Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 26)

7. Cấu trúc luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Chương trình và sách giáo khoa về Làm văn nghị luận

Chương trình được chúng tơi sử dụng, nghiên cứu làm cơ sở để đề xuất hệ thống bài tập luyện phối hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận cho học sinh là chương trình mơn Ngữ văn ban hành theo Quyết định của Bộ GD và ĐT, được áp dụng từ năm 2006-2007. Căn cứ vào mục tiêu và kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình khung này, luận văn tiến hành đề xuất hệ thống bài tập luyện rèn kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh lớp 12. Để đưa ra hệ thống bài tập và cách luyện phù hợp, trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi kế thừa và phát

triển những tri thức và kỹ năng, đặc biệt là tri thức về lập luận và xây dựng lập luận trong chương trình Làm văn THCS. Điều này vừa thể hiện tính hợp lý với quan điểm dạy học tích hợp hiện nay, vừa giúp chúng ta giảm bớt được những khó khăn trong dạy học làm văn.

1.2.1.1. Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 về dạy học văn nghị luận (Sách chuẩn, dành cho ban KHTN và ban cơ bản)

Như vậy, văn nghị luận đã được học trong chương trình và SGK Ngữ văn THCS (bắt đầu từ lớp 7 cho đến lớp 9) và tiếp tục ở chương trình và SGK Ngữ văn THPT ở mức độ cao hơn, với những nội dung chính sau đây:

Lớp 10: Tập trung ơn lại một số vấn đề cơ bản của văn nghị luận đã học ở

sách Ngữ văn THCS: lập luận trong văn nghị luận; luyện tập viết đoạn văn nghị luận; Các thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích… và viết đoạn văn theo các thao tác nghị luận đã học.

Lớp 11. Hoàn thiện những kiến thức về liên kết trong văn bản nghị luận; hiểu một số thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận; hiểu được sự cần thiết và cách thức kết hợp các thao tác lập luận (giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận) trong việc viết một văn bản nghị luận; biết tóm tắt văn bản nghị luận; biết tìm ý, lập dàn ý, xây dựng và triển khai luận điểm cho bài văn nghị luận; biết viết bài văn NLXH và NLVH.

Lớp 12. Hoàn thành kiến thức, kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài, diễn đạt trong văn nghị luận. Phần Làm văn trong SGK Ngữ văn 12 tiếp tục hệ thống hoá, nâng cao nội dung Làm văn từ THCS đến các lớp 10, 11 của chương trình THPT, tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ năng Làm văn: thực hành lập luận (vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phát hiện và sửa chữa các lỗi về lập luận), viết phần mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận; diễn đạt trong văn nghị luận.

1.2.1.2. Một số nhận xét chung

Qua khảo sát chương trình và SGK trên đây, chúng tơi nhận thức: ở THPT có sự kế thừa và nâng cao các kiến thức Làm văn ở THCS. Trong tương quan với hai phân môn Đọc hiểu văn bản và Tiếng Việt, phân môn Làm văn được phân bổ một số lượng giờ khá nhiều. Phân phối chương trình thể hiện định hướng tích hợp trong dạy học Văn nói chung và dạy học Làm văn nói riêng. Tính tích hợp của phần Làm

văn thể hiện chủ yếu ở quan hệ gắn bó với tiếng Việt và Văn học. Các kiến thức, kỹ năng về từ ngữ, câu, phong cách được thể hiện trong nội dung thực hành tạo lập văn bản. Các ngữ liệu dạy Làm văn chủ yếu được lấy từ các văn bản trong giờ Văn. Nội dung các bài viết về tự sự, thuyết minh, nghị luận đều liên quan đến những tri thức và kỹ năng ở phần Văn học.

Đặc biệt, phần Làm văn nghị luận ở THPT được chú trọng theo từng cấp độ.

Ở lớp 10, học sinh được hoàn thiện những hiểu biết về văn bản nghị luận nói chung; lớp 11, học sinh được học bốn thao tác lập luận lớn trong văn nghị luận (thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận bác bỏ; lớp

12, học sinh được rèn luyện các kỹ năng Làm văn nghị luận, kỹ năng lập luận. Căn

cứ vào phân phối chương trình và cấu trúc sách Ngữ văn THPT, vấn đề luận văn nghiên cứu chủ yếu tập trung vào chương trình Làm văn 12 với việc rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh.

