Biện pháp tạo hứng thú trong giờ học

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC

3.1. Biện pháp tạo hứng thú trong giờ học

Tạo hứng thú trong giờ học là việc đầu tiên giáo viên cần phải làm để xây dựng được giờ dạy hiệu quả. Cơng việc này giúp cho trẻ có tâm lí thoải mái, từ đó tiếp nhận kiến thức mới nhanh hơn và dễ dàng hơn. Có hứng thú với giờ học thể hiện ở việc trẻ tập trung vào bài, tích cực tham gia xây dựng bài. Nếu cơng tác này được duy trì tốt sẽ khiến trẻ trở nên u thích mơn học và tạo khơng khí tích cực đến các giờ học sau.

Tạo hứng thú cho trẻ là việc làm quan trọng có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của tiết dạy đặc biệt đối với giờ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Nhất là đối với truyện cổ tích. Việc hứng thú khiến trẻ thấy được cái hay của các câu chuyện cổ tích, từ đó nảy sinh nhu cầu nhận thức, giáo viên cũng nhờ đó mà có hứng thú hơn trong giảng dạy. Nếu người giáo viên không làm tốt công việc gây hứng thú cho học sinh, sẽ dẫn đến việc trẻ phân tán tư tưởng, không tập trung vào nội dung câu chuyện. Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non thì điều này khiến cho cả tiết học trơi qua một cách vơ ích. Nghiêm trọng hơn là khiến trẻ mất đi hứng thú, khơng có mong muốn học tập.

Để học sinh có hứng thú với các câu chuyện cổ tích, giáo viên có thể sử dụng các biện pháp như: trò chuyện (đàm thoại), sử dụng âm nhạc, hát, tổ chức trò chơi, sử dụng phương pháp trực quan, cho học sinh xem tranh.

Phương pháp đàm thoại giúp cả cơ và trị cùng tham gia tương tác vào quá trình dạy học. Giáo viên nêu vấn đề, đặt trẻ vào tình huống có vấn đề rồi hướng dẫn trẻ từng bước tháo gỡ để tìm ra tri thức mới. Việc giáo viên đưa ra các tình huống, câu hỏi gợi mở sẽ kích thích nhu cầu nhận thức, khả năng tư duy của trẻ. Qua quá trình tương tác này trẻ sẽ tìm ra tri thức mới.

Âm nhạc, trò chơi, câu đố, video, các đồ dùng trực quan... cũng là những nhân tố quan trọng góp phần tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học. Đặc thù của trẻ mầm non là thích hoạt động, do vậy các phương pháp trên khiến

trẻ dễ dàng bị thu hút. Từ đó trẻ bị cuốn vào bài học và có hứng thú với buổi học một cách tự nhiên.

Có thể nói việc tạo hứng thú cho trẻ mầm non trong giờ học là việc làm quan trọng đầu tiên mà người giáo viên cần phải chú ý. Nếu công tác này thành cơng thì sẽ là bước đệm tốt nhất để giờ học đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)