Bài tập nhóm 3 (Phương pháp luận)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 58 - 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.2 Nguyên tắc xây dựng và yêu cầu của hệ thống bài tập

2.2.3 Bài tập nhóm 3 (Phương pháp luận)

2.2.3.1 Mục đích

Đề xuất dạng bài tập này, mục đích của chúng tơi là nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng lập luận cho một đoạn văn theo hai thao tác: thao tác tư duy lôgic và thao tác trình bày.

Thơng thường trong nhà trường phổ thông hiện nay, việc làm văn nghị luận bao gồm một nhiệm vụ kép: Nghiên cứu và trình bày. Có những vấn đề được nghiên cứu, được tìm ra nhờ vào các biện pháp quy nạp và diễn dịch. Nhưng khi trình bày về bản thân vấn đề trong bài văn, người viết có thể tiến hành theo các thao tác như: diễn dịch, quy nạp hay tổng phân hợp. Nói một cách khác khi vấn đề được trình bày theo thao tác tư duy nào chúng ta sẽ có đoạn ứng với thao tác tư duy đó. Vì vậy việc rèn luyện cách lập luận đoạn văn theo thao tác tư duy vừa nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận theo thao tác tư duy vừa hướng tới việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận theo thao tác tư duy, vừa hướng tới việc rèn luyện cho các em biết vận dụng một cách thành thạo các năng lực tư duy mà mình trang bị được.

Bên cạnh đó, chúng tơi nhận thấy rằng việc rèn luyện cho học sinh biết cách viết đoạn văn theo các thao tác trình bày cũng là một cơng việc khơng kém phần thiết thực. Trong thực tế, khi trình bày bài viết của mình, học sinh bao giờ cũng phải dựa vào mối quan hệ ý nghĩa thường gặp giữa các câu (như giải thích kết quả, nguyên nhân – kết quả…). Để tiến hành lập luận cho một đoạn văn. Ở đây người viết có thể “tùy cơ ứng biến” để triển khai thành các kiểu đoạn so sánh, nguyên nhân- kết quả, hỏi đáp cho phù hợp với nội dung cần diễn đạt.

2.2.3.2 Dạng bài tập1: Rèn luyện xây dựng lập luận theo thao tác lôgic a. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Rèn luyện lập luận theo các lập luận diễn dịch Bước 1: Nêu bài tập

Bài tập: Viết về đồng tiền trong Truyện Kiều, cho trước một kết luận: “Đồng tiền cơ hồ đã thành một thế lực vạn năng‟‟

Hãy tìm những luận cứ phục vụ cho kết luận trên và xây dựng thành đoạn văn hồn chỉnh có cách lập luận diễn dịch.

Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên duy trì cho các em tiến hành các thao tác

nói trên.

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh kết quả, xác lập đáp án đúng và hoàn tất việc luyện

qua bài tập.

- Theo nội dung kết luận; các luận cứ phải chứa nội dung phù hợp và có tính chất cụ thể hơn, hẹp hơn: (1)Tài hoa, nhan sắc, tình nghĩa, nhân phẩm, cơng lí đều khơng cịn có nghĩa gì trước thế lực của đồng tiền. (2) Tài tình hiếu hạnh như Kiều cũng chỉ là một món hàng, khơng hơn khơng kém. (3) Ngay Kiều nữa, cái việc dại dột nhất, tội lỗi nhất, trong suốt đời nàng, cái việc nghe lời Hồ Tôn Hiến khuyên từ Hải ra hàng, một phần cũng bởi xiêu lịng vì vàng ngọc của Hồ Tơn Hiến

(Hoài Thanh)

- Đưa câu kết luận lên đầu và sau đó là các luận cứ nói trên theo trật tự giữ nguyên như vậy ta sẽ có một đoạn văn có cách lập luận diễn dịch.

Bài tập 2: Rèn luyện xây dựng lập luận theo cách lập luận quy nạp Bước 1: Nêu bài tập

Bài tập: Cho một đề văn sau: Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ sau “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

Hãy viết đoạn mở bài có cách lập luận quy nạp

Bước 2: Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài tập.

Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên giúp học sinh duy trì các thao tác nói trên. Bước 4: Giáo viên điều chỉnh xác lập kết quả đúng và hoàn tất việc luyện qua bài tập.