1.2.2. Thực trạng dạy và học Làm văn nghị luận ở THPT

Để nắm được thực trạng dạy và học Làm văn ở THPT, đặc biệt dạy và học văn nghị luận ở lớp 11, 12, ngoài việc bản thân tác giả luận văn là giáo viên trực tiếp giảng dạy Làm văn ở nhà trường THPT, chúng tơi cịn tiến hành các hình thức khảo sát: quan sát, phỏng vấn, phiếu điều tra… Nội dung khảo sát gồm: ý kiến của giáo viên và học sinh về nội dung chương trình SGK, đặc biệt là phần Làm văn trong sách Ngữ văn THPT hiện nay; Quan niệm của giáo viên và học sinh về việc tổ chức luyện tập để hình thành các năng lực cần thiết trong các giờ Làm văn; Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong dạy học Làm văn nói chung và phương pháp để rèn luyện kỹ năng cho học sinh nói riêng…

Kết quả thu được có thể chưa thật tồn diện, song bước đầu, chúng tơi có thể rút ra một số nhận xét như sau:

1.2.2.1.. Tình hình dạy học Làm văn nghị luận của giáo viên THPT

Theo ý kiến của phần đông giáo viên (85% giáo viên), chương trình và SGK Ngữ văn mới khá hợp lý, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy. Phần Làm văn đã chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua các giờ thực hành. Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn nói chung và dạy học Làm văn nói riêng. Ở giờ dạy học Làm văn, giáo viên rất chú ý cho học sinh

nắm vững kiến thức lý thuyết, có ý thức bám sát vào các ví dụ mẫu ở SGK để soi sáng việc tìm hiểu khái niệm theo tinh thần sách giáo viên đã hướng dẫn sơ bộ. Giáo viên cũng có ý thức ơn lại lý thuyết liên quan rồi cho học sinh làm bài tập, hoặc hướng dẫn trước rồi cho học sinh làm bài tập.

Mặc dù vậy, do nhiều lý do khác nhau, phương pháp được sử dụng chủ yếu trong những giờ Làm văn vẫn là thuyết giảng, giờ thực hành luyện tập vẫn còn đơn điệu, học sinh mang tâm lý đối phó, những đề văn luyện tập đã có sự gợi ý cụ thể trong sách mẫu, sách học tốt. Trên thực tế, với nội dung lý thuyết Làm văn được biên soạn trong SGK của chúng ta, trong giới hạn thời gian cho phép, giáo viên rất khó khăn, lúng túng trong việc làm sao cho học sinh nắm vững các yếu tố lý thuyết. Tình hình đó khiến cho có khơng ít giờ, việc tiếp nhận lý thuyết của học sinh cũng diễn ra một cách thuần t lý thuyết. Vì vậy, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hành.

Đối với việc dạy học rèn kỹ năng lập luận, nhìn chung đa số giáo viên nhận thức đúng về vai trò của lập luận và rèn kỹ năng lập luận trong văn nghị luận; đã có ý thức rèn luyện cho học sinh cách lập luận trong văn nghị luận với các thao tác lập luận và sự phối hợp các thao tác lập luận (79%). Tuy nhiên, luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh là một trong những nội dung khó. Vì vậy, đơi khi việc tổ chức luyện tập cịn sơ sài, hệ thống bài tập luyện chưa linh hoạt, chưa hướng dẫn đầy đủ các nội dung cần thiết, chưa chú trọng rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh.

1.2.2.2. Tình hình học Làm văn nghị luận của học sinh THPT

Làm văn được xem là mơn học thực hành tổng hợp, vì vậy nó là mơn học khó. Mặc dù vậy, đa phần học sinh chưa ý thức được vị trí và ý nghĩa của môn học. Qua khảo sát 100 học sinh lớp 12, 76% các em thừa nhận ngại thực hành một cách nghiêm túc, nên học làm văn còn đối phó. Theo các em thì mơn Làm văn đã khơ khó, phương pháp giảng dạy của thầy cơ cịn thiên về lý thuyết, nặng nề, đơn điệu. Do đó, việc hiểu bài, ứng dụng vào lập luận và tạo lập văn bản cũng chỉ ở mức độ vừa phải. Điều đó dẫn đến việc học sinh khơng có hứng thú nhiều với giờ Làm văn.

