Biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC

3.4.Biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên

3.4.1. Giáo viên cần nâng cao nhận thức của mình về nhiệm vụ, nội dung và phương pháp giáo dục cho trẻ thông qua tài liệu, sách báo tham khảo phương pháp giáo dục cho trẻ thông qua tài liệu, sách báo tham khảo

Bản thân người giáo viên phải đánh giá cao vai trò của giờ kể chuyện trong chương trình vì có như thế mới có sự đầu tư đúng mức cho phân môn này. Một

nguyên nhân dẫn đến việc các em ít hứng thú nghe truyện cổ tích là một số ít giáo viên chưa sử dụng đúng mục đích của truyện cổ tích (căn cứ vào kết quả khảo sát và thực tế giảng dạy ở trường mầm non) tiết kể chuyện thường được dạy qua loa đại khái hoặc được sử dụng vào mục đích khác như ơn tập một số mơn học khác… Giáo viên cần chuẩn bị nội dung giáo dục đạo đức trong kế hoạch rõ ràng, cụ thể hơn, đầu tư chuẩn bị hệ thống câu hỏi, tình huống và cách giải quyết những tình huống đó để lồng ghép nội dung giáo dục một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.

Ví dụ: Trong câu truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” cô giáo cần đặt ra hệ thống câu hỏi như:

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Câu truyện “Cơ bé qng khăn đỏ”).

- Trong truyện có những ai? (Trong truyện có Cơ bé qng khăn đỏ, mẹ cơ bé, Sóc, Sói, bà ngoại cơ bé, bác thợ săn).

- Trước khi đi mẹ cô dặn đi đường nào?(Mẹ cơ bé dặn: Con đi thì đi đường thẳng đừng đi đường vịng qua rừng mà chó Sói ăn thịt con đấy).

- Tại sao cơ bé thích đi đường vịng qua rừng? (Vì trên đường đi, cơ thấy đường vịng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm).

- Cơ bé đã nói gì với chó Sói?(Tơi đi sang thăm nhà bà ngoại tôi).

- Ai đã đóng giả bà ngoại để đánh lừa cơ bé? (Sói đã đóng giả làm bà ngoại cô bé).

- Cơ bé và chó Sói (giả bà ngoại) đã nói chuyện với nhau như thế nào? (Cô bé hỏi: Bà ơi! sao hôm nay tai bà dài thế? Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn. Chó sói đáp.

Thế cịn mắt bà, sao hơm nay mắt bà to thế? Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn…).

- Ai đã cứu hai bà cháu và cứu như thế nào? (Bác thợ săn đã cứu hai bà cháu bằng cách lấy búa phang vào đầu Sói, sau đó bác liền lấy dao mổ bụng chó Sói để cứu hai bà cháu).

- Qua câu chuyện này các con học điều gì? (Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết vâng lời người lớn).

Về nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về cô bé quàng khăn đỏ mang bánh cho bà, vì khơng nghe lời mẹ dặn nên đã suýt bị chó Sói ăn thịt cả hai bà cháu nhưng may có bác thợ săn cứu giúp. Cơ bé thấy hối hận và từ đó cơ bé ln nghe lời mẹ.

Về nội dung giáo dục đạo đức: Câu chuyện giáo dục trẻ phải biết vâng lời người lớn, nếu khơng sẽ gặp hậu quả khó lường.

Giáo viên cần chú ý đặt ra hệ thống câu hỏi gợi mở như:

Nếu con là cô bé quàng khăn đỏ con có làm theo lời mẹ dặn khơng? (Có ạ!) Con rút ra được bài học gì cho bản thân mình? (Phải biết vâng lời ơng bà, bố mẹ, cơ giáo…).

