PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐNG ĐA
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Nhà nước, thực hiện quản lý đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Đống Đa có thể phát triển mạnh mẽ hay không phụ thuộc rất lớn vào chính sách và các công cụ điều tiết của Ngân hàng Nhà nước. Thông qua thị trường hối đoái, chính sách xuất nhập khẩu…, Ngân hàng Nhà nước có thể tác động đến rất nhiều mặt của hoạt động thanh toán quốc tế như: hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ…
Thứ nhất là, Ngân hàng Nhà nước cần mở rộng phạm vi đối tượng được phép tham gia thị trường ngoại hối
Ở Việt Nam hiện nay chỉ có 03 đối tượng được phép tham gia trên thị trường ngoại hối là ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, các nhà thương mại và đầu tư. Trên thực tế, việc cá nhân tham gia thị trường ngoại hối hiện nay rất hạn chế, cụ thể là việc ngân hàng Nhà nước quy định rất chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ cho các cá
nhân để tập trung nguồn ngoại tệ và chống thất thu ngoại tệ. Bởi vậy, thị trường ngoại hối có thể nói là vẫn chưa phát triển mạnh, chưa linh hoạt đối với những biến động của thị trường quốc tế.
Để thay đổi và phù hợp với xu hướng của thị trường quốc tế. Các công cụ điều tiết của ngân hàng Nhà nước cần phải nhạy bén và hiệu quả hơn. Đồng thời là việc mở rộng phạm vị đối tượng được phép tham gia thị trường hối đoái để từ đó kích thích thị trường phát triển hơn.
Thứ hai là, Ngân hàng Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng thương mại
Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phát triển kéo theo đó là một lượng ngoại tệ lớn được lưu chuyển qua các ngân hàng mỗi ngày. Do đó có thể dẫn đến sự biến động mạnh về tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước cần có sự quản lý chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Nhà nước cần đưa ra những quy định phù hợp và các chính sách nhằm điều tiết tỷ giá hối đoái khi thị trường có sự thay đổi. Đồng thời, ngân hàng Nhà nước đặc biệt cần thường xuyên kiểm tra lượng dự trữ ngoại hối của ngân hàng.
Thứ ba là, Ngân hàng Nhà nước nên tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thanh toán quốc tế
Ngân hàng Nhà nước có thể nới lỏng các quy định về ký quĩ, vay để ký quĩ mở L/C. Ngoài ra có thể cấp tín dụng cho ngân hàng trong trường hợp tài trợ cho những hợp đồng xuất nhập khẩu lớn, tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế.
Trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến hệ thống hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng: Luật ngân hàng nhà nước, luật ngoại hối…Tuy nhiên, theo thời gian có những văn bản pháp luật trở nên thiếu sót, không phù hợp với điều kiện mới. Do đó, ngân hàng Nhà nước cần sớm bổ xung, hoàn chỉnh hệ thống các quy định về thanh toán quốc tế để sao cho phù hợp với các quy chuẩn về luật và thông lệ quốc tế. Ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế một cách rõ ràng, cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.