Bài tập nhóm 1 (Trình bày luận cứ)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 35 - 50)

7. Cấu trúc luận văn

2.2 Nguyên tắc xây dựng và yêu cầu của hệ thống bài tập

2.2.1 Bài tập nhóm 1 (Trình bày luận cứ)

2.2.1.1. Mục đích

Một lập luận thơng thường bao giờ cũng đủ cả hai thành phần: luận cứ và kết luận, trong đó số lượng của luận cứ là khơng hạn định. Trong thực tế, một lập luận được coi là có giá trị có nghĩa là trong lập luận đó, kết luận phải rõ ràng, nội dung đưa ra phải có tính thuyết phục. Đồng thời luận cứ phải được nêu đầy đủ, phù hợp với nội dung luận điểm và được sắp xếp theo một trật tự lôgic nhất định.

Thông thường trong lập luận, luận cứ nào có giá trị lớn nhất tác động trực tiếp nhất tới kết luận thì được xếp gần kết luận. Ngược lại, đối với những luận cứ có giá trị bổ sung, có nghĩa phụ trợ, thì thường đứng sau những luận cứ chính (đối với đoạn văn diễn dịch) và đứng trước luận cứ chính (đối với đoạn văn quy nạp).

Đi từ cơ sở đó, chúng tơi thấy rằng việc đề ra nhóm bài tập này khơng ngồi mục đích là tập luyện cho học sinh cách tìm và sắp xếp luận cứ sao cho phù hợp và thỏa đáng với yêu cầu đề ra. Bởi lẽ trong thực tế, có những lập luận chỉ có luận cứ đồng hướng song cũng có những lập luận lại gồm cả luận cứ đồng hướng lẫn luận cứ nghịch hướng. Vì vậy việc tìm, chọn lựa và sắp xếp luận cứ chính là một trong những khâu quan trọng góp phần làm nên giá trị của lập luận.

2.2.1.2. Dạng bài tập1: chọn luận cứ a. Bài tập minh họa

Bước 1: Nêu bài tập

Đề bài: Dưới đây là một kết luận và một số luận cứ khác nhau. Em hãy chọn và sắp xếp luận cứ sao cho phù hợp với kết luận. Giải thích lý do việc sắp xếp lựa chọn luận cứ.

1- Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu thiên nhiên và có nhiều cảm hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

2- Nguyễn Khuyến trước tên là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn sinh năm 1835, người làng Yên Đổ, Bình Lục, Nam Hà.

3- Gắn bó thiết tha với ngơi nhà tranh, với mảnh vườn con như thế chỉ là tấm lòng của người gần gũi với nơng dân, khơng phải bằng lý lẽ mà bằng tình cảm, bằng máu thịt của mình.

4- Trong thơ ông, cảnh vật, cuộc sống nông thôn được gợi tả một cách tự nhiên, sinh động.

5- Trong sáng tác của mình, ơng đã viết về thiên nhiên khá nhiều: chùm thơ thu (Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu), chơi núi An Lão, Đến chơi nhà bác Đãng ý…

6- Đó là một hình ảnh bầu trời thu trong xanh thăm thẳm (Thu vịnh), đó là một mảnh trăng loe từ mặt nước (Thu ẩm), đó hình ảnh của một ao thu lăn tăn gợn sóng “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” đậu trên mặt nước ao bèo (Thu điếu)…

7- Tất cả những cái đó được tác giả mơ tả sinh động, chân thật mang đậm màu sắc làng quê.

Bước 2: Gv yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải bài tập

Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác

nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện

bài tập. Nhận xét:

Trong lập luận này, tác giả đã đưa ra được một kết luận tương đối rõ ràng, nhưng bên cạnh đó luận cứ đơi khi lại chưa phù hợp. Bởi vậy, để góp phần làm cho lập luận trở nên hoàn chỉnh và có sức thuyết phục, trước hết chủ thể lập luận cần phải tiến hành lược bỏ những luận cứ thừa, luận cứ khơng nằm trong mục đích minh họa cho kết luận nêu ra (cụ thể ở đây là luận cứ 2 và 3). Sau đó viết lại đoạn văn theo một trình tự lơgic mang tính thuyết phục.