Trong q trình khai thác nội dung giáo dục đạo đức, giáo viên cần chú ý đặt ra hệ thống câu hỏi, gợi mở, phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ. Giáo viên cần phân tích nội dung câu chuyện một cách rõ ràng cụ thể và cần liên hệ nội dung giáo dục đạo đức đó phù hợp với cuộc sống thực tế, định hướng trẻ những hành vi, thói quen đạo đức cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

3.4.2. Giáo viên cần rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho bản thân

Để giờ dạy đạt kết quả tốt, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về giáo án, phải thuộc truyện, thuộc các tình tiết trị chuyện để từ đó nhập vai tốt. Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tạo tâm thế tiếp nhận cho cho trẻ tức là phải tạo một khơng khí lớp học thật phù hợp với nội dung truyện kể. Đồng thời phải giúp trẻ tiếp nhận nội dung truyện cũng như sự tác động của truyện một cách tự nhiên tránh hiện tượng gò ép. Một trong những yếu tố giúp giờ kể chuyện đạt thành cơng đó là giọng đọc, giọng kể của giáo viên. Đối với từng nhân vật cụ thể giáo viên phải biết cách phân vai, thay đổi giọng kể để tránh gây nhàm chán đối với trẻ. Chính vì vậy giọng đọc, giọng kể phải thường xuyên được luyện tập.

Ví dụ: Truyện cổ tích “Quả bầu tiên” nhân vật chú bé là người tốt bụng nên giọng của chú bé trong trẻo, trìu mến khi nói với chú én con trước khi én bay đi. Các chi tiết khác kể âm điệu trầm, nhịp điệu chậm. Kể giọng cao và kéo dài ở câu “Ơi thật là kì diệu trong trái bầu đầy vàng bạc châu báu và thức ăn

ngon”. Nhân vật địa chủ là người tham lam, độc ác nên giọng phải mạnh, to để

thể hiện sự hách dịch. Tác dụng của việc kể diễn cảm: các câu chuyện được truyền tải đến trẻ bằng giọng kể diễn cảm của giáo viên sẽ giúp trẻ tập trung chú ý theo dõi truyện. Trẻ dễ dàng phân biệt được cái thiện – cái ác, cái cao thượng – cái thấp hèn, làm phong phú đời sống nội tâm, giúp cho sự nhìn nhận phán đốn về việc đời, lịng người thêm tinh tế, sắc bén ở tuổi trưởng thành. Bên cạnh đó, biện pháp sử dụng giọng đọc, kể diễn cảm của giáo viên còn tạo được ấn tượng sâu sắc với trẻ, phát huy được trí tưởng tượng của trẻ, trẻ thấu hiểu sâu sắc cái chất độc đáo trong từng tác phẩm.

Chuẩn bị: Nghiên cứu kĩ tác phẩm, tập kể diễn cảm nhiều lần trước khi tổ chức hoạt động làm quen với truyện cổ tích cho trẻ. Mỗi câu chuyện đều có cái chất, có diện mạo riêng. Vì thế giáo viên phải đọc kĩ truyện, nắm vững những nét riêng biệt ấy. Tập đọc, kể diễn cảm nhiều lần để biết được đoạn nào chưa thơng suốt, hình ảnh nào cịn mờ nhạt, lời kể nào cịn khô khan thiếu cảm xúc… để tìm cách sữa chữa. Khi đọc, kể diễn cảm trên lớp thì giọng giáo viên cần rõ, êm nhẹ vừa đủ nghe. Nét mặt cử chỉ, điệu bộ có tác dụng hỗ trợ lời đọc kể thêm diễn cảm, nhưng cần xử lý vừa phải, tự nhiên, mọi sự cường điệu giả tạo đều không đạt hiệu quả mong muốn. Khi bắt đầu đọc, kể diễn cảm, giáo viên nên khéo léo tạo ra khơng khí chờ đợi, sự chú ý ban đầu, tránh lập trật tự bằng những lời nhận xét, những cử chỉ thiếu tế nhị. Trong quá trình đọc, kể diễn cảm, nên tránh dừng lại để nhắc nhở trẻ này, phê bình trẻ kia. Vì làm như thế sẽ làm gián đoạn sự chú ý của trẻ, gây ra sự vướng mắc trong mối giao cảm giữa giáo viên và trẻ. Bên cạnh đó, giáo viên cần lưu ý đến cách bố trí chỗ ngồi cho trẻ, sao cho tất cả đều thấy và nghe rõ giọng cơ, phải có sự gần gũi trong khơng gian mới tạo ra được sự gần gũi trong tình cảm. Trong khi đọc kể diễn cảm, giáo viên cần có sự giao lưu tình cảm với trẻ, cùng trẻ chia sẻ những vui buồn, lo lắng cho các số phận của các nhân vật có trong truyện. Khi thực hiện việc giáo dục giáo viên nên giao tiếp với trẻ một cách nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi, khơi gợi những cảm xúc của trẻ.