Sau đây là cách mở bài theo có cách lập luận quy nạp để học sinh tham khảo

Trong đời sống, nhiều khi ta đứng trước một sự lựa chọn về vật, về người: người đẹp mà kém, người giỏi thì lại khơng đẹp, vật đẹp thì khơng bền, cịn vật bền thì khơng đẹp. Đối với các trường hợp ấy, dân gian ta có lời khuyên: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Bài tập 3: Rèn luyện xây dựng lập luận theo cách lập luận tổng – phân – hợp Bước 1. Nêu bài tập

Bài tập: Sau đây có thể xem là một đoạn văn mẫu được chép ra đầy đủ và giữ đúng trật tự các câu như nó vốn có:

(1) Đối với người vợ, cái bóng vừa là thực vừa là ảo. (2) Thực bởi vì nó chính là cái bóng của nàng và nàng hoàn tồn biết rõ điều đó. (3) Ảo vì nàng đã chỉ vào cái bóng của mình và nói với con là “bố” của nó. (4) Đó là một sự nói dối hồn tồn chủ động, một sự nói dối đầy thiện chí và yêu thương (đối với con và đối với chồng). (5) Việc nói dối con của người vợ chủ yếu mang tính chất nói đùa (để con đỡ nhớ, đỡ mong, đỡ hỏi) nhưng đồng thời cũng phản ánh sự thiết tha nhớ chồng, sự khao khát đồn tụ gia đình của người vợ. (6) Và như thể cái bóng là “ảo” đồng thời cũng là “mộng” nữa. (Hồng Tiến Hựu).

- Phân tích cách lập luận của đoạn văn.

- Dựa theo cách lập luận trên hãy tạo ra một đoạn văn phục vụ cho kết luận thứ nhất là “Thơ Bác Hồ tràn đầy tình yêu thiên nhiên” và kết luận thứ hai “Thơ Bác Hồ tràn đầy tình u thiên nhiên và đó cũng chính là tâm hồn giàu có, tình u cuộc sống tha thiết của Bác”.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập.

- Bài tập này cho sẵn đoạn văn mẫu và một số kết luận làm dữ kiện. Bài tập đặt ra yêu cầu cho học sinh: Phân tích, xác định cho được cách lập luận của đoạn văn mẫu. - Bài tập nhằm củng cố, khắc sâu nhận thức của học sinh về lập luận, cách lập luận tổng – phân – hợp. Bài tập rèn luyện cho học sinh các thao tác nhận thức và các thao tác tổ chức các luận cứ cho một lập luận qua đó mà hình thành kỹ năng xây dựng lập luận theo một cách thức nhất định.

- Để giải quyết các yêu cầu trên, học sinh phải trải qua các thao tác sau:

(1) Phân tích nắm nội dung của các câu trong đoạn văn, quan hệ ý nghĩa giữa các câu đó đối với nhau, (2) tìm ra những câu có ý nghĩa bao quát hơn và quan sát cách sắp xếp nó trong đoạn văn, (3) đưa ra nhận xét về cách lập luận của đoạn văn mẫu, (4) dựa vào nội dung 2 kết luận đã cho sẵn để tạo lập một số luận cứ phù hợp, (5) dựa vào cấu trúc của cách lập luận tổng – phân – hợp để lựa chọn sắp xếp các luận cứ và kết luận cho sẵn để hoàn thiện một đoạn văn có cách lập luận tổng – phân – hợp.

Bước 3: Học sinh tự làm bài tập; giáo viên giúp đỡ học sinh tiến hành theo các thao

tác nói trên.

- Lập luận trên là lập luận tổng – phân – hợp vì: Câu (1) là một kết luận ban đầu. Câu (2) (3) (4) (5) là các luận cứ soi sáng cho kết luận đó. Câu (6) là kết luận thứ hai, mở rộng kết quả ban đầu. Nhờ trải qua các nội dung cụ thể ở các luận cứ (2) (3) (4) (5) mà suy ra được điều khái quát hơn ở câu (6). Kết luận đó mới bao qt cho tồn bộ lập luận.

- Theo cách lập luận trên, sẽ để kết luận (cho sẵn) ở vị trí đầu đoạn. Tạo thêm một số câu văn nói cụ thể về các hình ảnh, cách nhìn thiên nhiên của Bác. Sau đó xếp kết luận 2 (cho sẵn) vào cuối đoạn với tính cách là ý rút ra nhờ trải qua các luận cứ vừa tạo. Như vậy ta sẽ có một đoạn văn lập luận tổng – phân – hợp.

b. Bài luyện tập

Bài tập 1: Cho trước một số luận cứ sau:

1- Sông Đà và sông Hương đều toát lên vẻ đẹp hoang dại, dữ dội nhưng trữ tình và thơ mộng

2- Sơng Đà và sơng Hương đều chứa những „trầm tích văn hố ngàn q hương” - Nếu để hướng tới được kết luận: “Vẻ đẹp của hai con sông cũng là vẻ đẹp của tất cả những con sơng trên đất Việt” thì cần thêm những luận cứ nào.

