Bài tập nhóm 4 (Bài tập chữa lỗi)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 66 - 76)

7. Cấu trúc luận văn

2.2 Nguyên tắc xây dựng và yêu cầu của hệ thống bài tập

2.2.4. Bài tập nhóm 4 (Bài tập chữa lỗi)

2.2.4.1.Mục đích

Ở phần hai, chương I, mục III, chúng tơi đã có điều kiện đưa ra một số lỗi cơ bản mà học sinh thường mắc phải khi tiến hành lập luận trong đoạn văn nghị luận. Tất nhiên, đấy mới chỉ là cơ sở lý thuyết, nó chưa có tác dụng thực tiễn đối với bài viết của học sinh, bởi lẽ nói theo quan điểm của Gớt: “Lý thuyết là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”. Vì vậy chúng tơi xét thấy, nếu chỉ đơn thuần dựa vào lý thuyết thì dù học sinh có nắm vững bài giảng đến đâu cũng khơng thể nào hiểu sâu và nhớ lâu vấn đề được.

Do vậy để phần nào giúp cho các em khắc phục điểm sau, đồng thời rèn luyện được thành thục những kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số bài tập (đại diện cho những lỗi thường gặp) nhằm thơng qua đó giúp cho học sinh biết cách phát hiện lỗi sai, tự tìm ra nguyên nhân và cách xử lý:

- Phát hiện, phân tích các loại lỗi: Lỗi liên quan đến việc nêu luận điểm (nêu luận điểm trùng lặp hoặc không rõ ràng, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết); Lỗi liên quan đến việc nêu luận cứ (nêu luận cứ thiếu chính xác, thiếu chân

thực, không đầy đủ, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày, trùng lặp hoặc quá rườm rà); Lỗi về cách thức lập luận (lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm).

- Sửa chữa được các loại lỗi về lập luận nêu trên. Chữa lỗi cần tuân theo một số nguyên tắc: tôn trọng ý của tác giả về mặt chủ đề (luận điểm) nếu có; chữa càng ít biến đổi văn bản càng tốt; chấp nhận một cách chữa khác hợp lý, có thể thay đổi cách diễn đạt.

2.2.4.2 Dạng bài tập 1: Lập luận không đầy đủ luận cứ a.Bài tập minh họa

Bài tập: Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

Bước 1: Nêu bài tập

Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Văn học dân gian chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội. Những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người. Ví dụ như câu: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa – Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một cách dự báo thời tiết của nhân dân ta.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập

Muốn giải quyết được bài tập học sinh phải chỉ được đâu là luận điểm, các luận cứ phục vụ cho luận điểm, tìm thêm luận cứ sao cho phù hợp rồi viết thành đoạn văn hoàn chỉnh

Bước 3: Học sinh giải bài tập; giáo viên duy trì học sinh thực hiện đúng các thao tác trên. Bước 4: Lỗi chủ yếu của lập luận này là luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào

tục ngữ, cao dao, trong khi luận điểm chính được nêu lên ở đầu đoạn văn là “Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức”. Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh rất hẹp: hiểu biết, nhận thức về tự nhiên (cụ thể là thời tiết). Nguyên nhân của lỗi này là do người viết khơng nắm được các khía cạnh cụ thể của vấn đề cần nghị luận, không hiểu quan hệ lôgic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rõ luận điểm.

Đề xuất cách sửa

Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức. Trước hết là giá trị nhận thức về tự nhiên. Tục ngữ, ca dao cho nhiều hiểu biết về thời tiết như:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “Nắng tháng tám rám trái bưởi”… Hoặc ca ngợi về cảnh đẹp đất nước:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”.

