Thực trạng hoạt động dạy học của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 31 - 36)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. Khảo sát thực trạng dạy họ cở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm –

2.2.5. Thực trạng hoạt động dạy học của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng

- Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc giáo dục đạo đức cho trẻ thơng qua truyện cổ tích.

- Thực trạng về mức độ cảm thụ, kĩ năng kể chuyện cổ tích của trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.

2.2.2 Vài nét về khách thể điều tra

Để tìm hiểu thực trạng của một số biện pháp giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích. Chúng tôi tiến hành điều tra qua 5 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và 37 trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi thuộc trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La.

2.2.3. Thời gian điều tra

Từ ngày 8/2/2013 đến 8/4/2013

2.2.4. Phương pháp điều tra

- Phương pháp sử dụng phiếu điều tra. - Phương pháp quan sát, trao đổi trò truyện. - Dự giờ tiết kể chuyện cổ tích.

- Dùng tốn học thống kê để xử lí kết quả thu được.

2.2.5. Thực trạng hoạt động dạy học của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La

Trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La được thành lập vào ngày 1/10/2011, là một trong các trường công lập đặc biệt khó khăn thuộc vùng 3 nằm trong địa bàn huyện Thuận Châu, vì mới được thành lập nên trường có khá ít trẻ nhưng số lượng trẻ tương đối ổn định.

Trường có diện tích rộng rãi với 1000 m2, trong đó đã sử dụng 240m2

(chiếm 24% tổng diện tích). Vì trường mới được thành lập nên cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây dựng, cịn rất nghèo nàn. Trường có phịng học cịn khá chật hẹp, điều kiện vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng dụng cụ phục vụ cho cơng tác giảng

dạy cịn ít. Đặc biệt, ở mỗi nhóm lớp chưa có phương tiện nghe nhìn hiện đại như tivi, đầu đĩa VCD… giáo viên trong trường phải chủ động chuẩn bị phương tiện để giảng dạy theo từng chủ điểm giáo dục.

Trường có tổng số 6 cán bộ công nhân viên và đều là nữ. Trong đó có 1 hiệu trưởng. Cán bộ trong trường đều rất nhiệt tình trong công việc và quan tâm sát sao tới chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nhà trường đã xét tuyển và cử giáo viên tham gia đào tạo lên cao đẳng và đại học. Đồng thời nhà trường cũng đẩy mạnh công tác chuyên môn. Hàng năm đều cử giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi. Đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình trong cơng tác, có quan hệ giao tiếp, ứng xử tốt với đồng nghiệp, phụ huynh và mọi người xung quanh. Có đạo đức nghề nghiệp và lối sống đúng đắn. Đối với trẻ thì gần gũi, nhẹ nhàng và thân thiện… Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả.

Trình độ đội ngũ giáo viên của cơ sở được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng số liệu 1

TT Trình độ đào tạo Dân tộc Số năm công tác Đạt danh hiệu giáo viên giỏi 1 Đại học Cao đẳng Trung cấp Chưa đạt Kinh Dân tộc khác 1-3 năm 4- 10 năm Trên 10 năm Trường Huyện Tỉnh 2 2 0 2 1 3 2 1 3 1 0 1 0

Qua bảng số liệu 1 ta có thể nhận thấy:

- Giáo viên có trình độ đào tạo trình độ Đại học sư phạm mầm non với số lượng 2/5 giáo viên được điều tra chiếm 40%.

- Giáo viên có trình độ đào tạo trình độ Trung cấp sư phạm mầm non với số lượng 2/5 giáo viên được điều tra chiếm 40% bằng số lượng giáo viên được đào tạo ở trình độ Đại học sư phạm mầm non.

- Giáo viên chưa được đào tạo được điều tra với số lượng 1/5 giáo viên chiếm 20%.

