Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 78)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là một yêu cần cần thiết trong nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng. Về phương pháp dạy học, thực nghiệm càng trở lên quan trọng. Mục đích của q trình thực nghiệm là nhằm kiểm chứng và đánh giá kết quả thu được từ việc ứng dụng những đề xuất của đề tài. Thực nghiệm là bước đầu đưa những giả định vào thực tiễn nhằm giúp chúng tơi rút ra kết luận về tính khả thi của hệ thống bài tập rèn kỹ năng lập luận trong văn nghị luận cho học sinh THPT. Qua đó, chúng tơi sẽ rút ra được những ưu điểm và những hạn chế của hệ thống bài tập đã được nêu ra để tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh nhằm đưa hệ thống bài tập vào ứng dụng trong quá trình dạy học Làm văn THPT. Trên cơ sở đó, đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của các giờ học Làm văn.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã tuân thủ nghiêm túc những quy tắc chung của quá trình thực nghiệm sư phạm, đồng thời chú trọng vào yêu cầu và đặc điểm của vấn đề nghiên cứu để có sự đối chiếu, so sánh một cách khách quan, trung thực những kết quả thu được.

Để đảm bảo tính khách quan, trong q trình thực nghiệm, chúng tôi chọn lớp đối chứng và lớp thực nghiệm trong cùng một trường, tương đương nhau về sĩ số và trình độ. Trình độ học sinh giữa các trường thực nghiệm có sự phân hóa để có thể kiểm chứng được tính khả thi của đề tài trên các đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên giảng dạy cũng sẽ được chọn trên cơ sở các tiêu chí: có kinh nghiệm, có năng lực chun mơn vững, nhiệt tình. Quy trình lên lớp sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc đúng theo yêu cầu của quá trình thực nghiệm. Đối với các lớp thực nghiệm, giáo viên dạy theo giáo án thực nghiệm và tiến trình mà chúng tơi đề xuất. Đối với các lớp đối chứng, giáo viên dạy bình thường theo giáo án và tiến trình của giáo viên đề ra.

3.2. Đối tƣợng, cách thức và quy trình thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tơi chọn đối tượng thực nghiệm như sau: - Số lớp thực nghiệm và đối chứng: 8 lớp/2 trường - Số học sinh tham gia thực nghiệm: 326 học sinh - Các trường được lựa chọn thực nghiệm:

+ Trường THPT Trưng Vương, tỉnh Hưng Yên + Trường THPT Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Mặc dù cả hai trường đều ở trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng yên nhưng chúng lại có những đặc điểm khác nhau. Trường THPT Văn Lâm là trường có đầu vào thấp. Trường THPT Trưng vương có một số lớp với năng lực học sinh cao hơn. Sự đa dạng về đối tượng học sinh sẽ góp phần làm cho việc đánh giá thực nghiệm trở lên chính xác và khách quan hơn

Cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Đối tƣợng thực nghiệm và tổng thể thống kê

Đối tượng Trường

Lớp Thực nghiệm Lớp đối chứng

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

THPT Trưng Vương 12A1 42 12A2 41

12A3 42 12A4 41

THPT Văn Lâm 12 A1 41 12 A2 39

12 B1 40 12 B2 40

3.2.2. Thời gian thực nghiệm

Từ cuối học kỳ I sang đầu học kỳ II năm học 2012-2013, chúng tôi đã liên hệ với các trường thực nghiệm để trao đổi về kế hoạch và thời gian thực nghiệm. Dựa vào phân phối chương trình cũng như sự phối hợp của các giáo viên, các bạn đồng nghiệp, tác giả luận văn đã tiến hành thực nghiệm từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013

3.2.3. Cách thức tiến hành

Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành bằng cách soạn giáo án thể hiện hệ thống bài tập Rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận mà luận văn đã đề

quá trình thực hiện bài tập); mời giáo viên lên lớp dạy theo giáo án này ở lớp thực nghiệm; kiểm tra đánh giá năng lực lập luận trong văn nghị luận của học sinh ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm; so sánh, đối chiếu kết quả của các lớp.

