7. Cấu trúc luận văn
2.2 Nguyên tắc xây dựng và yêu cầu của hệ thống bài tập
2.2.2. Bài tập nhóm 2 (Thể hiện kết luận)
2.2.2.1 Mục đích
Luyện xây dựng lập luận chính là từ những nội dung đã được chuẩn bị qua các nhóm bài tập đã nêu ở phần trước, tiến tới xây dựng thành những lập luận hoàn chỉnh theo những cách thức lập luận khác nhau bằng các đoạn văn nghị luận cụ thể. Đây chính là việc tổ chức, phối hợp các lý lẽ và dẫn chứng theo một cách thức cụ thể nào đó để làm bật nổi kết luận của đoạn văn. Xây dựng lập luận thể hiện sự nâng cấp về mặt chất lượng của hoạt động lập luận. Nếu các nhóm bài tập trước nhằm củng cố, khắc sâu các kiến thức về lập luận, rèn luyện kỹ năng lựa chọn sắp xếp các yếu tố của lập luận thì với nội dung này, học sinh phải xây dựng thực sự những lập luận hoàn chỉnh; hơn nữa còn phải biết xây dựng những lập luận đó theo những cách thức lập luận xác định bằng các đoạn văn có nội dung xác định.
Những cách thức lập luận mà học sinh đã học cũng chính là những cách thức lập luận được dùng khá phổ biến trong văn nghị luận. Có những cách lập luận dựa trên
cơ sở các phương pháp suy luận lôgic chủ yếu: đó là lập luận diễn dịch, lập luận quy nạp, lập luận phối hợp diễn dịch với quy nạp (cịn gọi là tổng – phân – hợp). Có cả những cách lập luận dựa trên cơ sở các phương pháp suy luận thông thường nhưng rất phổ biến trong việc trình bày các đoạn văn, bài văn nghị luận: đó là lập luận so sánh (tương đồng, tương phản); lập luận nhân quả; lập luận hỏi – đáp.
Từ cách nhìn trên, các dạng bài tập chủ yếu sẽ xoay quanh các nội dung sau: (1) Luyện cách lập luận diễn dịch, quy nạp, so sánh, nhân quả, hỏi đáp theo yêu cầu của loại bài nghị luận mà các đoạn văn phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận…có những nét riêng nhất định trong cách tạo lời, cách dùng lý lẽ, dẫn chứng. Mặc dù vậy, những cách lập luận nói trên vẫn là những cách lập luận phổ biến; có mặt hầu hết trong các loại đoạn văn nghị luận. Vì vậy, trong khi tập trung chủ yếu vào luyện cách lập luận chúng tôi vẫn sử dụng ngữ liệu các loại đoạn văn, đặt ra các yêu cầu cụ thể cho mỗi bài tập sao cho học sinh qua đó vừa biết cách xây dựng lập luận, vừa lưu ý đến tính phù hợp với các loại đoạn văn nghị luận nói trên.
2.2.2.2. Dạng bài tập1: Lập luận có luận cứ đồng hướng, kết luận tường minh a. Bài tập minh họa
Bước 1: Nêu bài tập
Đề bài: Cho những luận cứ đồng hướng dưới đây, em hãy viết thêm kết luận tường minh và sắp xếp chúng lại thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
1- Nguyên Ngọc miêu tả rừng Xà nu bằng một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ, chất lọc tinh tế, một thứ ngôn ngữ vừa tả, vừa gợi, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc.
2- Bút pháp đặc tả phối hợp với thủ pháp nhân hóa đã phát huy tối đa hiệu lực của nó. 3- Hình ảnh rừng Xà nu ở đây vừa là hình ảnh thực của một rừng cây “ham ánh sáng mặt trời”, vừa là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương bất khuất, kiên cường trong những ngày đồng khởi chống Mỹ.
4- Rừng xà nu hiện lên nhưng một người bạn trung thành che chở cho dân làng Xô Man như những người con đẹp nhất của muôn làng.
Bước 2: Gv yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải bài tập
Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác
Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện
qua bài tập.
