CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC
3.6. Biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường
Trong việc GDĐĐ cho trẻ nhỏ khi mà mọi nét tính cách đang ở thời điểm ban đầu của sự hình thành thì những tác động giáo dục cần được tập trung về một hướng vì vậy việc thống nhất tác động giáo dục giữa gia đình và nhà trường là vô cùng cần thiết. Số lượng trẻ trong lớp đơng, ngồi đặc điểm chung của lứa tuổi mỗi trẻ lại có những đặc điểm cá biệt riêng. Vì vậy, muốn giáo dục đạo đức cho trẻ đạt hiệu quả thì giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về trẻ thơng qua việc trao đổi, trị chuyện với phụ huynh, trò chuyện với trẻ và quan sát những hành vi của trẻ hàng ngày để giáo viên có những biện pháp giáo dục phù hợp.
Tổ chức họp phụ huynh định kỳ (3 lần/1 năm) để thông báo cho gia đình những cơng việc, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường (họp đầu năm) hoặc kết hợp phổ biến kiến thức giáo dục trẻ cho cha mẹ. Qua bảng thơng báo hoặc qua góc “Tun truyền cho cha mẹ” của nhà trường hoặc của mỗi nhóm, lớp: thơng tin tun truyền tới phụ huynh các kiến thức giáo dục trẻ hoặc thông báo về nội dung hoạt động, các yêu cầu của nhà trường đối với gia đình, hoặc những nội dung mà gia đình cần phối hợp với cô giáo trong việc thực hiện chương trình GDĐĐ cho trẻ. Để việc giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất nên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh ngay từ đầu năm học. Giáo viên cần thơng báo chương trình học của cả một năm cho phụ huynh nắm được. Đưa ra những nội qui, qui chế của trường, lớp, thông qua cuộc họp phụ huynh, nhất trí để cơng tác phối hợp với phụ huynh đạt hiệu quả cao. Thơng qua đó mà phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc GDĐĐ. Giáo viên có thể nắm được đặc điểm của trẻ thơng qua bảng thăm dị phụ huynh như sau:
STT Họ và tên Dân tộc Nam/ Nữ Sở thích Hạn chế cần khắc phục ( tính cách, thói quen,
cư xử, nói năng…)
Họ và tên Bố/mẹ Nhành nghề Số điện thoại
Từ đó giáo viên có thể hiểu được về hồn cảnh, sở thích, thói quen, hành vi thái độ của trẻ, từ đó có biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuyên truyền với phụ huynh về lợi ích của truyện cổ tích trong q trình GDĐĐ cho trẻ. Đến đầu chủ điểm photo cho phụ huynh những câu chuyện cổ tích có nội dung giáo dục tình cảm đạo đức cho phụ huynh xem. Phát cho phụ huynh những bản photo để phụ huynh kể cho con em mình nghe vào lúc rảnh rỗi hay trước khi đi ngủ. Phụ huynh tham quan hoạt động của trường mần non. Giúp đỡ cô sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải để tái sử dụng được để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác dạy học và vui chơi và giờ kể chuyện cổ tích cho trẻ. Ví dụ: Phụ huynh giữ lại các chai dầu rửa bát, chai nước mắm, vỏ bao thuốc lá… làm đồ chơi phục vụ cho trẻ. Giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ khơng thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình yêu là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
Tóm lại, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường đối với việc chăm sóc GDĐĐ trẻ đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục. Sự phối hợp chặt chẽ hai môi trường giáo dục trên, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy q trình phát triển tình cảm đạo đức của trẻ. Giáo viên phải ln trị chuyện tun truyền với phụ huynh về các nội dung giáo dục đạo đức, hành vi đạo đức phù hợp với trẻ để phụ huynh phối hợp rèn trẻ và dạy trẻ tại gia đình.