Viết đoạn văn hoàn chỉnh:

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu thiên nhiên và có nhiều cảm hứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Trong sáng tác của mình, ơng đã viết về thiên nhiên khá nhiều: chùm thơ thu (Thu vịnh, Thu ẩm, Thu điếu), chơi núi An Lão, Đến chơi nhà bác Đãng ý…. trong thơ ông, cảnh vật và cuộc sống nông thôn được gợi tả hết sức thiên nhiên sinh động. Đó là một hình ảnh bầu trời thu trong xanh thăm thẳm (Thu vịnh), đó là một mảnh trăng loe từ mặt nước (Thu ẩm), đó hình ảnh của một ao thu lăn tăn gợn sóng “một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” đậu trên mặt nước ao bèo (Thu điếu)…Tất cả những cái đó được tác giả mô tả sinh động, chân thật mang đậm màu sắc làng quê.

Lý do chọn và sắp xếp luận cứ:

Ở bài tập trên luận cứ (2) và (3) là không phù hợp với yêu cầu của kết luận, cho nên bị lược bỏ, bởi lẽ căn cứ vào nội dung mà luận cứ đưa ra, đồng thời cũng căn cứ vào nội dung mà luận cứ đề xuất, chúng tôi nhận thấy giữa kết luận (1) và các luận cứ (2), (3) khơng có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Ở kết luận tác giả khẳng định: “Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu thiên nhiên…” nhưng các luận cứ (2) và (3) lại nêu ra tiểu sử và tấm lịng gần gũi với nơng dân của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Bên cạnh đó lý do thứ 2 chúng tơi đưa ra để nhằm giải thích cho việc sắp xếp trật tự luận cứ như phần đó là nhìn vào luận cứ, chúng tơi xét thấy luận cứ có trọng lượng nhất gần với kết luận nhất là luận cứ (5), sau đó lần lượt đến (4), (6) và cuối cùng là luận cứ (7).

Tóm lại, qua cách vận dụng bài tập vừa nêu, để góp phần vào việc củng cố tri thức cũng như giúp cho học sinh có khả năng thao tác thành thục vấn đề, ở phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra cho các em một số bài tập ứng dụng.

b. Bài luyện tập

Đề bài: Cho các luận cứ và kết luận sau, em hãy lựa chọn luận cứ sắp xếp chúng lại thành một đoạn văn và nêu rõ lý do tạo sao lại chọn và sắp xếp như vậy. Bài tập 1:

1- Sông Đà trong vẻ đẹp hung bạo, như một chàng trai của núi rừng Tây Bắc mang chất hoang sơ dũng mãnh.

2- Cảnh Tây Bắc thì tuyệt vời: núi sơng diễm lệ, những thung lũng lúa chín vàng. 3- Con sơng Đà trữ tình thì như một thiếu nữ khuê các, đẹp một vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa kiêu sa.

4- Đọc lại đoạn văn miêu tả con sơng Đà người đọc liên tưởng nó như là một con người thống nhất của hai con người.

5- Phát hiện ra vẻ đẹp của con sơng Đà, chính là Nguyễn Tuân đã phát hiện ra “chất vàng” của thiên nhiên Tây Bắc.

Bài tập 2:

1- Người đàn bà nông dân con mọn, đảm đang, chung thủy và tiềm tàng một sức sống mạnh mãnh liệt, một bản năng ngoan cường.

2- Những đứa trẻ nhà nghèo, ngoan ngỗn, thơng minh sớm phải chịu nhiều vất vả, nhưng sớm biết thu vén những cơng việc gia đình thay cho cha mẹ chúng.

3- Có lẽ về Nguyễn Thi cũng như Ngô Tất Tố đều là những nhà văn chân chính của người nơng dân Việt Nam thuộc tầng lớp cùng khổ nhất dưới ách đế quốc phong kiến. 4- Trong tác phẩm “Tắt đèn”, tác giả đã để cho chị Dậu, sau khi xô ngã tên quan cụ, một mình chạy vào đêm tối như bưng.

5- Trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn Thi cứ ngờ ngợ như có bóng dáng một nhân vật quen thuộc của Ngô Tất Tố tác giả “Tắt đèn”.

6- Cuộc đời của chị Dậu đúng như cách cảm nhận của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương về thân phận bé nhỏ nhưng luôn bị dập vùi trong xã hội thời xưa: “ ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” để rồi cuối cùng lại rơi vào ngõ cụt.