Có thể thêm kết luận sau:
“Có thể nói rừng Xà nu chính là biểu tượng về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, con người Việt Nam”.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Nguyên Ngọc miêu tả rừng Xà nu bằng một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ, chất lọc và tinh tế, một thứ ngôn ngữ vừa tả, vừa gợi, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc. Hình ảnh rừng Xà nu ở đây vừa là hình ảnh thực của một rừng cây “ham ánh sáng mặt trời”, vừa là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương bất khuất, kiên cường trong những ngày đồng khởi chống Mỹ. Bút pháp đặc tả phối hợp với thủ pháp nhân hóa đã phát huy tối đa hiệu lực của nó. Rừng xà nu hiện lên nhưng một người bạn trung thành che chở cho dân làng Xô Man như những người con đẹp nhất của mn làng. Có thể nói rừng Xà nu chính là biểu tượng về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, con người Việt Nam.
b. Bài luyện tập
Đề bài: (Cho như trong phần ví dụ cụ thể) Bài tập 1:
1- Lão Hạc chết là để giành phần cho sự sống.
2- Một lão Hạc nhân hậu, giàu tình thương, cũng chính là “một con người đã khóc vì trót lừa một con chó”.
3- Lão Hạc chết vì thương con nhất mực, thương đến nỗi thà chết chứ không chịu ăn tiêu vào tài sản của con (ba sào vườn mẹ nó để lại cho nó).
4- Một lão Hạc đã “nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng” cũng là một con người thà chết chứ không thèm ngửa tay xin nhận của ăn xin.
(Dẫn theo: “Bình giảng tác phẩm văn học…” – Trần Đãng Suyền) Bài tập 2:
1- Đọc Nguyễn Tuân, nhà tu từ học có thể kiếm được vô vàn bằng chứng thú vị về những phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hốn dụ, tượng trưng…, về những cách phối âm, phối thanh, những cách chuyển đổi giọng điệu rất linh hoạt và tài hoa.
2- Ơng có một vốn từ vựng hết sức giàu có và đầy giá trị tạo hình.
3- Ơng lại có những cách dùng từ đạt tới “năng suất cao” với nhiều sáng tạo độc đáo. (Dẫn theo Nguyễn Đãng Mạnh – Tư liệu văn 12) Bài tập 3:
1 – Bàn tay ngun vẹn đó khơng cịn.
2 – Cụ Mết có bàn tay nặng trịch nắm chặt như kìm sắt, hỏi: “Mười ngón tay vẫn cụt thế à? Khơng mọc được nữa à!...ừ!”.
3- Ơng cụ tự hỏi và tự trả lời.
4 – Câu hỏi lúc đó rất đột ngột, như người sực tỉnh, chợt nhớ một điều hệ trọng. 5 – Cụ giận dữ nói tiếp: “…Được! Ngón tay cịn hai đốt cũng bắn súng được. Mày có đi qua chỗ rừng Xà Nu gần nước khơng? Nó vẫn sống đấy”.
6 – Sự thật đau đớn đến không tin là thật, cụ ngạc nhiên sao ngón tay lại cụt, cụt rồi sao khơng mọc lại?.
7 – Một tiếng “ừ” cam chịu và đe dọa.
2.2.2.3. Dạng bài tập 2: Lập luận có luận cứ đồng hướng, nghịch hướng và kết luận tường minh.
a. Bài tập minh họa Bước 1: Nêu bài tập
Đề bài: Cho sẵn những luận cứ đồng hướng, một luận cứ nghịch hướng sau đây: Em hãy viết thành đoạn văn có kết luận tường minh.
1- Niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu dĩ nhiên được thể hiện rất rõ trong thơ ơng.
2- Ơng cần đến thơ để thả hồn mình vào thế giới, tìm đến những tâm hồn đồng điệu. 3- Nhưng thơ chưa đủ thỏa mãn nhu cầu ấy.
4- Nó lớn hơn, rộng hơn nên tràn ra ngồi thơ ơng thành văn xuôi, bút ký, tùy bút, truyện ngắn, thành cả nghiên cứu phê bình văn học…
5- Nó tràn ra cả ngồi sự nghiệp viết văn, làm sách của ơng nữa, thành những cuộc nói chuyện trực tiếp với cơng chúng: nói ở hội nghị, nói trên đài phát thanh, nói trong Nam, ngồi Bắc, trong nước, ngồi nước, nói với đủ loại người.
Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác
nói trên.
Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện
qua bài tập. Kết luận:
“Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để”.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
“Niềm khát khao giao cảm với đời của Xuân Diệu, dĩ nhiên được thể hiện rất rõ trong thơ ơng. Ơng cần đến thơ để thả hồn mình vào thế giới, tìm đến những tâm hồn đồng điệu. Nhưng thơ chưa đủ thỏa mãn nhu cầu ấy. Nó lớn hơn, rộng hơn nên tràn ra ngồi thơ ơng thành văn xuôi, bút ký, tùy bút, truyện ngắn, thành cả nghiên cứu phê bình văn học… Nó tràn ra cả ngồi sự nghiệp viết văn, làm sách của ơng nữa, thành những cuộc nói chuyện trực tiếp với cơng chúng: nói ở hội nghị, nói trên đài phát thanh, nói trong Nam, ngồi Bắc, trong nước, ngồi nước, nói với đủ loại người. Có thể nói trên đời này có bao nhiêu cách để tiếp xúc với đời, Xuân Diệu đều không bỏ qua và đều khai thác triệt để”.
b. Bài luyện tập
Đề bài: Cho sẵn những luận cứ (đồng hướng và nghịch hướng) sau em hãy tìm ra kết luận tường minh và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài tập 1:
1- Ta có thể hình dung Nguyễn Du như một con người lẳng lặng, ít cười, ít nói, ít cởi mở với đời, nhưng tâm hồn lộng gió mười phương, khơng một chuyển động nào ở bên ngoài khơng vang dội sâu trong đó.
2- Cả cuộc đời Nguyễn Du trải qua đã tràn vào trong tâm hồn kỳ diệu ấy, đã gợi lên những rung cảm mãnh liệt tinh vi, đã đúc lại thành hình tượng.
3- Đến khi Nguyễn Du cầm bút đựng nó lên thì những hình tượng ấy đều chan chứa một sức sống đã có sẵn từ bên trong.
(Bài tập làm văn lớp 10 – tr. 21) Bài tập 2:
2- Nguyễn Du không phải không nhắc đến tác dụng tốt của đồng tiền.
3- Có tiền Thúc Sinh, Từ Hải mới chuộc được Kiều, Kiều mới cứu được cha và sau này mới bao được ơn người này, người nọ.
4- Đó là đồng tiền nằm trong tay người tốt.
5- Nhưng chủ yếu Nguyễn Du vẫn nhìn về mặt tai hại.
6- Vì Nguyễn Du thấy rõ cả một loạt hành động gian ác bất chính đều là do đồng tiền chi phối.
7- Quan lại vì tiền mà bất chấp cơng lý; sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vương Ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh vì tiền mà làm nghề bn thịt bán người. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lương tâm, Khuyển Ưng vì tiền mà làm những điều đại ác.
(Bài tập làm văn 10 – Tr.55). Bài tập 3:
1- Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước khơng thể có một đời sống khác. 2- Phải khắc khổ cần lao và đấu tranh để mưu cầu hạnh phúc cho ngày mai. 3- Có người e đời sống nghiêm khắc ấy khơng cịn chỗ cho tình cảm.
4- Nhưng chính Hồ Chủ Tịch thường nói: Người cách mạng là người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm nên làm cách mạng.
5 - Người mà cả dân tộc tôn làm vị cha già của mình phải có lịng thương mênh mơng xúc động đến tâm can mọi người.
6 - Trong thời kỳ bí mật, phút mặc niệm các chiến sĩ cách mạng là lúc Hồ Chủ Tịch rơi nước mắt.
7- Tại quốc hội, Hồ Chủ Tịch vừa khóc, vừa ơm hơn anh Nguyễn Văn Tạo sau khi anh đọc xong một bài diễn văn thống thiết về nam Bộ.
(Trích Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – Tr.43) Bài tập 4:
1- Chung quanh việc xây dựng hình ảnh trong văn khoa học, nên chú ý điều này: nếu thành cơng thì rất hay nhưng khơng thành cơng thì rất chối.
2- Cũng như truyện đánh đàn vậy. 3- Đàn hay thì tất nhiên rất mê.
