chú: * MIC thử với các chủng nhạy đã được xác định trước đó bằng bằng phương pháp khoanh giấy).

Nhận xét:

- Trên 80% chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập được từ mẫu nghiên cứu là các vi khuẩn Gr(-), mặc dù bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm chủ yếu là bệnh phẩm đường hơ hấp, cho thấy có khác biệt với các tác nhân gây nhiễm khuẩn cộng đồng .

- Trong số các chủng phân lập được, trực khuẩn mủ xanh, K.pneumoniae, A.baumannii và E. coli là các tác nhân phân lập được nhiều nhất và cịn có tỷ lệ nhạy

cảm khá cao. Tuy nhạy cảm, nhưng MIC của 2 chủng trong số 4 chủng trên lại khá cao (12 g/ml và 8 g/ml).

- Tác nhân Gr(+) điển hình nhất trong mẫu nghiên cứu là tụ cầu vàng. Một vi khuẩn Gr(+) khác thu được trong mẫu nghiên cứu là Enterococcus, không được làm MIC vì xét nghiệm độ nhạy cảm của amikacin trên chủng này khơng cho kết quả tin cậy và khơng có ý nghĩa dự báo hiệu quả trên lâm sàng.

- Mặc dù tỷ lệ nhạy cảm chung của quần thể vi khuẩn khá cao (>70%) nhưng MIC90 của toàn bộ chủng vi khuẩn nhạy cảm trong mẫu nghiên cứu cũng khá cao (8mcg/ml).

68

- Kết quả MIC của các vi khuẩn nhạy cảm trong các bệnh viện nghiên cứu

Các vi khuẩn nhạy cảm với amikacin thu được từ các bệnh phẩm của bệnh nhân có chẩn đốn tương tự với mẫu nghiên cứu tiến cứu được xác định MIC và kết quả được trình bày ở bảng 3.18

Bảng 3.18. Đặc điểm về vi khuẩn tại các bệnh viện

Loại vi khuẩn BV 108 BV BM BV SP BV TN

n MIC90 n MIC90 n MIC90 n MIC90

P.aeruginosa 5 3 6 12 5 4 7 4 K. pneumoniae 9 4 23 3 9 3 6 2 Acinetobacter sp. - - 3 3 1 3 1 1 M.catarrhalis 6 12 - - - - - - E.coli 5 2 7 8 8 4 9 2 Enterobacter sp. - - 10 3 1 3 3 1,5 Proteus sp. - - - - 1 3 2 3 Citrobacter sp. - - - - - - 2 2 Serratia marcescens - - - - 4 4 - - S. aureus - - - - 3 3 10 4 Tổng 25 8 49 8 32 4 41 3

Ghi chú: * MIC thử với các chủng nhạy (được xác định bằng bằng phương pháp khoanh giấy).

Nhận xét:

- Các chủng vi khuẩn nhạy cảm tương tự với các chủng vi khuẩn trong mẫu bệnh nhân tiến cứu và tương tự với bệnh nhân hồi cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- MIC90 của quần thể chủng nhạy cảm khác biệt giữa các bệnh viện, trong đó 2 bệnh viện tuyến trung ương có MIC90 của quần thể cao hơn so với 2 bệnh viện tuyến thành phố.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả an toàn của amikacin trong một số bệnh nhiễm khuẩn (Trang 75 - 78)