Nhà nước cần hoàn thiện một khung quy định chung mang tính tổng thể liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại nói chung, cũng như truyền thơng nói riêng. Những quy định này sẽ là những hướng dẫn cụ thể để doanh nghiệp khơng cịn lúng túng khi phải đối diện với những vấn đề mới phát sinh từ thực tế hoạt động thương mại tại Việt Nam
Theo sự tìm hiểu, hiện nay mới chỉ có Luật thương mại, Nghị định quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động động xúc tiến có sự điều chỉnh đối với hoạt động xúc tiến nói chung, cịn hoạt động truyền thơng marketing điện tử thì vẫn chưa
có văn bản pháp luật nào có sự quy định rõ ràng mà chỉ có một số nghị định liên quan đến một số hoạt động trong marketing điện tử, bao gồm:
• Nghị định số 90/2008/NĐ-CP về chống thư rác
• Nghị định 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
Chưa kể đến là hiện nay cơng nghệ phát triển nhanh nên những hình thức truyền thơng mới cũng liên tục được thực hiện và cải tiến, nếu khơng có một luật điều chỉnh chung thì khó có thể quản lý được một cách tổng thể các hoạt động truyền thơng. Bên cạnh đó, nhà nước chỉ nên đóng vai trị là người hướng dẫn và đề ra những quy định chung chứ không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động truyền thông của mỗi doanh nghiệp, đảm bảo được tính cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Các cơ quan chủ quản cũng nên xem xét về vấn đề thực thi các quy định pháp luật liên quan tới thương mại điện tử và đặc biệt là hoạt động truyền thơng. Tuy có luật nhưng hiệu lực đối với các hoạt động trong lĩnh vực đó thấp. Pháp luật về thương mại điện tử, cũng như marketing trực tuyến đều còn mới, hiệu lực chỉ trong 3 năm gần đây và lĩnh vực áp dụng là công nghệ cao, cho nên cần triển khai thực thi chặt chẽ ngay từ đầu, tránh tình trạng để lơi lỏng, giảm tác dụng sau này, khi mà các hoạt động ngày càng cần đến sự điều chỉnh của luật.
Một vấn đề nữa đó là vấn đề hành vi gian lận, lừa đảo hay sử dụng thông tin khách hàng trái phép trong quá trình triển khai các hoạt động truyền thơng. Nhà nước vẫn chưa có những biện pháp thực sự quyết liệt và có tính răn đe cao, hiện nay, tất cả các loại hình tội phạm cơng nghệ cao mới chỉ có mức xử lý cao nhất là phạt hành chính như cảnh cáo, thơng báo cho đơn vị quản lý, hoặc phạt tiền mà mức xử phạt không tương xứng với hành vi. Việt Nam hiện còn thiếu những văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết việc xử lý và các biện pháp chế tài trong những trường hợp có vi phạm xảy ra. Đặc biệt có thể kể đến những vi phạm trong việc thu thập và xử lý là dữ liệu cá nhân, một cơ sở quan trọng trong hoạt động truyền thông, tiêu biểu thu thập trái phép địa chỉ email, đặt cookie theo dõi, phần mềm gián điệp. Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh các hành vi liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân một cách có hệ thống và tồn diện. Nhưng việc bảo vệ thông tin cá nhân cũng đã được nhắc đến trong điều 31, 38 bộ
luận dân sự năm 2005; điều 46 trong luật giao dịch điện tử; điều 21, 22, 72 tại luật Công nghệ thông tin năm 2006; nghị định 63/2007/NĐ – CP và tháng 4/2007; thông tư 09/2008/TT-BCT tháng 7/2008. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, cần phải có một tổ chức quy mơ lớn hơn, có năng lực, trình độ chun mơn cao và đủ quyền hạn để đấu tranh với các loại hình tội phạm mới này.
Nhà nước cũng tăng cường việc tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của luật để người sử dụng internet, cũng như doanh nghiệp có thể cập nhật, hiểu để tự bảo vệ mình cũng như triển khai các hoạt động truyền thơng một cách thích hợp.