Trên thực tế việc dạy chay ở các trường mầm non vùng sâu, vùng xa là khá phổ biến vì ở đây việc tiếp cận với khoa học kĩ thuật, cơng nghệ mới cịn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy giáo viên cần tích cực, chủ động sưu tầm tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ, hình ảnh minh hoạ sinh động bám sát với nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ. Thế kỉ XXI là thế kỉ bùng nổ sự phát triển internet vì vậy giáo viên cần tự trang bị cho mình những vốn hiểu biết, kỹ năng về lĩnh vực này. Để giúp bản thân nâng cao kiến thức, sưu tầm những câu chuyện cổ tích mang nội dung giáo dục đạo đức cao, hiệu quả, sưu tầm các giáo án có chất lượng cao để phục vụ cho bài dạy của mình. Tập thể các giáo viên nên có những quan hệ đúng đắn, có đạo đức nghề nghiệp, đạo đức lối sống, ứng xử trong tập thể phải nhẹ nhàng, thân ái, tránh có những xung đột khơng hay, tránh sử dụng những ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ thơ thiển, khơng có đạo đức. Tập thể giáo viên phải là một tấm gương đạo đức cho trẻ noi theo.

3.4.3. Giáo viên cần chú ý và tìm ra những bài học cụ thể cho từng câu chuyện cũng như cách thức truyền tải cho trẻ nội dung giáo dục đó chuyện cũng như cách thức truyền tải cho trẻ nội dung giáo dục đó

Mỗi câu chuyện cổ tích đều có một nội dung và ý nghĩa khác nhau và cũng khơng phải câu chuyện cổ tích nào cũng đều có ý nghĩa giáo dục đạo đức cho

trẻ. Vì vậy, giáo viên cần có những định hướng nhất định trong việc lựa chọn nội dung giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ một cách phù hợp.

Ví dụ: Khi xác định dạy truyện “Quả Bầu Tiên” phần mở đầu gây hứng

thú cho trẻ giáo viên có thể đố trẻ. Cơ đọc câu đố: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Cùng họ hàng với bí Nhưng trái lại tròn hơn Treo lủng lẳng trong vườn Vỏ màu xanh biêng biếc?” ( Đố là quả gì?)

Sau đó dần dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện. Giáo viên phải xác định nội dung của câu chuyện là tính cách cậu bé thì hiền lành, tốt bụng. Cịn lão địa chủ thì tham lam, độc ác. Vậy nên chúng ta phải học tập theo tấm gương cậu bé phải làm thật nhiều điều tốt cho người khác.

Trong tiết học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nếu giáo viên truyền đạt cho trẻ một cách xúc tích, dễ hiểu thì trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội được nội dung câu chuyện. Đồng thời qua giọng đọc của giáo viên trẻ có thể nhận ra được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện. Từ đó thể hiện tình cảm u, ghét đối với các nhân vật đó. Vì vậy có thể nhận ra rằng cách truyền tải của giáo viên la yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự cảm thụ của trẻ. Cho nên giáo viên cần cần phải rèn luyện kỹ năng, linh hoạt trong cách truyền đạt để giúp trẻ lĩnh hội được những tình cảm đạo đức hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 42 - 46)