Năng lực lập luận của học sinh là hệ quả của cả quá trình dạy học Làm văn, từ quá trình tiếp thu lý thuyết, luyện tập thực hành, luyện viết các đoạn, các bài văn nghị luận cụ thể… trong đó chịu ảnh hưởng khá trực tiếp của những giờ học về lập

luận và những nội dung liên quan lập luận. Năng lực này thể hiện ở mặt nhận thức, ở kỹ năng và nhất là bộc lộ ở tỷ lệ lỗi lập luận trong các bài Làm văn nghị luận.

1.2.3. Năng lực lập luận trong văn nghị luận của học sinh THPT

Trong quá trình thực hiện văn bản, chúng tôi đã tiến hành khảo sát năng lực lập luận trong văn nghị luận của học sinh lớp 12 bằng nhiều hình thức: quan sát, phỏng vấn, dự giờ, chấm bài học sinh… Nội dung khảo sát gồm: ý kiến của giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng lập luận trong văn nghị luận; Việc rèn kỹ năng lập luận trong văn nghị luận được tiến hành như thế nào; Các lỗi về lập luận học sinh thường mắc phải; Nguyên nhân chính dẫn đến việc mắc lỗi trong bài viết của các em… Qua đánh giá từ phía giáo viên, cũng như khảo sát kỹ năng lập luận từ phía học sinh, chúng tơi nhận thấy:

Nhìn chung, đại đa số học sinh đều nhận thức được sự cần thiết của văn nghị luận; phân biệt được sự khác nhau của văn nghị luận với văn miêu tả, tự sự… học sinh có những nhận thức tương đối thống nhất về văn nghị luận, về lập luận (84% học sinh được khảo sát). Các em khơng chỉ nhận thức được vai trị lập luận, mà còn nắm khái quát tri thức lý thuyết về lập luận, hiểu các kỹ năng lập luận.

Song việc luyện tập thực hành cịn ít, học sinh cịn mắc khá nhiều lỗi về lập luận. Đặc biệt kỹ năng lập luận còn nhiều hạn chế. Chính vì những lúng túng trên mà học sinh vẫn rất ngại làm bài tập, nhất là viết những đoạn văn, bài văn hồn thiện. Các em ít có thói quen suy nghĩ kỹ lưỡng, cân nhắc câu chữ, sửa chữa để có được các đoạn văn hồn thiện, mạch lạc. Bài làm của học sinh cịn mắc nhiều lỗi về nhiều góc độ: từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt và lập luận.

Qua chấm bài học sinh, cũng như lắng nghe ý kiến đánh giá từ phía giáo viên về năng lực lập luận của học sinh, chúng tôi cũng đã nhận ra một số lỗi về lập luận học sinh thường mắc phải, gồm ba loại lỗi cơ bản là: lỗi về luận cứ bao gồm thiếu hoặc thừa, sắp xếp lộn xộn, mâu thuẫn nhau và mâu thuẫn với kết luận (37%); lỗi về lập luận bao gồm: lập luận mâu thuẫn, không nhất quán, lập luận phiến diện (39%); lỗi về kết luận bao gồm: thiếu kết luận, kết luận khơng rõ ràng, khơng xác định (28%).

Chính vì vậy, điểm kiểm tra mơn làm văn nhìn chung cịn thấp. Những lời phê của giáo viên như “ý tứ nghèo nàn”, “trình bày rối rắm”, “lộn xộn”, “hệ thống ý khơng mạch lạc”… có mặt trong rất nhiều bài văn của học sinh. Chất lượng làm văn

của học sinh không cao. Số học sinh phụ thuộc vào sách tham khảo, bài văn mẫu còn nhiều. Học sinh đa phần hiểu được các kỹ năng lập luận (diễn dịch, quy nạp, tổng-phân –hợp, so sánh, …), có sử dụng các kỹ năng này trong làm văn nghị luận. Song năng lực lập luận trong văn nghị luận còn hạn chế.