7- Những bà mẹ nghèo tốt bụng tựa như những bà lão hiền từ phúc hậu thường thấy thấp thống trong truyện cổ tích…

8- Dù có khác nhau về màu sắc địa phương, dù có cách biệt, hai thời đại lịch sử, hai thời đại văn học thì cũng vẫn những người nơng dân Việt Nam ấy với bao đức tính tốt đẹp mà lịch sử dân tộc hàng ngàn năm đã hun đúc lên được.

2.2.1.3. Dạng bài tập 2: Sắp xếp luận cứ đồng hướng. a. Bài tập minh họa

Bước 1: Nêu bài tập

Đề bài: Cho sẵn một số luận cứ và kết luận dưới đây em hãy sắp xếp các luận cứ theo trật tự có hiệu lực tăng dần đối với kết luận; viết đoạn văn hồn chỉnh và giải thích lý do (chú ý: những luận cứ đưa ra là luận cứ đồng hướng).

1- Nguyễn Đình Chiểu đã đấu tranh khơng phải chỉ để giữ mình mà để khẳng định vị trí chiến đấu của bản thân mình trong cuộc đời với tư cách người cần dân, người trí thức, người nghệ sĩ.

2- Cuộc đấu tranh để không bị gục ngã trước số phận khắc nghiệt và tàn bạo.

3- Đấu tranh với bên ngoài đấu tranh cả với bản thân trước những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo để gia nhập vào hàng ngũ của nhân dân cách mạng và trở thành người nghệ sĩ của nhân dân.

4- Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời đấu tranh vô cùng gay go và gian khổ.

5- Đấu tranh để chống lại những lưỡi bẫy của kẻ thù, những thành kiến lỗi thời của xã hội.

Bước 2: Gv yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải bài tập

Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác

nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện

qua bài tập.

Nhận xét: Ở bài tập này, các luận cứ đưa ra đều đảm bảo yêu cầu đồng hướng và cùng có tác dụng hướng tới một kết luận chung: “ Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một cuộc đời đấu tranh vơ cùng gay go và gian khổ”. Tuy nhiên cách sắp xếp chúng vẫn cịn lộn xộn. Vì vậy chúng tơi sắp xếp lại theo trật tự khác có nội dung lơgic và chặt chẽ với nhau.

Viết đoạn văn hồn chỉnh:

Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã ln phải đấu tranh để không chỉ vượt qua số phận khắc nghiệt và tàn bạo, mà còn đấu tranh để chống lại lưỡi bẫy của kẻ thù, những thành kiến lỗi thời của xã hội. Đấu tranh không chỉ với thế lực bên ngồi mà cịn tranh với bản thân mình trước những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo để gia nhập vào hàng ngũ của nhân dân cách mạng và trở thành người nghệ sĩ của nhân dân. Đấu tranh khơng phải chỉ để giữ mình mà cịn khẳng định vị trí chiến đấu của bản thân mình trong cuộc đời với tư cách người cần dân, người trí thức, người nghệ sĩ. Cuộc đời ông là cuộc đời đấu tranh vô cùng gay go và gian khổ.

Giải thích lý do:

Sở dĩ trong đoạn văn trên chúng tôi tiến hành sắp xếp luận cứ như vậy bởi nhìn một cách tổng quát, chúng tôi thấy rằng tất cả các luận cứ được đưa ra đều có nội dung hướng vào kết luận phục vụ cho kết luận. Ở đây tác giả đã đi từ gần đến xa, từ cái đơn giản đến cái phức tạp. Mở đầu đoạn văn tác giả giới thiệu Nguyễn Đình Chiểu có một “Số phận khắc nghiệt và tàn bạo” tiếp đó Nguyễn Đình Chiểu lại cịn đấu tranh với “lưỡi bẫy của kẻ thù”, “thành kiến lỗi thời của xã hội”, “ đấu tranh với bên ngồi”, “đấu tranh với chính bản thân”, đấu tranh để khẳng định mình với tư cách là “người cần dân, người trí thức, người nghệ sĩ”. Tất cả những luận cứ

đưa ra đều nhằm vào mục đích khẳng định cho ý kiến: “cả cuộc đời ơng là một cuộc đấu tranh vô cùng gay go và gian khổ”. Như vậy lập luận đưa ra có sức thuyết phục.

b. Bài luyện tập

Đề bài: Cho sẵn một số luận cứ và kết luận dưới đây em hãy sắp xếp lại các luận cứ đó theo trật tự có hiệu lực tăng dần đối với kết luận, viết đoạn văn hồn chỉnh và giải thích lý do (chú ý: những luận cứ đưa ra là luận cứ đồng hướng).

