Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT Đống Đa trong thời gian qua

Một phần của tài liệu hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh đống đa (Trang 29 - 39)

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động từ tiền gửi dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế, các nguồn khác như đi vay NHNH, các TCTD khác, nguồn khác chiếm tỉ trọng nhỏ. Hơn nữa trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái và dần phục hồi, vấn đề thanh khoản khiến cho các ngân hàng cạnh tranh gay gắt. Trong đó, NHNo&PTNT Đống Đa từng bước cải thiện công tác huy động vốn bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như công tác phục vụ và đưa ra các chính sách khuyến mại nhằm thu hút vốn. Do đó, nguồn vốn huy động đã có nhứng bước tiến đáng kể.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tiền gửi của NHNo&PTNT Đống Đa thời gian

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ST % ST % St %

Tổng nguồn vốn 1035 100% 1154 100% 2159.9 100%

Vốn huy động phân theo đối tượng khách hàng

Tiền gửi Dân cư 490 47,3% 549.5 47,6% 1341 62,1%

Tiền gửi TCKT 545 52,7% 604.5 52,4% 818.9 37,9%

Tiền gửi TCTD 0 0 0 0 0 0

Vốn huy động theo loại tiền

Nội tệ 855 82,6% 971 84,1% 1886.4 87,3% Ngoại tệ 180 17,4% 183 15,9% 273.5 12,7% Vốn huy động phân theo thời gian Không kỳ hạn 211.8 20,5% 260.6 22,6% 438.1 20,3% Có kỳ hạn 823.2 79,5% 293.4 77,4% 1721.8 79,7%

(Trích số liệu từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của NHNo&PTNT Đống Đa)

Với phương châm “nhận tiền gửi để cho vay”, mở rộng hoạt động huy động tiền gửi là một trong những mục tiêu quan trọng của NHNo&PTNT Đống Đa. Cụ thể là ngân hàng luôn áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tổ chức các chương trình gửi tiền tiết kiệm. Từ đó nguồn vốn huy động của ngân hàng giữ vững ổn định và tăng trưởng trong cơn bão tài chính vừa qua. Vào giai đoạn gần đây từ năm 2010 đến 2012 thì nguồn vốn chủ lực của Ngân hàng là tiền gửi dân cư và tiền gửi từ TCKT. Năm 2011, lượng tiền gửi dân cư đã tăng 59,5 tỷ đồng so với năm 2010, tăng trưởng 12% đạt vốn là 549,5 tỷ. Và tăng trưởng 11% ở lượng tiền gửi từ TCKT, đạt 604,5 tỷ đồng. Đến năm 2012, tình hình kinh tế đã bước vào thời kỳ ổn đinh hơn cùng với việc sáp nhập Chi nhánh Thanh Xuân vào NHNo&PTNT Đống Đa dẫn đến dư nợ tín dụng năm 2012 tăng mạnh, dồng nghĩa với lượng tiền gửi dân cư gửi vào ngân hàng tăng đột biến, lượng tiền tăng lên 1341 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với 2011. Đạt tăng trưởng ở mức 144%. Sự tăng trưởng mạnh này làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng lớn mạnh mà có khả năng thu hút khách hàng hơn.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn tiền gửi giai đoạn 2010-2012 của NHNo&PTNT Đống Đa

Đơn vị: tỷ đồng

(Trích số liệu từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của NHNo&PTNT Đống Đa)

Trong tổng nguồn vốn, nội tệ chiếm 855 tỉ đồng. Do trả tiền vay tổ chức tín dụng nên thực tế nguồn nội tệ tăng 166 tỷ (24%) so với năm 2009, đạt 93 % kế hoạch năm 2010; ngoại tệ chiếm 180 tỉ đồng, tăng 19 tỉ đồng (11,8%) so với năm 2009, đạt 11,25% kế hoạch. Sang năm 2011, nền kinh tế đứng trước bài toán tái cơ cấu mạnh mẽ trong đó tái cơ cấu ngân hàng là quan trọng nhất vì ngân hàng là kênh cấp vốn và là mạch máu của nền kinh tế. Tổng nguồn vốn đạt 1.154 tỉ đồng, tăng 119 tỉ (11,5%) so với năm 2010, đạt 112% so với kế hoạch năm 2011. Trong đó nội tệ đạt 971 tỉ đồng, tăng 116 tỉ (13,5%) so với năm 2010, đạt 112,9% kế hoạch 2011. Tiếp đó ngoại tệ đạt 183 tỷ đồng, tăng 3 tỉ (tương đương 1,6%) so với năm 2010, đạt 107,6% so với kế hoạch năm 2011. Đến năm 2012,do chi nhánh Thanh Xuân sáp nhập vào chi nhánh Đống Đa nên dư nợ tín dụng năm 2012 tăng mạnh. Tổng nguồn vốn đạt 2159,9 tỉ đồng, tăng 341,7 tỉ (18,8%) so với năm 2011. Trong đó, nội tệ đạt 1886,4 tỉ, tăng 371,6 tỉ (24,5%) so với năm 2011, đạt 111% kế hoạch 2012. Ngoại tệ đồng USD đạt 9.959.000USD giảm 3.124.000USD (24%) so với năm 2011, đạt 84% so với kế hoạch năm 2012.Bên cạnh đó ngoại tệ đồng EUR đạt 2.400.000EUR, tăng 1.254.000EUR (9%) so với năm 2011.