- Với kết luận đã cho hãy viết thành một đoạn văn có cách lập luận diễn dịch. Bài tập 2: Dựa vào một đoạn văn của Đỗ Lai Thúy, có người liệt kê ra một số câu và xếp tự do như sau: (1) Thế Lữ là người mở đầu, vị chủ tướng của phong trào Thơ Mới, (2) Ơng cịn là người khai sơn phá thạch cho nền kịch nói Việt Nam, (3) Thế Lữ là khởi điểm của những khởi điểm, (4) Ông cũng là cây bút đầu tiên của một vài thể loại văn xuôi nghệ thuật như truyện trinh thám, truyện đường rừng, truyện khoa học, (5) Tất nhiên không ở đâu cốt cách được bộc lộ đầy dủ như ở Thơ Mới.

- Hãy chọn ra câu có ý nghĩa bao quát nhất và loại bớt câu nào ít có sự phù hợp với đoạn. - Sắp xếp các câu để tạo nên hiệu lực lập luận cao nhất và viết thành đoạn văn có lập luận quy nạp.

các luận cứ vừa tạo. Như vậy ta sẽ có một đoạn văn lập luận tổng – phân – hợp. Bài tập 3: Lấy một bài kiểm tra làm văn (bài làm tại nhà) của em và thử xét xem mình tạo ra được mấy đoạn có cách lập luận quy nạp; mấy đoạn có cách lập luận diễn dịch và có đoạn nào thực hiện được cách lập luận tổng – phân – hợp.

2.2.3.3 Dạng bài tập 2: Rèn luyện xây dựng lập luận theo thao tác trình bày a. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Rèn luyện xây dựng lập luận theo cách lập luận so sánh Bước 1: Nêu bài tập

Bài tập 1: Cho sẵn hai đoạn văn sau:

Đoạn 1: “ Nếu ví dư luận của giới văn học như một dịng nước thì Vũ Trọng Phụng như một vật nổi trong một dịng xốy của nó. Vật nổi này cứ trơi nổi dập dềnh, có khi chìm sâu xuống tưởng chừng đã mất tăm, ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên, từ tốn lặng lẽ theo đúng quy luật Acsimet”.

(Nguyễn Đãng Mạnh)

Đoạn 2: “Các cụ ưa những màu đỏ choét; ta lại ưa những màu xanh nhạt…Các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cơ gái xinh xắn ngây thơ, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi, ta thì cho là mát mẻ như đứng trước một cánh đồng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hơn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình mn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gụi, cái tình xa xơi…, cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu…” (Lưu Trọng Lư)

a. Phân tích, chỉ ra điểm giống và khác về cách lập luận của hai đoạn văn.

b. Hãy viết một đoạn văn có cách lập luận giống cách lập luận so sánh về một vấn đề văn học

Bước 2: Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập.

- Bài tập được cấu tạo theo cách cho sẵn hai đoạn văn; rồi yêu cầu học sinh phân tích, chỉ ra cho được cách lập luận cụ thể của mỗi đoạn văn để nhận diện điểm giống nhau và khác nhau. Từ đoạn văn 1, học sinh phải xây dựng một đoạn văn mới có cách lập luận tương tự.

- Bài tập nhằm củng cố hiểu biết của học sinh về các dạng so sánh tương đồng và tương phản của cách lập luận so sánh. Bài tập nhằm rèn luyện các thao tác phân tích, nhận biết, thao tác “bắt chước” một lập luận cho sẵn để xây dựng một đoạn văn có cách lập luận tương tự.

Bước 3: Học sinh tự giải bài tập; giáo viên giúp đỡ học sinh thực hiện các thao tác

Bước 4: Giáo viên điều chỉnh, xác lập kết quả; hoàn tất nội dung luyện qua bài tập.

- Đoạn văn 1 là lập luận so sánh tương đồng.

- Đoạn văn 2 (một cách tương tự) cũng có cấu trúc của một lập luận so sánh.., nhưng không phải so sánh tương đồng mà so sánh tương phản.

- Riêng đoạn văn tạo lập, giáo viên tùy kết quả làm của mỗi học sinh mà điều chỉnh lại.

Bài tập 2: Rèn luyện xây dựng lập luận theo cách lập luận nhân – quả. Bước 1: Nêu bài tập

Bài tập 1: Cho sẵn 2 đoạn văn (có đánh số thứ tự):

Đoạn 1: (1) Chí Phèo đã chết, chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . (2) Anh phải chết vì xã hội khơng cho anh được sống. Và cũng chính vì anh khơng tìm ra đường sống. (3) Kẻ thù đã bị đền tội, nhưng tre già măng mọc, thằng ấy chết cịn có thằng khác. (Nguyễn Hồnh Khung).