4- Nhưng khơng hay thì như là bất cơng chỉ tổ làm người nghe khó chịu. (Dẫn: Muốn viết bài văn hay: Tr.193)
Bài tập 5:
1- Thơ là tình, là tình cảm.
2- Thơ khơng lấy việc tả làm chính, khơng cạnh tranh với văn xuôi về lượng chi tiết, nhưng thơ khơng thể khơng cần đến chi tiết.
3- Có điều chi tiết trong thơ phải là những chi tiết chọn lọc ở mức nghiệt ngã nhất nó cần cái “tính chất” của sự sống.
2.2.2.4. Dạng bài tập 3: Lập luận có luận cứ đồng hướng, nghịch hướng và kết luận hàm ẩn.
a. Bài tập minh họa Bước 1: Nêu bài tập
Đề bài: Cho những luận cứ và nghịch hướng sau đây, em hãy viết lại thành một đoạn văn có kết luận hàm ẩn.
1- Hồi mới kháng chiến Bác nói: “Thường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. 2- Hồi ấy bây giờ nhiều người nghĩ cứ nhìn sức ta, sức địch thì làm thế nào mà kháng chiến trường kỳ được, và kháng chiến trường kỳ thì làm thế nào mà thắng lợi. 3- Nhưng càng kháng chiến lại càng thấy Bác nói đúng.
(Phê bình tiểu luận – Hồi Thanh)
Bước 2: Gv yêu cầu và hướng dẫn học sinh giải bài tập
Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác
nói trên.
Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện
qua bài tập.
Đoạn văn hoàn chỉnh:
Hồi mới kháng chiến, Bác nói: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”. Hồi bấy giờ nhiều người cứ nghĩ, cứ nhìn sức ta, sức địch thì làm thế nào mà kháng chiến trường kỳ được và kháng chiến trường kỳ thì làm thế nào mà thắng lợi. Nhưng càng kháng chiến lại càng thấy Bác nói đúng.
Nhận xét: Ở đây kết luận là một hàm ẩn, nhưng qua cách lập luận của tác giả ta có thể suy ra kết luận cho cả đoạn là tác giả đưa ra ý kiến để bác bỏ điều băn khoăn có trong lập luận.
b. Bài luyện tập
Đề bài: (Cho như yêu cầu trong phần ví dụ cụ thể). Bài tập 1:
1- Trong tập “Ngục Trung nhật ký”, có những bàn tay phác họa rất sơ sài nhưng rất chân thật và đậm đà, càng nhìn, càng thú vị như một bức tranh thủy mặc cổ điển. 2- Có những bài cảnh lộng lẫy sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng.
3- Cũng có bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức sơn mài thâm trầm, rộn rịp. Bài tập 2:
1- Nam Cao đón cách mạng với một niềm phấn khởi đặc biệt.
2- Vốn dào dạt tâm sự, anh xem cách mạng như các giờ phút màu nhiệm chấm hết những trang buồn của đời mình.
3- Anh ghi hào hứng những đổi thay của làng quê (…), trở lại một vài nét về cuộc sống cũ (…) viết một truyện vạch rõ bộ mặt tay sai của đế quốc và số phận mong manh của bọn Việt gian đầu sỏ (…).
4- Tùy vậy, nhà văn vẫn cảm thấy ngịi bút của mình bất lực và cái điều ao ước lớn hơn cả ở anh lúc này là muốn được “sống đã rồi hãy viết”, muốn được “cầm súng đi ra trận” (…)
(Bài tập làm văn 12 – Tr.65). Bài tập 3:
1- Đồn Văn Cừ trước sau đãng báo chỉ có sáu, bảy bài thơ. 2- Bài thơ nào cũng hay.
3- Cũng có bài đãng “Ngày nay” số thường, nhưng nghĩ đến Đồn Văn Cừ là tơi lại nghĩ đến Tết”.
4- Cứ mỗi lúc Xuân về người ta lại gửi trên báo một chuỗi cười ngũ sắc.
5- Cái tên Đồn Văn Cừ trong trí tơi đã lẫn với mầu bánh chưng, mùi thuốc pháo, vị mứt gừng.
6- Tiếng cười ta cịn nghe văng vẳng thì người ta biến đấu rồi ta đánh chờ mùa xuân khác.