Lập kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, chủ điểm về nội dung giáo dục đạo

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC

3.3.Lập kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, chủ điểm về nội dung giáo dục đạo

mái trong giờ học.

3.2.2. Truyện cổ tích được lựa chọn phải có nội dung mang ý nghĩa giáo dục đạo đức cho trẻ đạo đức cho trẻ

Giáo dục đạo đức cho trẻ qua những nhân vật gần gũi trong truyện cổ tích: Trẻ thường tư duy bằng hình tượng, nên việc giáo dục cho trẻ bằng phương pháp hình tượng có tác dụng rất lớn. Đặc điểm của trẻ nhỏ là hay bắt chước những gì mà trẻ nhìn thấy, nghe thấy. Vì vậy, giáo viên cần dựa vào những đặc điểm này để bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức cho trẻ. Kể cho trẻ nghe về những tấm gương như: cô bé trong câu truyện “Bông hoa cúc trắng”, người em tốt bụng

trong “Cây khế”... Phương pháp này có tác dụng rất lớn đến việc giáo dục đạo đức ở trẻ. Chúng ta có thể nêu gương việc tốt, người tốt về những nhân vật cổ tích điển hình để trẻ noi gương và học hỏi những đức tính cao đẹp: lễ phép, biết bảo vệ của công, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn... Rèn luyện thường xuyên: việc rèn luyện hành vi đạo đức cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên và liên tục, để giúp trẻ hình thành thói quen đạo đức.

3.3. Lập kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, chủ điểm về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ đạo đức cho trẻ

Để có một kết quả tốt về GDĐĐ cho trẻ, đầu năm học giáo viên cần lên kế hoạch GDĐĐ cho trẻ theo từng tháng. Xây dựng góc đạo đức của lớp khơng thể thiếu đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề phát triển đạo đức bởi lẽ trẻ có đặc điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song trẻ được trực quan bằng hình ảnh những gương tốt hoặc qua truyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu. Ở góc này giáo viên trang trí hấp dẫn, sưu tầm những tranh ảnh có nội dung GDĐĐ bằng cách dán kèm theo một câu chuyện cổ tích hay nội dung phù hợp với hình ảnh. Thời gian rảnh giáo viên cho trẻ đến xem và trò chuyện giáo dục hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh đàm thoại với trẻ những hành vi văn minh, những việc làm tốt. Ví dụ: giáo viên dán lên tường một bức tranh một em bé đang mời bà ăn bánh hoặc hình ảnh cậu bé chăm sóc cho chú chim nhỏ bị thương. Trẻ nhìn tranh và biết được hành động của em bé này ngoan hay hư nên làm theo hay không làm theo nội dung của bức tranh.

Ở mỗi tháng, giáo viên lên kế hoạch chủ điểm GDĐĐ và thay tranh ảnh các câu truyện có nội dung phù hợp với chủ điểm từng tháng. Ngoài ra, giáo viên phải sưu tầm tranh truyện, sách báo nhi đồng có hình ảnh và nội dung về

GDĐĐ. Làm một allbum có nội dung và hình ảnh về các câu chuyện cổ tích phù hợp với trẻ, để đến giờ hoạt động góc vào góc học tập có thể mở ra xem. Đối với góc tun truyền khơng những dành cho trẻ mà giáo viên cũng dành một góc để tuyên truyền giáo dục tình cảm đạo đức cho phụ huynh nắm bắt, từ đó phụ huynh sẽ chú trọng đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ lúc ở nhà.

Trước tiên giáo viên cần xác định: Chúng ta muốn trẻ biết gì khi xây dựng chủ đề này? Chúng ta muốn trẻ làm gì để nắm được nội dung đó. Xây dựng mục tiêu cho chủ đề. Mục tiêu đề ra của chủ đề cần bám sát mục tiêu của từng lĩnh vực phát triển, các chỉ tiêu cần cụ thể, vừa sức, phù hợp với độ tuổi nhằm giúp trẻ từng bước đạt được mục tiêu giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi. Sau đó, dựa vào từng chủ đề cụ thể để xác định chủ điểm. Trước hết để cho nội dung lôgic và phù hợp với chủ điểm, giáo viên cần xây dựng kế hoạch làm quen với truyện cổ tích cho trẻ ngay từ đầu năm. Truyện cổ tích dù ở thể loại nào truyện cổ tích về lồi vật, truyện cổ tích thần kỳ hay truyện cổ tích sinh hoạt đều mang nội dung tình cảm, nêu được những bài học đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mầm non. Chính vì vậy giáo viên cần bỏ ra thời gian để sưu tầm lựa chọn một số truyện cổ tích phù hợp với lứa tuổi để đưa vào chương trình giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ.

Ví dụ:

Chủ điểm gia đình (Tấm Cám, Bơng hoa Cúc Trắng, Tích Chu…).

Chủ điểm ngành nghề (Sự tích quả dưa hấu, Anh nơng dân và ba điều ước…). Chủ điểm động vật (Mèo và chuột, Sự tích con khỉ, Cóc kiện trời…).

Chủ điểm thực vật (Hoa thủy tiên, Cây khế, Sự tích cây vú sữa, Cây tre trăm đốt, Trầu Cau…).

Giáo viên cần xác định được với chủ điểm này thì mục tiêu cần đạt ở trẻ về đạo đức là cái gì? Dựa trên cơ sơ trẻ đã biết gì? Trẻ đã làm được gì? Và muốn trẻ biết gì và làm được gì sau khi thực hiện xong chủ điểm. Tiếp đó lựa chọn và lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào trong các giờ cho trẻ làm quen với truyện cổ tích cụ thể. Tức là xác định trong giờ cho trẻ làm quen với truyện cổ tích này hình thành ở trẻ những tư tưởng, tình cảm đạo đức nào? Uốn nắn, sửa chữa, nhắc nhở trẻ những hành vi, thói quen đạo đức nào?

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: GIÁO DỤC TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA QUỲNH CHIỀNG BÔM – THUẬN CHÂU – SƠN LA THÔNG QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH (Trang 41 - 42)