Khâu lên lớp do giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở hai trường THPT Trưng Vương và THPT Văn Lâm – Hưng Yên thực hiện. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả luận văn đã trao đổi kỹ với giáo viên được chọn giảng dạy để nắm tinh thần của luận văn cũng như ý đồ thể hiện trong giáo án. Khâu kiểm tra bằng hình thức tự luận được thực hiện ngay trên lớp nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác.

3.2.4. Quy trình thực nghiệm

Quá trình thực nghiệm của chúng tôi gồm 3 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

- Lựa chọn đối tượng thực nghiệm - Thiết kế giáo án và soạn phiếu câu hỏi Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm

- Trao đổi với giáo viên đã được lựa chọn về tinh thần của luận văn và ý tưởng được thể hiện trong giáo án thực nghiệm.

- Dạy hai giáo án đã soạn trên các đối tượng đã xác định theo đúng chương trình, kế hoạch giảng dạy ở các trường thực nghiệm.

- Kiểm tra kết quả kỹ năng năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh lớp thực nghiệm (lớp được dạy bằng giáo án thực nghiệm) và ở lớp đối chứng (lớp được dạy theo giáo án bình thường).

- Trao đổi với giáo viên và học sinh sau khi thực nghiệm để nắm thông tin. Giai đoạn 3: Xử lý số liệu và đánh giá kết quả thực nghiệm.

- Chấm bài kiểm tra của học sinh lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. - Xử lý số liệu.

- Đánh giá kết quả thu được.

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Lựa chọn nội dung bài dạy thực nghiệm

Căn cứ vào kế hoạch dạy học ở trường THPT cũng như hướng đến tính phù hợp của đề tài, chúng tôi chọn dạy thực nghiệm một bài ở chương trình lớp 12:

Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (tuần 16, tiết 48) và bài Rèn kỹ năng viết mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận (tuần 26, tiết 78)

3.3.2. Tổ chức dạy thực nghiệm

Sau khi soạn giáo án thực nghiệm, chúng tôi giao giáo án và trao đổi trực tiếp với giáo viên giảng dạy về mục đích và đi đến thống nhất cách thực hiện theo đúng dự kiến và ý đồ đã đề ra. Trong giáo án thực nghiệm, chúng tôi hướng đến yêu cầu luyện cho học sinh kỹ năng lập luận, chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận. Do đó, ngay từ mục đích, phương pháp đến nội dung bài học đều hướng đến định hướng này.

Do khuôn khổ của luận văn nên phần giáo án dạy thực nghiệm sư phạm chúng tôi để vào phần Phụ lục.

3.3.3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá

Để tìm hiểu và nắm được kỹ năng lập luận của học sinh sau các giờ học, chúng tôi đã tiến hành cho các lớp dạy đối chứng và dạy thực nghiệm làm bài kiểm tra. Dưới đây là đề kiểm tra và đáp án:

ĐỀ KIỂM TRA KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM LỚP 12

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

1. Trong văn nghị luận, em cho thao tác nào là quan trọng? A. Xác định luận điểm

B. Xây dựng luận cứ C. Cả hai thao tác trên

2. Chữa lỗi lập luận có quan hệ chặt chẽ với các loại lỗi nào về nghị luận? A. Lỗi về diễn đạt B. Lỗi về thao tác lập luận C. Lỗi về cách thức lập luận D. Tất cả các loại lỗi trên 3. Muốn tránh lỗi lập luận cần chú ý đến các luận điểm nào?

A. Biết xác định luận điểm một cách rõ ràng B. Biết xây dựng luận cứ phù hợp với luận điểm

C. Biết cách thức lập luận để xác lập quan hệ giữa các luận điểm và luận cứ. D. Biết cách diễn đạt sao cho các luận cứ liên kết với nhau

4. Trong bài Ai đã đặt tên cho dịng sơng (Ngữ văn 12) có một đoạn nghị luận văn học tuyệt vời: “Có một dịng sơng thơ ca....”, em học tập ở đoạn nghị luận ấy điều gì, đối chiếu với các lỗi lập luận đã chữa?

