Đa dạng hoá hoạt động học tập, tổ chức hoạt động ngoại khoá liên quan đến

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC

3.5. Đa dạng hoá hoạt động học tập, tổ chức hoạt động ngoại khoá liên quan đến

đến truyện cổ tích đồng thời rèn luyện khả năng phát âm, củng cố vốn từ cho trẻ

Theo lịch sinh hoạt chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mỗi tuần chỉ một giờ hoạt động chung (25 – 30 phút) mà nội dung chương trình là truyện cổ tích cịn rất ít. Chính vì vậy để đạt được mục đích đề ra giáo viên cần tổ chức cho trẻ làm quen với truyện cổ tích mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm khác nhau trong ngày như: giờ đón trẻ, giờ hoạt động ngồi trời, giờ hoạt động góc, giờ hoạt động chung và cả giờ trả trẻ. Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất giàu tình cảm, trong mọi hành động đều chịu sự chi phối của tình cảm. Một hành vi tốt của trẻ thường do cảm xúc khi được khích lệ khen ngợi hoặc do tình u, lịng mong muốn giúp đỡ người mà trẻ yêu mến thúc đẩy. Những hành vi đạo đức của trẻ chỉ thực hiện được định kỳ khi trẻ phân biệt được điều tốt, điều xấu, những

hành vi ứng xử nào cần làm và làm như thế nào? Những hành vi nào không nên làm và không được làm đồng thời trẻ có những hành vi động cơ đúng đắn. Chính vì vậy việc giáo dục các chuẩn mực, quy tắc và động cơ hành vi coi là cốt lõi của công tác giáo dục đạo đức và được thực hiện liên tục, thường xuyên, cần luôn luôn làm giàu vốn kinh nghiệm đạo đức cho trẻ.

Ngoài ra nhà trường và giáo viên cần tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính tự lực, sáng tạo và phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ như: Tổ chức thi vẽ tranh cho truyện cổ tích; thi thể hiện truyện cổ tích bằng cách đóng vai, diễn kịch; tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi xem phim cổ tích…

Học sinh dân tộc thiểu số quen với môi trường giao tiếp bằng ngơn ngữ dân tộc mình. Trong mọi sinh hoạt của đời sống, các em nghe và nói bằng ngơn ngữ riêng của dân tộc mình. Điều kiện ở vùng sâu, vùng xa, giao thơng đi lại khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên trẻ ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt. Đây là một thách thức vơ cùng khó khăn trong việc truyền tải nội dung bài học của giáo viên đến trẻ. Giáo viên cần tích cực, chủ động tiếp cận trẻ và dạy trẻ nói tiếng Việt cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Trong giờ học giáo viên cần giảng giải cho trẻ hiểu công dụng và cách phát âm của những vật dụng thân thuộc đối với trẻ. Từ đó dần dần củng cố vốn từ và làm tăng vốn từ cho trẻ. Khi trẻ nói chưa đúng hay phát âm ngọng giáo viên cần chỉnh lại cho đúng để trẻ tiếp thu. Ví dụ: Khi cơ giáo đọc tên truyện cổ tích là “Cơ bé qng khăn đỏ” trẻ thường phát âm sai thành “Cô vé quàng khăn lỏ” cô giáo cần chỉnh sử ngay và cho trẻ phát âm lại nhiều lần. Trẻ em học ngôn ngữ và nâng cao vốn từ vựng bằng cách lắng nghe mọi người xung quanh. Ngôn ngữ các em nghe hằng ngày càng nhiều và càng phong phú thì vốn từ vựng càng phát triển. Giáo viên cần đọc những câu chuyện mà có nhân vật và cốt truyện. Sau đó giải thích cho trẻ những từ khó và giải thích nghĩa của từ để làm tăng thêm vốn từ cho trẻ. Ví dụ: trong truyện cổ tích “Cây khế” giáo viên cần giải thích cho trẻ từ “gia tài”

nghĩa là của cải của ông cha để lại, “trĩu quả” là rất nhiều quả. Dạy trẻ phát âm chuẩn một số từ khó như: Vàng ruộm, lia lịa, sai trĩu quả…

Hai là tính tích cực của chủ thể sử dụng ngơn ngữ: Nếu vốn từ được tồn tại ở trạng thái hiện thực, tức là luôn được huy động trong các hoạt động của tư duy và giao tiếp, nó sẽ được “tích cực hóa”; ngược lại, nó sẽ bị “tiềm năng hóa”

đến một lúc sẽ bị chết. Muốn vốn từ được tích cực hóa, phải tăng cường các hoạt động giao tiếp và tư duy ở chủ thể của vốn từ. Điều đó có nghĩa là, nhà trường phải tăng cường các hoạt động giao tiếp trong học tập và vui chơi nhằm kích thích tính tích cực trong hoạt động tư duy và lời nói ở trẻ. Giáo viên cần có sự

điều chỉnh theo hướng tập trung chuẩn bị kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp ở hai dạng thức của lời nói: nghe – hiểu được điều người khác nói về những vấn đề đơn giản, cần thiết. Nói đúng ý nghĩ cần diễn đạt về những nội dung đơn giản, gần gũi với trẻ. Muốn làm được điều đó, giáo viên mầm non ở vùng này cần được trang bị thêm về kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mầm non trong môi trường thuần Việt. Cần cố gắng giảm thiểu tình trạng sử dụng cả hai ngơn ngữ trong lời nói của giáo viên.

Tóm lại, giáo viên cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa, đa dạng các hoạt động học tập để giúp trẻ thường xuyên được tiếp xúc với tiếng phổ thơng, hình thành vốn từ cho trẻ. Từ đó giúp trẻ hiểu được nội dung của các câu chuyện cổ tích dễ dàng hơn, trẻ sẽ hiểu được giá trị đạo đức một cách trọn vẹn nhất.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)