Bài tập 1:

1- Trong thơ Bác, ánh trăng luôn tràn đầy.

2- Ánh trăng làm cho cái đẹp của cảnh vật trở nên êm đềm, sâu sắc, làm cho cảm nghĩ của con người thêm thâm trầm trong trẻo.

3- Trăng đã đi vào rất nhiều bài thơ của mọi thế hệ thi sỹ.

4- Trăng đã là ánh sáng, là thanh bình, là hạnh phúc, là ước mơ, là niềm an ủi, là người bạn tâm tình của Bác.

5- Trăng cũng đã đi vào thơ Bác ở rất nhiều bài thơ thuộc những giai đoạn khác nhau. Bài tập 2:

1- Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp, cảnh làm ăn tập thể.

2- Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ. 3- Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách.

4- Đâu cũng có trường học, nhà giữ trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên.

(Trích câu nói của Hồ Chí Minh) Bài tập 3:

1- Thế giới nhân vật của Nguyễn Tuân nói chung gồm hai loại người đối lập nhau: Loại người tài hoa nghệ sỹ, có nhân cách, có “thiên lương”, tự đặt cho mình lên trên hạng người thứ hai gồm những kẻ tiểu nhân, phàm tục, bằng thái độ ngạo đời, khinh bạc.

2- Những nhà văn có phong cách đều tạo ra cho mình một thế giới nhân vật riêng. 3- Loại người thứ nhất, theo Nguyễn Tuân, thường gọi là những linh hồn đẹp cịn sót lại của một thời đã qua, nay chỉ cịn “vang bóng”.

4- Cịn kẻ tiểu nhân phàm tục thì đầy rẫy trong thiên hạ. 5- Loại người ấy cố nhiên là hiếm hoi.

(Rút ra từ bài: “Lại đọc Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân” Nguyễn Đãng Mạnh, báo văn nghệ số 2- 11.02.1992)

2.2.1.4. Dạng bài tập 3: Sắp xếp luận cứ nghịch hướng a. Bài tập minh họa

Bước 1: Nêu bài tập

Đề bài: Cho kết luận và các luận cứ dưới đây (chú ý có một số luận cứ nghịch hướng đối với kết luận). Em hãy sắp xếp các luận cứ sao cho có hiệu lực nhất đối với kết luận, sau đó viết thành đoạn văn hồn chỉnh và giải thích lý do.

1- Độ ấy thơ mới vừa ra đời.

2 - Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết, Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.

3 - Thế Lữ như vầng sao đột hiện sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam.

4 - Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta khơng thể khơng nhìn nhận cái cơng Thế Lữ đã dựng thành nên thơ mới ở xứ sở này.

5 - Bởi vì khơng có gì khiến người ta tin vào thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay.

Bước 2: Gv yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải bài tập

Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác

nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện

qua bài tập.

Nhận xét: ở ví dụ trên có một kết luận 5 và bốn luận cứ, trong đó luận cứ 4 là nghịch hướng với kết luận 5.

Viết đoạn văn hoàn chỉnh:

“Độ ấy thơ mới vừa ra đời Thế Lữ như vầng sao đột ngột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu say này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều, nhưng người ta khơng thể khơng nhìn thấy cái cơng Thế Lữ dựng thành nền thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.

“Bởi vì khơng có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay”. (“Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh và Hồi Chân).

Giải thích lý do:

Sở dĩ đặt luận cứ nghịch hướng (4) đứng sau luận cứ (1), (3) và trước luận cứ (2) là vì ở vị trí này, luận cứ nghịch hướng sẽ có tác dụng nhấn mạnh cơng lao của Thế Lữ trong q trình hình thành thơ mới. Từ đó tác giả đi đến kết luận: “Bởi vì khơng có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ hay”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 35 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)