A. Cách xác lập luận điểm B. Cách xây dựng luận cứ C. Cách diễn đạt luận cứ D. Cách thức lập luận E. Tất cả các điểm trên

B. Phần tự luận (6 điểm)

1 Chữa lỗi lập luận trong đoạn văn sau:

Đó là một xã hội kỷ cương phép nước không nghiêm. Tất cả đều được thể hiện trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Ban ngày ban mặt quan lại, sai nha ập vào nhà Vương Ông cướp phá, đánh đập. Bu quanh vụ án là cả một bọn sâu mọt. Quan xử kiện bằng tiền, xử kiện bằng cách bắt người có tội phải làm thơ? Nếu không quan ra lệnh:

Một là cứ phép gia hình Hai là lại cứ lầu xanh phó về

Dưới trướng bọn quan lại là một lũ những kẻ buôn thịt bán người. Đó là Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh,. ..Tất cả đều vì tiền mà táng tận lương tâm

2. Sửa lỗi về luận cứ trong đoạn văn sau:

Người phụ nữ trong xã hội phong kiến khơng có quyền cho mình sự lựa chọn. Sống trong cảnh chồng một vợ một đã phải chịu nhiều thua thiệt. Chẳng may họ phải làm lẽ càng khổ biết bao:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung Kẻ đắp chăn bơng kẻ lạnh lùng Năm thì mười hoạn chăng hay chớ Một tháng đơi lần có cũng khơng Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn khơng cơng Thân này ví biết dường này nhỉ

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo đã lên tới đỉnh điểm. Hắn chỉ còn biết chờ đợi. Để khi thị Nở đến hắn nói bằng những lời phong tình riêng của hắn “giá cứ như thế này mãi thì thích nhỉ” và “ hay là đằng ấy sang ở với tớ một nhà cho vui. Thị Nở lườm hắn...Người xấu khi yêu cũng biết lườm.”

Đáp án:

A. Phần trắc nghiệm (4 điểm) HS trả lời đúng mỗi câu: 1 điểm 1. C

2. D 3. E 4. E

B. Phần tự luận (6 điểm) 1. Sửa lỗi về luận điểm

Đoạn văn đã cho chưa có luận điểm. Các ý đưa ra ở bậc ngang nhau. Đoạn văn này cần xác định luận điểm: Đày đoạ Kiều là cả một xã hội.

Luận điểm này đạt ở đầu đoạn.

2. Đoạn văn khơng có gì sai nhưng chưa đầy đủ. Để làm rõ vai trị của luận điểm thì luận cứ đưa ra khơng chỉ vài lí lẽ và dẫn chứng rời, bỏ ngỏ mà phải phân tích dẫn chứng. Nêu bổ sung cách phân tích dẫn chứng. Ví dụ:

Bênh vực người cùng giới, thấm thân phận của mình hai lần làm lẽ mọn, bà chửi thẳng vào xã hội đa thê: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” càng làm rõ sự bất công của xã hội hủ lậu ấy. Bài thơ thấm nỗi xót xa chua chát cho đời, cho người, cho cả thân phận mình. Giá trị nhân văn của bài thơ là ở chỗ đó.

3.Luận điểm và luận cứ đoạn văn này không ăn nhập.

Luận điểm: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí đã lên tới đỉnh điểm. Luận cứ phải là:

+ Một người xấu như thị Nở cũng khơng chấp nhận lấy Chí.

+ Người ta khơng dung nạp Chí “vào cái ao đời phẳng lặng của họ”.

+ Trong nhận thức của người đời, Chí chỉ là đứa “khơng cha, khơng mẹ”-một đứa con hoang.

+ Chí đã vác dao đi đâm chết kẻ thù và tự sát.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá kết quả của học sinh

Như đã trình bày ở trên, sau khi tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, đánh giá bằng hình thức làm bài trắc nghiệm và tự luận. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.2: Kết quả dạy học thực nghiệm và đối chứng.

