CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC
3.2. Biện pháp lựa chọn truyện cổ tích để đạt hiệu quả cao
3.2.1. Truyện cổ tích được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi lứa tuổi
Ở độ tuổi 5 đến 6 trẻ đã có nhiều thay đổi. Trẻ đã biết được nhiều thứ và cũng nắm được những chuẩn mực phán đoán tốt – xấu, nhưng vẫn chưa thuần thục để suy xét vấn đề mang tính lý tính. Tính tình của trẻ cịn chưa ổn định, dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh như: đánh, chửi người khác, làm một số việc không lễ phép... nên cần phải chú ý đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Trẻ nắm được kĩ năng so sánh mình với người khác, điều này là cơ sở để tự đánh giá một cách đúng đắn hơn và là cơ sở để trẻ noi gương những người tốt việc tốt. Vì vậy việc lựa chọn những câu chuyện cổ tích phù hợp để giáo dục trẻ là vô cùng cần thiết. Ở lứa tuổi 5 – 6 tuổi sự chú ý của trẻ đã tập trung hơn, bền vững hơn, tiết học được kéo dài hơn đặc biệt là khi trẻ xem tranh vì vậy trong tiết học giáo viên có thể kết hợp các tranh ảnh, hình vẽ, powerpoint… để thu hút sự chú ý của trẻ. Hơn nữa, trẻ tiếp xúc với truyện cổ tích một cách gián tiếp thơng qua giáo viên. Do đó, trẻ tiếp nhận truyện một cách thiếu chủ động. Vì vậy, giáo viên cần phải chuẩn bị những phương tiện hỗ trợ để trẻ khắc sâu kiến thức và nội dung giáo dục tình cảm đạo đức hơn.
Ví dụ: Trong câu chuyện “Tích chu” cô giáo nên chủ động sưu tầm các
hình ảnh như bà quạt cho cháu ngủ gợi mở cho trẻ tình cảm giữa bà và cháu. Sau đó trình chiếu powerpoint nội dung câu chuyện để thu hút được sự chú ý của trẻ…
Bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của giáo viên trẻ phải ngồi lắng nghe cô giáo kể chuyện, thực sự nghiêm túc, không trêu đùa với bạn bên cạnh. Việc tiếp nhận truyện cổ tích cùng với bạn bè sẽ giúp trẻ thoải mái, cởi mở, kích thích trẻ hoạt bát hơn nhưng cũng đồng thời làm phân tán sự chú ý của trẻ. Những gì mà cuộc đời thực khơng thực hiện được cho trẻ thì thế giới cổ tích sẽ giúp trẻ hịa mình và giải tỏa. Cái hư hư, thực thực khiến truyện cổ tích càng thêm lung linh, huyền ảo đã giúp trẻ giải quyết được bao vướng mắc trong cuộc sống. Đó cũng chính là nét đặc thù trong tâm lí của trẻ. Do đó, giáo viên cần có những hiểu biết nhất định về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.
Hiểu được tâm lí trẻ cũng có nghĩa là giáo viên hiểu được đặc điểm tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi để lựa chọn truyện cổ tích phù