Về đội ngũ giáo viên, trường có 5 giáo viên đứng lớp với 1 giáo viên chưa đạt chuẩn, 4 giáo viên đã đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 4 giáo viên mẫu

giáo và 1 giáo viên nhà trẻ. Mặc dù cơ sở có một nửa số lượng giáo viên ở trình độ trung cấp nhưng đây đều là những giáo viên dày dạn kinh nghiệm và nhiệt tình trong cơng việc. Qua bảng số liệu điều tra ta thấy tại trường mầm non mà chúng tôi tiến hành khảo sát chủ yếu là giáo viên có số năm cơng tác từ 1 đến 5 năm và có 2 giáo viên có số năm cơng tác trên 10 năm. Với số năm cơng tác đó tuy chưa phải là 100% giáo viên đều có số năm cơng tác cao nhưng với khoảng thời gian làm việc như ở bảng số liệu đã ghi cụ thể thì đây là một đội ngũ giáo viên vững vàng trong việc giảng dạy và chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Nhìn chung trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La với 80% đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật đảm bảo yêu cầu, trường luôn thực hiện tốt các quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục với địa phương… Tuy nhiên do điều kiện trường vừa được thành lập nên việc chăm sóc – giáo dục trẻ vẫn cịn nhiều hạn chế cần khắc phục. Chính vì vậy mà việc tổ chức giáo dục cho trẻ qua giờ làm quen với truyện cổ tích của các cơ cịn gặp nhiều khó khăn, trẻ ít được trải nghiệm, cơ khó bao quát hết được hết các hoạt động của trẻ trong giờ.

Chúng tôi điều tra 5 giáo viên của trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La. Sau khi điều tra chúng tôi nhận thấy nhận thức của giáo viên về việc hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ thơng qua truyện cổ tích như sau:

Khi hỏi về: Câu 1: Theo cô truyện cổ tích có vai trị như thế nào đối với sự

hình thành và phát triển đạo đức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi?

Để trả lời cho câu hỏi này 100% giáo viên đều có ý kiến cho rằng việc GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua truyện cổ tích là quan trọng và đặc biệt quan trọng. Với kết quả trên cho thấy 100% giáo viên đã có nhận thức đúng về vai trị và sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức thông qua truyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Khi hỏi về câu hỏi 2: Theo cơ có cần thiết đưa truyện cổ tích vào dạy ở trường mầm non cho đối tượng mẫu giáo 5 đến 6 tuổi không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, 5/5 giáo viên chiếm 100% ý kiến cho rằng việc đưa truyện cổ tích vào dạy ở trường mầm non cho đối tượng trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi là rất cần thiết.

Khi hỏi về câu hỏi 3: Giáo dục đạo đức trong văn học thường qua những thể loại nào là nhiều nhất?

Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là vô cùng quan trọng, vì vậy việc lựa chọn hình thức giáo dục cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết. Hầu hết các ý kiến của giáo viên trong trường (3/5 giáo viên chiếm 60%) có ý kiến cho rằng

“truyện” chính là thể loại được đưa vào giáo dục đạo đức trong văn học nhiều

nhất. Có 1/5 Giáo viên chiếm 20% ý kiến cho rằng “thơ” là thể loại được sử

dụng nhiều trong việc giáo dục đạo đức trong văn học, 1/5 giáo viên chiếm 20% ý kiến lại cho rằng “đồng dao” là đáp án cho câu hỏi này. Như vậy đại đa số ý kiến của các giáo viên trong trường đã cho ta thấy rõ hơn về vai trò tầm quan trọng của “truyện” đối với việc giáo dục đạo đức trong văn học.

Với câu hỏi 4: Cô hãy cho biết các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu

giáo 5 đến 6 tuổi?

Tất cả các giáo viên đều chung một ý kiến cho rằng: nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo nói chung và lứa tuổi 5 đến 6 tuổi nói riêng là nhằm hình thành tình cảm cảm xúc đạo đức, hình thành những thói quen hành vi đạo đức và hình thành những biểu tượng và chuẩn mực đạo đức sơ đẳng.

Khi hỏi về câu hỏi 5: Cơ có hay sử dụng truyện cổ tích để giáo dục đạo đức

cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi không?