1.2.4. Đánh giá chung từ thực trạng

Thực trạng dạy học văn hiện nay cho thấy: việc thực hành, hình thành các kỹ năng chưa thực sự được coi trọng. Giáo viên chưa phát huy được vai trị chủ động, tích cực, chủ thể của người học, chưa tạo lập được hứng thú học tập cho học sinh. Điều đó do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan:

- Hệ thống bài tập trong chương trình Làm văn cịn chưa thật phong phú, đa dạng về nội dung, đơn giản về hình thức.

- Phương pháp dạy Làm văn của giáo viên còn chậm đổi mới

- Việc thực hành tại lớp cịn mang tính hình thức, đối phó: cho học sinh làm một vài ví dụ, một vài đề trong SGK (đã được gợi ý sẵn). Việc bố trí thời gian luyện tập chưa thật hợp lý, giờ học còn nặng nề cung cấp lý thuyết. Tính tích hợp chưa cao.

- Việc ra đề chưa phát huy được sự sáng tạo, độc lập của học sinh. Việc chấm trả bài cịn khá đơn giản: giáo viên ít đưa ra và chữa lỗi cụ thể cho học sinh, tâm thế học sinh chủ yếu là nhận bài và xem điểm số của mình.

- Năng lực thực hành lập luận trong đoạn văn nghị luận của học sinh 12 chưa tốt. Các em chủ yếu nắm lý thuyết và nhận diện được một số kỹ năng lập luận đơn giản, chưa có kỹ năng lập luận một cách linh hoạt, chặt chẽ, còn mắc khá nhiều lỗi về lập luận.

- SGK Ngữ văn 12 đã có những tiết dạy thực hành luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận và chữa lỗi lập luận . Bài tập đưa ra trong mỗi bài học có chất lượng, song chưa thật phong phú, chưa mang tính hệ thống. Giáo viên băn khoăn khi chưa tìm ra một cách giải hợp lý, thuyết phục.

Trước thực trạng trên, luận văn dựa vào những bài học thực hành luyện kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận và bài thực hành chữa lỗi lập luận cho học sinh 12 qua hệ thống bài tập

CHƢƠNG 2

MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG LẬP LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 12 2.1 Mục đích của xây dựng hệ thống bài tập

Như ở chương I chúng tơi đã có dịp trình bày về những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc đề xuất những dạng bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh phổ thông. Qua đó chúng tơi nhận thấy rằng ngoài những mặt mạnh như khả năng nhận thức, dung lượng kiến thức đã có phần nào cao hơn trước kia v.v…Thì học sinh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế chưa khắc phục được. Một trong những yếu điểm mà HSPT chưa ý thức được đó là kỹ năng lập luận trong một đoạn văn. Đa số các em khi đặt bút viết rất ít quan tâm đến cách trình bày một đoạn văn mà chỉ chú tâm tới việc tìm ý và khai thác ý sao cho thật nhiều thật phong phú và đa dạng.

Để phần nào nhằm giúp các em có ý thức hồn thiện một đoạn văn vừa chặt chẽ, lôgic lại vừa có sức thuyết phục, trong luận văn này chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đưa ra một hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho HSPT. Chúng tôi tin rằng, qua việc luyện tập, học sinh sẽ khắc họa được sâu hơn những vấn đề lý thuyết mà trong giờ học giáo viên đã đưa ra. Đồng thời cũng trên cơ sở đó để nhằm cho học sinh hoàn thiện kiến thức, biến kiến thức thành cái vốn riêng của mình. Ngồi ra thông qua việc giải đáp các bài tập lập luận, giáo viên có điều kiện đánh giá chiều sâu kiến thức, năng lực vận dụng và khả năng giải quyết của mỗi học sinh. Từ đó giúp các em khắc phục yếu điểm.

2.2 Nguyên tắc xây dựng và yêu cầu của hệ thống bài tập

Theo từ điển Tiếng Việt: “Hệ thống là một tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ chặt chẽ với nhau làm thành một thể thống nhất gắn bó với nhau”[38, tr.35]. bài tập là phương tiện cơ bản để rèn luyện các thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)