Có thể thấy, nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng cả về nội tệ và ngoại tệ. Mạng lưới hoạt động của chi nhánh không ngừng được mở rộng, chất lượng hoạt động cũng được nâng cao do hệ thống công nghệ mới, nhân viên được đào tạo bài bản, tham gia lớp huấn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ. Nhờ đó, hoạt động huy động vốn được nâng cao cả về chất lượng và số lượng.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động chính của bất kì ngân hàng thương mại nào cũng là huy động vốn và cho các tổ chứ kinh doanh, dân cư vay lại hoặc đầu từ vào các hạng mục khác nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận.

Trong đó, mỗi ngân hàng có nhiều nghiệp vụ tham gia vào hoạt động sử dụng vốn nhưng nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò quan trọng, nền tảng cho sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Do đó, khi nghiên cứu hoạt động sử dụng vốn của NHNo&PTNT Đống Đa chúng ta chủ yếu đi sâu vào tổng dư nợ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

Bảng 2.2. Tổng dư nợ của NHNo&PTNT Đống Đa trong những năm gần đây

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

ST % ST % ST %

Tổng dư nợ 631 100% 700 100% 1284 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Theo thời gian

Ngắn hạn 405 64,2% 450 64,3% 800 62,3% Ngoại tệ 58 14,2% 33 7,3% 95.7 12% Nội tệ 347 85,7% 417 92,7% 704.3 88% Trung hạn 226 35,8% 250 35,7% 484 37,7% Ngoại tệ 42 18,6% 37 14,8% 67.2 13,9% Nội tệ 184 81,4% 213 85,2% 416.8 86,1% 2. Theo nhóm nợ Nhóm 1 419 66,4% 434 62% 726 56,5% Nhóm 2 196 31,1% 255 36,4% 259 20,2% Nhóm 3 5 0,8% 1 0,15% 124 9,7% Nhóm 4 2 0,3% 2 0,28% 25 1,9% Nhóm 5 9 1,4% 8 1,15% 150 11,7% Nợ xấu 16,09(2,55%) 11,087 (1,58%) 298,8(23,27%)

(Trích bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của NHNo&PTNT Đống Đa)

Nhìn chung thì công tác tín dụng qua các năm đều thu được nhiều kết quả với sự tăng trưởng cao. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiêm 37,7%. Với nguồn vốn huy động khá dồi dào.Trong những năm qua, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Đống

doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh hiệu quả. Đồng thời, chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc các chính sách cũng như cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, các chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng. Do đó, dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng trong những năm gần đây.

Bảng 2.3: Bảng cơ cấu dư nợ của NHNo&PTNT Đống Đa giai đoạn 2009-2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ST % ST % ST % Tổng dư nợ 631 100% 700 100% 1284 100% 1. Dư nợ ngắn hạn 405 64,2% 450 64,3% 800 62,3% 2. Dư nợ trung-dài hạn 226 35,8% 250 35,7% 484 37,7%

(Trích bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của NHNo&PTNT Đống Đa)