Văn học dân gian cịn cho ta nhận thức về xã hội. Có nhiều câu chuyện cổ tích giáo dục tình nghĩa yêu thương giữa con người. Truyện Tấm Cám phê phán quan hệ dì ghẻ - con chồng ngày xưa. Truyện Cây khế là câu chuyện về “tham thì thâm”…. Lại cũng có nhiều ca dao, tục ngữ, trong dân gian đả kích, chế giễu những thói xấu xa của bọn quan lại phong kiến.

b. Bài luyện tập

Yêu cầu như ở phần ví dụ minh họa

-Đoạn 1: Truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân đã cho thấy sức mạnh của tình người trong hồn cảnh khó khăn của cuộc sống. Nhờ có mấy bát bánh đúc mà người đàn bà trở thành vợ của Tràng. Cũng chính vì đói mà họ nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau giữa lúc hoạn nạn. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm. - Đoạn 2: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, chúng ta thấy dân tộc ta anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Hai bà Trưng phất ngọn cờ hồng khởi nghĩa đánh tan quân Thái Thú Tô Định, buộc hắn phải trốn vào đám loạn quân rút chạy về nước. Đất nước sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngồi đơ hộ đã dành được thắng lợi hoàn toàn.

(Dẫn theo “150 bài tập…” Nguyễn Quang Ninh)

2.2.4.3. Dạng bài tập 2: Luận cứ sắp xếp lộn xộn a. Bài tập minh họa

Bài tập: Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

Bước 1: Nêu bài tập:

(1). Mọi người dân Việt Nam đều say mê truyện Kiều (2). Từ những chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn ln nhớ mang bên mình quyển truyện Kiều, coi như là một người bạn tri kỷ, tri âm cho đến các chiến sĩ hải đảo biên phòng ngày đêm lăn lộn trăm công ngàn việc, thế mà mỗi lúc rảnh rỗi lại ngâm đôi ba câu Kiều, hoặc

chơi trị “đố Kiều”, “bói Kiều”, lảy Kiều rất vui và sôi nổi (3). Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết nhiều, đến những cụ già ngày nay trình độ văn hóa cịn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều (4). Rồi đến những đồng bào thiểu số sống nơi rừng thiêng nước độc, những Việt Kiều xa nước, sống thiếu tình quê, mỗi lần cầm được quyển Kiều trên tay, họ lại bừng lên cái hồn dân tộc. Ngay cả đến những em bé mới chập chững đến tuổi tới trường, mỗi lần được ông bà, cha mẹ kể Kiều cho nghe cũng trịn xoe đơi mắt (6). Ở bất kỳ một đối tượng nào, truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn có sức hấp dẫn vơ cùng kỳ diệu

Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập

Hãy chỉ ra các lỗi mà đoạn văn trên mắc phải: thời gian,không gian…

Bước 3: Học sinh tự giải quyết bài tập; giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các

thao tác nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh, xác lập kết quả và hoàn tất việc luyện bài tập.

- Nhận xét: Đoạn văn trên đây mắc lỗi sắp xếp luận cứ lộn xộn. Toàn bộ đoạn văn bao gồm sáu câu. Nếu ta tách riêng từng câu một thì nội dung chủ yếu hồn tồn khơng có gì đáng nói. Thế nhưng nhìn một cách tổng qt thì đoạn văn đó lại có cấu trúc lập luận không chặt chẽ và lôgic với nhau. Cụ thể đáng lẽ phải sắp xếp luận cứ theo một trình tự thời gian, đơn vị tuổi tác thì tác giả lại trình bày theo kiểu ngẫu hứng, đang nói lớp người này thì lại “nhảy cóc” sang lớp người kia; đáng lẽ phải nói già trước, trẻ sau, cổ trước kim sau…thì lại liệt kê tùy tiện không theo trật tự.

- Đề xuất cách chữa: Căn cứ vào những nhận xét đã nêu ở trên, dưới đây chúng tôi xin đề xuất cách chữa, chủ yếu là dựa vào tuổi tác, đơn vị thời gian để sắp xếp lại theo trật tự lơgic nhất định.

- Đoạn văn hồn chỉnh:

