Ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài tới nâng cao hiệu quả truyền thông marketing điện tử

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông marketing điện tử tích hợp của chodientu vn (Trang 28 - 32)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRUYỀN THƠNG

3.2.3. Ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài tới nâng cao hiệu quả truyền thông marketing điện tử

thơng marketing điện tử

Như đã phân tích ở phần trên, những yếu tố bên ngồi có ảnh hưởng lớn nhất tới vấn đề nghiên cứu đó là vấn đề về cơng nghệ thơng tin, yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố về pháp luật, yếu tố kinh tế.

Trong phạm vi đề tài, tác giả xin được đưa ra đánh giá trên hai khía cạnh ảnh hưởng là thách thức và cơ hội của những yếu tố trên đối với hoạt động truyền thơng tại CĐT

3.2.3.1. Yếu tố cơng nghệ thơng tin

Vì truyền thơng marketing tích hợp của CĐT chủ yếu là dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, tiêu biểu là mạng internet để truyền tải thông điệp tới khách hàng, nên yếu tố này có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả truyền thông trong từng chiến dịch marketing của CĐT

a. Cơ hội:

− Các kênh truyền thơng online thì có chi phí thấp hơn so với các kênh truyền thơng trước đây mà vẫn có những hiệu quả nhất định

− Có thể tiếp cận tới tập khách hàng lớn, không bị rào cản về khu vực địa lý

− Có sự tương tác hai chiều, CĐT có thể nhận được phản hồi ngay trong những chương trình truyền thơng, đo lường được những thơng số (cơng cụ phân tích web - web analytics, chi phí CPM, CPC, CPA) nhằm đánh giá được ngay hiệu quả của chương trình tryền thơng đó

− Cá nhân hóa các thơng điệp truyền thông (dựa trên cơ sở dữ liệu về khách hàng – hệ thống quản trị quan hệ khách hàng, phân tích hành vi khách hàng dựa trên Google Analytics) để có thể truyền thông trực tiếp tới khách hàng, nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

− Triển khai các hình thức truyền thơng đa phương tiện tới khách hàng chứ không chỉ đơn lẻ một hình thức văn bản đơn thuần như trước đây

b. Thách thức:

− Thách thức ở đây chính là đường truyền mạng internet cũng như là băng thông mạng khi khách hàng tiến hành giao dịch (đặc biệt trong các chương trình xúc tiến)

− Địi hỏi đối tượng tiếp nhận thơng điệp truyền thơng phải là những người có trình độ nhất định về mạng internet và có thái độ tích cực khi mua sắm trên mạng.

− Internet tạo ra sự tương tác cao với tập khách hàng mục tiêu. Nhưng để tạo ra được điều đó địi hỏi các nhà marketing phải am hiểu về cơng cụ để thực hiện cũng như đó lường chiến dịch online marketing.

3.2.3.2 Yếu tố văn hóa xã hội a. Cơ hội:

− Dân số Việt Nam là dân số trẻ khoảng 35% dân số từ độ tuổi 15-35 tuổi, CĐT tập trung vào thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đây là những thị trường hết sức sơi động và mức độ tiếp cận internet rất cao. Đa số người sử dụng internet ở Việt Nam đều tập trung vào đối tượng trẻ, có tri thức và thu nhập ổn định, thường xuyên sử dụng internet để tìm kiếm thơng tin và giải trí.

− Số người sử dụng internet chiếm 24,67% dân số (theo www.vnnic.vn, tính đến tháng 2/2009). Số thuê bao băng thông rộng đạt hơn 2,1 triệu, tăng 40 lần so với năm năm trước. Với 57% dân số dưới độ tuổi 25 (TNS 2008), internet là kênh truyền thông lý tưởng cho CĐT khi muốn tiếp cận với giới tiêu dùng trẻ, đặc biệt là phân khúc thuộc lứa tuổi 17-30. Lý do truy cập internet đã có thay đổi đáng kể năm 2008 so với 2007. CĐT cần xem xét kế hoạch truyền thơng sao cho phù hợp với thói quen và hành vi của khách hàng