Qua bảng biểu diễn hoạt động sử dụng vốn trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn năm 2010 tăng 78 tỷ so với năm 2009 (tăng 23,9%). Dư nợ trung và dài hạn là 226 tỷ chiếm 35,8% tổng dư nợ năm 2010, tăng 44 tỷ (24%) so với năm 2009. Trong năm 2011, tổng dư nợ là 700 tỷ đồng tăng 69 tỷ (11%) so với năm 2010, đạt 100% kế hoạch năm 2011. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 450 tỷ chiếm 64,3% tổng dư nợ, tăng 44 tỷ (11%) so với năm 2010. Dư nợ trung và dài hạn đạt 250 tỷ chiếm 35,7% tổng dư nợ, tăng 25 tỷ đồng (10,6%) so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng dư nợ tăng 35 tỷ đồng (2,8%) so với năm 2011 để đạt 1284 tỷ đồng, chiếm 86% kế hoạch 2012. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 800 tỷ đồng chiếm 62,3% tổng dư nợ, tăng 81,6 tỷ đồng (12%) so với năm 2011. Dư nợ trung và dài hạn là 484 tỷ đồng, chiếm 37,7% tổng dư nợ, giảm 46,8 tỷ đồng (8,8%) so với năm 2011.

Tăng trưởng tín dụng năm 2012/2011 tăng cao. Nguyên nhân của việc tăng trưởng tín dụng này do việc sáp nhập thêm chi nhánh Thanh Xuân vào chi nhánh Đống Đa, Đồng thời, với thủ tục cho vay đơn giản cùng với việc ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ của chính phủ, giải ngân đối với các dự án xây dựng để thị trường bất động sản thoát khỏi tình trạng đóng băng. Từ đó giải quyết phần nào của bài toán nợ xấu.

Về thời hạn vay, qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm, cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn tăng cao vọt. Tỷ lệ cho vay cao có thể do Nhà nước thực hiện giải quyết nợ xấu trong vấn đề bất động sản, giúp cho các công trình đi vào thi công để các dự án xây dựng không trở thành “dự án treo”. Đồng thời, cuối năm 2012 Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lãi suất trần huy động dẫn đến lãi suất huy động được các ngân hàng giảm từ 3- 5%.

Bảng 2.4: Bảng cơ cấu cho vay của NHNo&PTNT Đống Đa giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ST % ST % St %

Dư nợ tín dụng 631 100% 700 100% 1284 100%

*Theo thời hạn

- Cho vay ngắn hạn 405 64,2% 450 64,3% 800 62,3%

- Cho vay trung hạn và dài hạn 226 35,8% 250 35,7% 484 37,7%

*Theo thành phần kinh tế

- Doanh nghiệp nhà nước 54 8,% 39 5,6% 65.7 5,1%

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 506 80,2% 598 85,4% 1114.8 86,8%

- Hộ sản xuất, cá nhân 71 11,3% 63 9% 104.22 8,1%

(Trích bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của

NHNo&PTNT Đống Đa)

Về cho vay các thành phần kinh tế, đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tốc độ của cho vay doanh nghiệp nhà nước năm 2011/2010 giảm 15 tỷ đồng (27,78%). Tuy nhiên, đến năm 2012 thì dư nợ tín dụng lại tăng 27,7 tỷ đồng (68,5%). Doanh ngiệp ngoài quốc doanh năm 2011/2010 tăng 92 tỷ đồng (18,2%), năm 2012/2011 tăng 516 tỷ đồng (86.3%),của Hộ sản xuất, cá nhân 2011/2010 giảm 8 tỷ đồng (11,26%). Tuy nhiên, năm 2012 lại tăng 42.2 tỷ đồng (65.42%).

Biểu đồ 2.2: Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Đống Đa những năm gần đây

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Trích số liệu từ Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của NHNo&PTNT Đống Đa)

Tuy nhiên vấn đề nợ xấu của chi nhánh vẫn chưa được giải quyết, tỷ lệ nợ xấu đã giảm trong một vài năm trước nhưng lại tăng mạnh mẽ trong năm 2012, trong khi đó việc thu nợ sử lý rủi ro lại có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2012, số tiền thu nợ xử lý rủi ro của chi nhánh là 933,5 triệu đồng giảm 766,5 triệu đồng so với năm 2011. Trong 2 năm 2010 và 2011, tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ của chi nhánh có xu hướng giảm nhẹ xuống 2,55% vào năm 2010 và 1,58% vào năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của chi nhánh lại tăng cao đột ngột.Tỷ lệ nợ xấu tăng do tháng 07/ 2012, chi nhánh Thanh Xuân đã sáp nhập vào chi nhánh Đống Đa và góp vào nợ xấu của chi nhánh 165.5 tỷ đồng. Vì vậy chi nhánh cần có biện pháp xử lý nợ xấu trên để thu hồi một phần vốn vay và không làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Thực hiện nhiệm vụ đầu mối mua bán ngoại tệ toàn hệ thống, những năm qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của Ngân hàng có sự tăng trưởng cao. Đặc biệt sau khi thực hiện sử dụng văn bản 901A của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh đã khai thác được ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu, đáp ứng cơ bản nhu cầu ngoại tệ của khách hàng nhập khẩu với các hình thức mua bán linh hoạt: mua bán kỳ