Mọi người dân Việt Nam đều say mê Truyện Kiều. Từ những nhà nho trước đây như Mộng Liên Đường, Chu Mạnh Trinh là những người học rộng biết nhiều, đến những cụ già ngày nay trình độ văn hóa cịn thấp kém, thế nhưng không ai không thuộc dăm ba câu Kiều. Từ những chiến sĩ cách mạng bị vào tù ra tội mà vẫn ln nhớ mang bên mình quyển truyện Kiều, coi nó như là một người bạn tri kỷ, tri âm cho đến các chiến sĩ hải đảo biên phòng ngày đêm lăn lộn trăm công ngàn việc,

thế mà mỗi lúc rảnh rỗi lại ngâm đôi ba câu Kiều, hoặc chơi trị “đố Kiều”, “bói Kiều”, lảy Kiều rất vui và sơi nổi. Rồi đến những đồng bào thiểu số sống nơi rừng thiêng nước độc, những Việt Kiều xa nước, sống thiếu tình quê, mỗi lần cầm được quyển Kiều trên tay, họ lại bừng lên cái hồn dân tộc. Ngay cả đến những em bé mới chập chững đến tuổi tới trường, mỗi lần được ông bà, cha mẹ kể Kiều cho nghe cũng trịn xoe đơi mắt. Ở bất kỳ một đối tượng nào, truyện Kiều của Nguyễn Du vẫn có sức hấp dẫn vô cùng kỳ diệu.

b. Bài luyện tập

Yêu cầu như ở phần ví dụ cụ thể

- Đoạn 1: (1) Bốn ngàn năm qua, lịch sử nước ta đã trải qua biết bao các triều đại vua tơi lúc suy, lúc thịnh. (2) Đó chính là thời Lê Lợi với cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt chống lại quân xâm lược nhà Minh (3). Đó là thời Ngơ Quyền đánh tan quân Nam Hán trên tuyến sơng Bạch Đằng năm 938 (4). Đó cũng là thời của các vua Hùng Vương có cơng đầu tiên trong việc dựng nước Văn Lang (5). Đó cịn là chiến cơng của Lý Thường Kiệt trên phịng tuyến Như Nguyệt năm 1077.

- Đoạn 2: (1) Cảnh làng mạc ngày mùa trên đồng bằng miền Bắc hiện lên với bao màu vàng của sự ấm no, đơng vui giàu có (2). Nào là những chùm quả xoan vàng lịm, từng chiếc là mít vàng ối, tàu đu đủ chiếc lá sắn héo nở 5 cánh vàng tươi… (3). Nào cánh đồng lúa chín vàng xuộm, nắng nhạt ngả màu vàng hoe (4). Nào là buồng chuối đếm quả chín vàng, bùi lá vàng xọng, rơm và thóc vàng giịn, con gà, con chó vàng mượt…

2.2.4.4. Dạng bài tập 3: Luận cứ không phù hợp với kết luận a. Bài tập minh họa

Bài tập: Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

Bước 1: Nêu bài tập:

Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao nhiêu trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói mn đời. Ngơ Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán. Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Lê Lợi đại phá quân Minh. Ải Chi Lăng mãi là mồ chôn quân xâm lược. Đời Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Nguyên, giành lại nền độc lập cho đất nước. Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lẫy lừng non sông. Những tên tuổi đó mãi mãi sống cùng non sơng đất nước

Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập

Hãy chỉ ra các lỗi nêu luận cứ mà đoạn văn trên mắc phải

Bước 3: Học sinh tự giải quyết bài tập; giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các

thao tác nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh, xác lập kết quả và hoàn tất việc luyện bài tập.

Giáo viên cần lưu ý cho học sinh muốn phát hiện và chữa lỗi liên quan đến luận cứ thì cần phải hiểu về luận cứ. Luận cứ là các lý lẽ và thực tế vận dụng để triển khai một luận điểm. Luận cứ là cái ý bao giờ cũng cụ thể hơn luận điểm và sắp xếp có trình tự nhất định.

Lỗi về luận cứ trong đoạn văn này là: Luận cứ chưa có tính hệ thống, lơgic. Luận cứ chưa được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Luận cứ không phù hợp với luận điểm. Luận điểm là “lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao nhiêu trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói mn đời”, trong khi luận cứ (Ải Chi Lăng…), (cửa biển Bạch Đằng…) là những địa danh, không phải là (tên tuổi).