Phần lớn giáo viên còn khá rụt rè trong việc sử dụng truyện cổ tích để GDĐĐ cho trẻ. Có đến 80% giáo viên nói rằng họ chỉ thỉnh thoảng sử dụng truyện cổ tích để GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.

Khi hỏi về câu hỏi 6: Cô hãy cho biết phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 đến 6 tuổi thơng qua truyện cổ tích?

Hầu như các giáo viên đều lựa chọn dùng phương pháp nêu gương, giải thích cịn số ít giáo viên còn lại lựa chọn phương pháp dùng tình cảm hay phương pháp khen ngợi, chê trách. Việc GDĐĐ cho trẻ thơng qua truyện cổ tích được sử dụng rất nhiều phương pháp trong đó một phương pháp hữu hiệu đó là nêu gương, giải thích. Tuyến nhân vật trong truyện cổ tích rất rõ ràng, vì vậy việc giải thích cho trẻ những hành động cao đẹp, những tấm gương tốt là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó cần biết kết hợp với các phương pháp khác như dùng tình cảm, khen ngợi, chê trách hay luyện tập hành vi ứng xử sẽ góp phần GDĐĐ cho trẻ rất hiệu quả.

Khi hỏi về câu hỏi 7: Trong giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thơng qua giờ kể chuyện cổ tích cơ có sử dụng đồ dùng trực quan khơng?

100% giáo viên đều khẳng định mình ít sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ kể truyện cổ tích. Điều này ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng của bài

học. Đồ dùng trực quan đóng một vai trị rất lớn trong sự tiếp nhận của trẻ đối với việc lĩnh hội tri thức. Vì vậy giáo viên cần thực sự quan tâm đến việc chuẩn bị đồ dùng trực quan trước khi đến lớp để giờ kể chuyện cổ tích đạt hiệu quả cao nhất.

Khi hỏi về câu hỏi 8: Khi sử dụng truyện cổ tích để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi trong điều kiện cơ sở vật chất cịn nhiều khó khăn, nhà trường có tổ chức buổi ngoại khóa nhằm nâng cao khả năng tiếp nhận của trẻ không?

“Thỉnh thoảng” là câu trả lời của 5/5 giáo viên chiếm 100% ý kiến.

Sau khi tiến hành điều tra bằng test chúng tôi tiến hành điều tra bằng câu hỏi tự luận như sau:

Khi hỏi về: Khi sử dụng truyện cổ tích để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cơ đã gặp những thuận lợi, khó khăn gì?

Với câu hỏi này đa số giáo viên đều trả lời thuận lợi thì rất ít chủ yếu giáo viên đều nói rằng trẻ đều rất ngoan. Tuy nhiên về khó khăn và hạn chế lại được nêu ra rất nhiều. Giáo viên cịn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng truyện cổ tích để giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi như: chưa được phổ cập hết tiếng việt nên việc truyền tải nội dung câu chuyện là vơ cùng khó khăn, ít được tiếp xúc với tivi, chưa có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường…

Khi hỏi về: Cơ có đề xuất gì để GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi không? 90% số giáo viên cho rằng việc đầu tiên là phổ cập tiếng phổ thông, rèn luyện khả năng phát âm, củng cố vốn từ cho trẻ, lựa chọn nội dung phù hợp, nâng cao trình độ tin học cho giáo viên qua các kì tập huấn và tích cực tuyên truyền vai trò của việc giáo dục đạo đức cho phụ huynh…

Từ những kết quả trên cho phép chúng tơi có một vài nhận xét sau: Phần lớn các giáo viên đã nhận thức rõ về vai trị của truyện cổ tích giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức. Tuy nhiên các giờ kể truyện cổ tích lại khơng được tổ chức thường xuyên và với những hình thức khác nhau, nhiều giáo viên chưa lồng ghép, tích hợp để đạt được hiệu quả.

Trong quá trình tiến hành các giáo viên chưa có nhiều biện pháp xác thực để giúp trẻ hiểu truyện một cách tốt nhất vì vậy cần phải sử dụng biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để giúp trẻ hứng thú khi nghe truyện cổ tích nhằm phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)