hạn, giao ngay, hoán đổi…và đa dạng hóa các loại ngoại tệ nhằm mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Chi nhánh đã mở rộng mối quan hệ với nhiều Ngân hàng đại lý trên thế giới, đồng thời chi nhánh cũng xây dựng, cài đặt và thực hiện thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT nội bộ với các chi nhánh khác trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có hoạt động kinh doanh đối ngoại lớn, đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán quốc tế cho khách hàng toàn hệ thống NHNo&PTNT.

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những dịch vụ đầu tiên được ngân hàng thực hiện. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy lượng ngoại tệ ngân hàng mua vào và bán ra tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể là lượng mua vào và bán ra ngoại tệ qua các năm tăng khiến lãi thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của năm 2010 tăng lên 45,246.32USD, tăng 196,19% so với năm 2009. Giai đoạn năm 2010-2011, lượng mua vào và bán ra giữ vững ở mức ổn định nhưng cũng tăng nhẹ lên 45,265.48USD, tăng 0,04% so với năm 2010. Do tình hình biến động của việc sáp nhập Chi nhánh Thanh Xuân trong năm 2012, nên lượng mua vào bán ra cũng thay đổi khá mạnh mẽ, làm cho lãi từ hoạt động kinh doanh này tăng lên nhiều so với năm trước.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng không những mang lại thu nhập cho ngân hàng thông qua chênh lệch giữa giá mua và bán mà còn có ảnh hưởng lớn đến hoạt động thanh toán quốc tế.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Nhờ sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên chi nhánh cùng với những chính sách hoạt động phù hợp, hiệu quả mà kếtquả kinh doanh của chi nhánh có những bước tiến đáng kể.

Tăng trưởng tín dụng mạnh qua các năm, chứng tỏ chi nhánh có nguồn vốn huy động dồi dào đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng trên địa bàn khu vực. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 tăng mạnh nhưng tốc độ tăng của chi phí lại cao hơn rất nhiều khiến cho lợi nhuận năm 2012 giảm mạnh. Việc giảm lợi nhuận trên có thể do chịu tác động nợ xấu của Chi nhánh Thanh Xuân.

Bảng 2.5: Bảng kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Đống Đa giai đoạn 2010-2012.

Đơn vị: triệu đồng

Số tiền Số tiền Chênh lệch % Số tiền Chênh lệch % Thu nhập 129.599 171.479 32.31 276.590 61,3 Chi phí 110.184 145.141 31.72 315.717 142,3 LNTT 19.415 26.338 35.65 (75.127) (358.24)

(Trích bảng báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của

NHNo&PTNT Đống Đa)

Doanh thu:

Từ bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng của tổng thu nhập là tương đối nhanh. Năm 2010, do tình hình kinh tế có chút biến động nên tổng thu nhập có giảm xuống so với năm 2009. Sang tới năm sau, tổng thu nhập lại tăng lên 41.880 triệu (tương đương 32,31%). Năm 2012, tổng thu nhập lại tăng lên khá mạnh khi tăng 105.111 triệu, tăng 61,3% so với năm trước. Trong đó khoản mục chiếm tỉ trọng nhiều nhất là thu từ khoản mục tín dụng với khoảng dao động từ 80% đến 90% (mà trong thu từ hoạt động tín dụng thì thu lãi từ cho vay chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất). Như chúng ta biết năm 2008 là năm thị trường chứng khán xuống dốc và chạm tới đáy, bên cạnh đó thị trường ngoại tệ căng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Nhà nước phải điều chỉnh biên độ tỉ giá. Thị trường vàng cũng biến đổi khôn lường, giá vàng trồi sụt, các tin đồn thất thiệt tác động đến tâm lý ngưởi dân cũng đã gây ảnh hưởng phần nào đến ngân hàng. Mặc dù vậy, trong các năm tiếp theo cho đên nay, kinh tế thị trường đã phần nào ổn định và sự phát triển cải thiện mới trong kinh doanh đã phần nào giúp nên kinh tế vực dậy một cách

Một phần của tài liệu hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh đống đa (Trang 29 - 39)