Đoạn 2: (1) Nhà thơ Tú Xương rất tài tìm thi hứng. (2) Ơng tìm thấy thi hứng trong cả những trường hợp mà đối với nhà thơ khác thì khơng thể nào nhân đó mà tức cảnh làm thơ được. (3) Thi hứng đã có thì lời thơ tất phải mạnh mẽ và tự nhiên. (4) Thơ Tú Xương quả là như thế. (Theo ý đoạn văn của Nguyễn Xuân Hiếu).

a. Phân tích, chỉ ra sự giống và khác nhau trong cách lập luận của đoạn văn trên. b. Nếu thêm vào cho đoạn văn hai một số luận cứ thì nên thêm luận cứ sự thực hay luận cứ lý lẽ ? Dùng những luận cứ được tạo thêm để mở rộng đoạn văn thứ hai.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu và hướng dẫn học sinh nhận thức bài tập.

- Bài tập cho sẵn hai đoạn văn và đặt ra hai yêu cầu: (1) Học tập phải chỉ ra cách lập luận của mỗi đoạn, điểm giống và khác nhau của hai đoạn; (2) thêm luận cứ cho đoạn hai có giải thích lý do và bổ sung mở rộng đoạn hai bằng những lập luận đó. - Bài tập có mục đích tổng hợp và củng cố nhận thức của học sinh về lập luận nhân quả vừa ơn lại nhận thức về tính chất các luận cứ, quan hệ lập luận v.v…Bài tập rèn luyện cả thao tác nhận biết và thao tác sắp xếp tổ chức lập luận; rèn luyện kỹ năng xây dựng cách lập luận nhân quả.

- Muốn giải quyết bài tập, học sinh cần trải qua các thao tác: (1) phân tích nội dung các luận cứ, mối quan hệ giữa các luận cứ, trật tự sắp xếp…để chỉ ra cách lập luận của mỗi đoạn văn, (2) đối chiếu cách lập luận của hai đoạn để phát hiện ra điểm giống và khác nhau, (3) căn cứ các luận cứ đã có của đoạn văn 2, tạo ra luận cứ

mới, nêu lý do, (4) tổ chức lại đoạn văn (sau khi có luận cứ bổ sung) theo tinh thần lập luận nhân quả.

Bước 3: Học sinh giải bài tập; giáo viên duy trì học sinh thực hiện đúng các thao tác trên. Bước 4: Giáo viên điều chỉnh, xác lập kết quả đúng; hoàn tất việc luyện qua bài tập.

- Xét quan hệ ngữ nghĩa giữa 3 luận cứ của đoạn văn 1, thì đoạn văn này có lập luận nhân quả. Một cách tương tự, dựa vào quan hệ nghĩa giữa các luận cứ ở đoạn văn 2, thì đoạn văn đó cũng là lập luận nhân quả. Đây là điểm giống nhau

- Xét quan hệ nghĩa và trật tự sắp xếp của các luận cứ thì ở đoạn văn 1: kết quả nêu trước trình bày nguyên nhân sau, cịn ở đoạn văn 2, thì ngun nhân trình bày trước kết quả nêu sau. Đây là điểm khác nhau.

- Luận cứ cần thêm cho đoạn văn 2 là luận cứ “sự thực” để làm rõ hơn những trường hợp cụ thể mà Tú Xương tìm thấy thi hứng (có thể là cảnh bần hàn, nỗi buồn hỏng thì…) Đây là cách để làm cho đoạn văn sinh động hơn, có nội dung lập luận cụ thể hơn. Vị trí đưa vào nên nằm sau luận cứ (2), trước luận cứ (3).

Bài tập 3: Rèn luyện xây dựng lập luận theo cách lập luận hỏi – đáp Bước 1: Nêu bài tập

Bài tập 1: Sau đây là hai đoạn văn được lập luận theo phương pháp nêu câu hỏi. Đoạn 1: “Tất cả những đau thương ấy là vì đâu? Th Kiều và Nguyễn Du nói về số mệnh. Nhưng số mệnh ở đây lại hiện ra dưới hình thức những con người. Bọn người ấy khá đông. Đầy đoạ Kiều khơng phải chỉ có một người như trường hợp Thạch sanh hay Ngọc Hoa, Phạm Tải. Đầy đoạ Kiều là cả một xã hội.”

(Hoài Thanh)

Đoạn 2: Tơi nghe nói điều tín là vật báu của nước. Người ta mà khơng có điều tín thì lấy cái gì ra mà làm việc? Mới đây ngài đã gửi thư và sai người tới hịa ước, tơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn kỹ năng lập luận trong đoạn văn nghị luận văn học cho học sinh lớp 12 (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)