Trường Lớp Hình thức Số lượng học sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % THPT Trưng Vương 12A1 TN 42 23 54,7 16 38,0 3 7,1 0 0 12 A2 ĐC 41 15 36,5 22 53,6 4 9,7 0 0 12A3 TN 42 17 40,4 20 47,6 3 7,1 2 4,7 12A4 ĐC 41 12 29,2 23 56,1 2 4,8 4 9,7 THPT Văn Lâm 12A1 TN 41 12 29,2 19 46,3 7 17,1 3 7,3 12A2 ĐC 39 7 17,9 14 35,9 13 33,3 5 12,8 12 B1 TN 40 10 25,0 16 40,0 8 20,0 6 15,0 12 B2 ĐC 40 7 17,5 10 25,0 16 40,0 7 17,5

Bảng 3.3: Kết quả tổng hợp dạy học thực nghiệm và đối chứng.

Lớp Hình thức Số lượng học sinh

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL %

12 TN 165 62 37,5 71 43,0 21 12,7 11 6,6 ĐC 161 41 25,4 69 42,8 35 21,7 16 9,9

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng lớp 12 25.4 37.5 42.8 43 21.7 12.7 9.9 6.6 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Đối chứng Thực nghiệm

3.4.2. Phân tích và nhận xét kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào thang điểm, chúng tôi đã chấm bài học sinh ở các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm ở hai trường một cách cẩn thận, nghiêm túc, khách quan. Kết quả thu được đã có sự khác nhau. Ở trường THPT Trưng Vương và trường THPT Văn Lâm số bài làm đạt điểm giỏi, khá ở lớp thực nghiệm cao hơn với lớp đối chứng. Trong khi đó, các bài đạt điểm trung bình và yếu có xu hướng giảm. Tỷ lệ đó đã cho thấy sự tiến bộ nhất định về kỹ năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh. Sự thay đổi đó chứng tỏ hiệu quả bước đầu mà dạy học thực nghiệm mang lại.

Tuy nhiên, kỹ năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh không thể đánh giá được một cách hồn tồn chính xác qua một bài viết trên lớp. Chúng tôi xác định rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh THPT là một quá trình. Vì vậy, đây là một vấn đề khơng hề đơn giản, không phải thực hiện dễ dàng trong một thời gian ngắn. Mặc dù vậy, thông qua kết quả bài làm của học sinh, chúng tơi đã có thể kiểm tra kết quả dạy học thực nghiệm trong tương quan với các giờ học đối chứng. Đây là cơ sở quan trọng nhất để chúng tơi có thể đi đến những kết luận khoa học cần thiết.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. “Nếu bản thân bạn khơng là ngọn lửa thì sao bạn truyền ngọn lửa ấy đến cho học sinh. Học sinh không phải là cái hũ để bạn đổ nước cho đầy mà là ngọn đuốc bạn phải đốt lên cho cháy rực”. Câu nói của nhà giáo dục học Uylia Bato Dit có thể gợi cho chúng ta nhìn lại bản thân, nhìn lại cách dạy học của mình và của nhiều đồng nghiệp khác. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đang được đặt ra cấp thiết do nhu cầu phát triển của xã hội, của khoa học kỹ thuật, song không phải dễ dàng để đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thơng lại càng khó hơn. Nhưng dù sao với năng lực, lòng nhiệt huyết với thế hệ trẻ của các nhà nghiên cứu, các nhà giáo dục học, chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta đã và đang cố gắng hết mình để làm sao có phương pháp dạy học có hiệu quả nhất.

Có thể nói rằng, trong vấn đề dạy học văn ở nhà trường phổ thơng thì dạy Làm văn có một vị trí rất quan trọng. Nó được xem là mơn học mang tính cơng cụ và tổng hợp. Làm văn là môn học giúp học sinh hình thành và phát triển khả năng tạo lập văn bản. Dạy học Làm văn là dạy phát huy năng lực sáng tạo, rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh. Trong mỗi học sinh đều tiềm ẩn một năng lực và nhiệm vụ của người thầy là “phải biết phát hiện, góp phần hình thành, ni dưỡng và kích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)