Có thể chữa lại như sau:

Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao những trang sử hào hùng với những tên tuổi sáng chói mn đời. Ngơ Quyền đánh tan qn xâm lược Nam Hán. Trần Hưng Đạo lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân nguyên, giành lại nền độc lập cho đất nước. Lê Lợi đại phá quân Minh. Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh. Những tên tuổi đó mãi mãi sống cùng non sơng đất nước.

b. Bài luyện tập: Xác định lỗi lập luận trong những đoạn văn sau

Đoạn 1: Lão Hạc có tình thương bao la. Lão thương cho chó vàng của lão: “Tao ăn cái gì mày cũng ăn cái nấy… Sau này tao chết mày ở với ai?”. Lão thà chết chứ không tiêu vào số tiền của con trai lão và nhất định không chịu bán nhà. Lão ăn củ chuối thay cơm và cuối cùng khi khơng cịn gì để ăn nữa lão đã tự tử và chết một cách đau đớn và vật vã.

(Bài làm của học sinh)

- Đoạn văn 2: Truyện “Đời thừa” nói lên bi kịch tinh thần của nhà văn Độ, anh ta luôn khao khát vươn tới cái đẹp. Trong sự nghiệp văn chương anh mơ ước sao cho viết được tác phẩm được giải Nô ben, rồi “lời văn phải thanh tao, ý phải hay…” Toàn là những ước mơ chân chính, rất đáng để chúng ta khâm phục và kính trọng.

Nhưng ước mơ đó bị bóp nghẹt trong đời thường, bị “gánh nặng cơm áo ghì sát đất”. Và ngay cả nhân vật Điền trong truyện ngắn “Giăng sáng” anh cũng ước mơ nhiều lắm, mơ được viết những tác phẩm hay, sao cho những người đàn bà nào đọc xong cũng cảm động và viết cho mình những bức thư xinh xinh ướp nước hoa” và rút cục thì mơ ước đó cũng bị đè bẹp trong gánh nặng cơm áo đời thường, để rồi chính anh nhận ra rằng: “Nghệ thuật khơng cần là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia thốt ra từ những kiếp lầm than”. Như vậy là Nam Cao đã bỏ qua “hiện thực bề ngoài” ở họ chuyện cơm áo hàng ngày tủi cực, để nhìn thấy những gì sâu lắng hơn đó là sự nghiệp văn chương.

(Bài làm của học sinh).

2.2.4.5.Dạng bài tập 4: Luận cứ tương phản mâu thuẫn với nhau a. Bài tập minh họa

Bài tập: Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

Bước 1: Nêu bài tập: Hãy chỉ ra lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

1). Nam Cao là một nhà văn chuyên viết về đề tài người nơng dân và cái đói. (2) Đây là mảng đề tài xuyên suốt tồn bộ sáng tác của Nam Cao (3). Có thể dẫn ra đây rất nhiều tác phẩm, chẳng hạn “Một đám cưới” là cảnh “cưới chạy đói” của gia đình Dần. “Một bữa no” của người viết về cái đói, về cái chết sau khi đã được ăn một bữa no của bà cụ Tý. (4) Ở mỗi tác phẩm, Nam Cao đều tập trung khắc họa hình tượng người nông dân. (5) Truyện ngắn “Giăng sáng‟‟, “Đời thừa” là những tác phẩm không đề cập đến vấn đề người nông dân mà chỉ tập trung viết về tầng lớp tri thức, tiểu tư sản, đặc biệt là về lớp nhà văn với những trăn trở cuộc đời.

Bước 2: Hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập: Dưới đây là một đoạn văn mắc lỗi

lập luận. Em hãy gọi tên loại lỗi đó, đề xuất cách chữa và viết lại đoạn văn sao cho phù hợp với nội dung cần nêu.

Bước 3: Học sinh tự giải quyết bài tập; giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các

thao tác nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh, xác lập kết quả và hoàn tất việc luyện bài tập.

- Nhận xét: Đoạn văn trên mắc lỗi luận cứ tương phản và mâu thuẫn với nhau: Cụ thể trong quá trình lập luận, chủ thể lập luận đã xác định hướng của lập luận là: “Nam Cao là một nhà văn chuyên viết về đề tài người nơng dân và cái đói. Đây là

mảng đề tài xuyên suốt toàn bộ sáng tác của Nam Cao” thực ra kết luận như vậy là chưa thật chặt chẽ. Song nếu chúng ta cứ tạm coi đây là kết luận đúng thì những luận cứ tiếp theo địi hỏi phải nhằm hướng tới và có tác dụng thuyết minh cho vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)