Bảng 3.4: thói quen truy cập internet của người sử dụng

Năm 2007 Năm 2008

Cập nhật thông tin Cập nhật thơng tin Nghe nhạc Tìm kiếm thơng tin Kiểm tra eMail Kiểm tra email

Chat Chat

Tìm kiếm thơng tin Tham gia mạng cộng đồng

Nguồn: TNS media Việt Nam

− Người dùng đã có nhận thức và thói quen nhất định khi mua sắm và giao dịch trên mạng, những người sử dụng đã biết đến thương mại điện tử và bước đầu có thói quen mua sắm qua mạng.

b. Thách thức

− Tuy đã có nhận thức về thương mại điện tử nhưng nhận thức là chưa đầy đủ và cịn có sự hiểu sai khi tiến hành giao dịch trên CĐT, việc hỗ trợ và truyền thơng từ đó cũng gặp nhiều cản trở nhất định. Người mua và người bán trên CĐT có thể chưa nghiêm túc trong quá trình mua bán của mình khiến ảnh hưởng tới uy tín của CĐT và gây mất lịng tin đối với những thành viên tham gia mua bán trên CĐT

− Suy nghĩ về sự thiếu tin cậy với việc mua sắm trên mạng, chất lượng sản phẩm cũng là những yếu tố rào cản khi truyền thông trên mạng. Người Việt Nam vẫn muốn nhìn thấy thực tế sản phẩm, nên yếu tố truyền thông cần phải xây dựng sao cho thuyết phục nhất với người dùng internet

− Cũng liên quan đến hoạt động truyền thông mà trực tiếp là email, theo cơng bố “Vietnam email usage report 2008” thì 76,2% email quảng cáo của các doanh nghiệp nhanh chóng bị bỏ vào thùng rác nếu thông tin người gửi là đối tượng họ khơng biết và 61,9% đối với thơng tin khơng có người nhận rõ ràng. 53,3% nữ giới và 33,3% nam giới sẽ đưa ra quyết định mua sắm nếu hình thức email marketing được thực hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp. Đây là kết quả của nghiên cứu về thói quen và cách sử dụng email của người Việt Nam do VinaiMarketing thực hiện trong năm 2008 vừa qua. Đây là yếu tố mà CĐT nên xem xét khi triển khai hoạt động email marketing của mình.

3.2.3.3. Yếu tố pháp luật – những quy định chính sách a. Cơ hội:

− Tạo hành lang pháp lý cho việc truyền thơng, đó sẽ là những chỉ dẫn cụ thể cho việc lên kế hoạch và triển khai những chương trình marketing tại CĐT.

− Nhà nước rất quan tâm tới lĩnh vực mới này và đã có sự nghiên cứu, ban hành các văn bản luật, các chính sách liên quan tới thương mại điện tử.

b. Thách thức:

− CĐT luôn phải cân đối giữa việc đạt được mục tiêu truyền thơng của mình và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

− Hiện nay, luật liên quan đến quảng cáo cũng đang được xây dựng nên cũng có nhiều điều cịn chưa rõ ràng, chi tiết (ví dụ như những đề xuất bất hợp lý liên quan đến việc quảng cáo trên trang web tại dự thảo Luật Quảng cáo đang được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch soạn thảo mà theo các doanh nghiệp vẫn chưa sát thực tế cũng như can thiệp quá sâu vào hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp).

3.2.3.4. Yếu tố kinh tế a. Cơ hội:

− Thương mại điện tử ở Việt Nam rất tiềm năng nên nhận được nhiều sự đầu tư từ trong và ngoài nước. CĐT đã nhận được sự đầu tư của Quỹ đầu tư IDG và sự hỗ trợ từ ngân hàng SoftBanks, www.eBay.com nên có thể nói hoạt động kinh doanh của CĐT cũng có nhiều điều thuận lợi.

− Nhà nước cũng có những hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong thời kì suy thối kinh tế nên doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội để đầu tư duy trì và phát triển hơn nữa, trong đó có CĐT.

b. Thách thức:

− Kinh tế suy thoái trong thời gian dài.

− Thu nhập của người dân giảm sút.

− Nguồn đầu tư cũng có xu hướng thu hẹp.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông marketing điện tử tích hợp của chodientu vn (Trang 28 - 32)