CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3. Thực trạng hoạt động dạy họ cở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm
Bơm – Thuận Châu – Sơn La
Trường có tổng số trẻ là 123 cháu, trong đó có 1 lớp nhà trẻ, có 4 nhóm lớp mẫu giáo (1 lớp mẫu giáo bé, 1 lớp mẫu giáo nhỡ, 2 lớp mẫu giáo lớn). Trẻ ở trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La, 100% là người dân tộc thiểu số với hai dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái và dân tộc Kháng. Trẻ thường rất ngoan, nhưng lại khá nhút nhát. Trở ngại lớn nhất trong việc tiếp cận truyện cổ tích đó chính là ngơn ngữ. Cụ thể như sau:
Vốn từ được hình thành ở trẻ em được thông qua 2 môi trường: môi trường học tập do nhà trường cung cấp và môi trường giao tiếp tự nhiên qua hoạt động giao tiếp vui chơi giải trí, giao tiếp ở gia đình, cộng đồng. Trẻ ở đây bị hạn chế về mơi trường giao tiếp tiếng Việt vì khi vui chơi theo nhóm và ở gia đình, cộng đồng, vốn từ bằng tiếng Việt không được hiện thực hóa vì các em thường sử dụng ngơn ngữ của dân tộc mình.
Trong những năm gần đây, phần lớn trẻ đã học chương trình làm quen với tiếng Việt nhưng nhìn chung vốn từ và kỹ năng nghe, nói của các em cịn hết sức hạn hẹp. Về số lượng từ các em sử dụng được trong giao tiếp chỉ ở mức có thể nói được những lời nói đơn giản như: chào cô, chào thầy, thưa cô, thưa thầy, cha, mẹ, ông bà hay các sự vật gần giũ như cái bàn, cái ghế, quyển sách, cái bút... Với vốn từ ít ỏi như trên, các em thường chỉ diễn đạt một vấn đề bằng cách nói từng tiếng thay vì nói cả câu. Về phát âm: do ảnh hưởng của ngôn ngữ dân tộc và thổ âm nên các em phát âm sai ở hầu hết dấu thanh và phần vần, có một số vùng phát âm sai một số âm đầu. Ví dụ: Nói tiếng có thanh ngã thành thanh sắc, phát âm sai giữa L và N... Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số hạn hẹp và không thuần nhất: Trong khi học sinh bình thường được học tập, giao tiếp trong mơi trường thuần tiếng Việt thì mơi trường giao tiếp của các em vùng dân tộc thiểu số hết sức hạn hẹp và thiếu tính tích cực. Ở trường, khi học trên lớp, chủ yếu các em được nghe cô giáo giảng bài được luyện đọc nhưng khơng hiểu hết nội dung bài đọc. Cịn khi ra chơi, các em lại nói với nhau bằng tiếng dân tộc mình.
Ngồi ra, do sự thiếu quan tâm của gia đình nên trẻ cịn gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và hoạt động học tập. Đại đa số gia đình các em đều có hồn cảnh khó khăn và đặc biệt khó khăn. Hầu như tại gia đình mình, tại làng bản của các em, mọi người giao tiếp với nhau hoàn tồn bằng tiếng dân tộc, tiếng phổ thơng được sử dụng trong giao tiếp với người trong làng bản là rất hạn hữu. Mặt khác phụ huynh các em hầu như đều có trình độ học vấn thấp, cơng việc chính
của họ là làm nương, làm rẫy. Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với tương lai của con em mình. Việc đưa con đến trường chỉ mang tính chất gửi trẻ để có thời gian đi làm hay nếu có chăng suy nghĩ rằng cho con đi học chỉ là để biết cái chữ, rất ít khi các bậc phụ huynh đến đón trẻ mà hỏi đến tình hình học của trẻ như thế nào. Do vậy, họ chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức đối với việc học tập của con em mình.
Đặc trưng của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng là cần có sự lặp lại, khắc sâu kiến thức trong học tập. Nhưng do điều kiện về văn hóa, xã hội xung quanh trẻ chưa phát triển, chưa phong phú cũng như sự thiếu quan tâm của phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ tại nhà nên việc dạy học chưa đạt được hiệu quả tối ưu.
TIỂU KẾT
Qua kết quả điều tra thực trạng GDĐĐ cho trẻ mẫu giáo 5 đến 6 tuổi thông qua truyện cổ tích tại trường Mầm non Hoa Quỳnh Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La cho thấy: Phần lớn các giáo viên đã nhận thức rõ về vai trị của truyện cổ tích đối với việc giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức, đồng thời nhu cầu tiếp nhận và hứng thú của trẻ tại trường về truyện cổ tích là khá cao. Tuy nhiên giờ kể chuyện cổ tích lại khơng được thường xuyên tổ chức với những hình thức khác nhau, giáo viên thường dạy chay, ít chú ý đến việc gắn truyện với các biện pháp trực quan hoặc thực hành, nhiều giáo viên chưa lồng ghép tích hợp để đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình tiến hành GDĐĐ cho trẻ thơng qua truyện cổ tích, các giáo viên cịn chưa có nhiều biện pháp để giúp trẻ tiếp thu được nội dung và ý nghĩa truyện. Giáo viên chưa thực sự tích cực và cố gắng hết mình trong việc xây dựng và tổ chức tiết học, giáo viên cũng chưa thực sự nhập tâm vào câu chuyện. Bên cạnh đó trẻ lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức do điều kiện, hồn cảnh gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Giáo viên chưa phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ. Vì vậy cần sử dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để giúp trẻ hứng thú với truyện cổ tích, đam mê truyện cổ tích, giúp trẻ phát triển tình cảm đạo đức một cách tồn diện.