.Đảm bảo mục tiêu dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học phần bảy sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 36 - 37)

Để chuẩn bị cho một tiết dạy, GV phải xác định chính xác mục tiêu bài học, những nội dung tri thức cơ bản cần phải truyền thụ cho HS, lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học các hoạt động và các hình thức đánh giá thích hợp.

Đảm bảo mục tiêu bài học, giáo viên phải tuân theo chương trình giáo dục của mơn học và chuẩn kiến thức đã qui định trong chương trình và sách giáo khoa.Để xác định chính xác mục tiêu bài học, GV sẽ có quyết định hợp lý khi lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.

Đảm bảo mục tiêu dạy học cần phải thiết kế được mục tiêu bài học, do vậy GV cần tuân thủ một số u cầu:

- Bảo đảm tính chất tồn vẹn của nội dung và cấu trúc của bài học. - Bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập đó là:

+ Nhận thức, nhận biết sự vật, sự kiện, hiểu sự vật, sự kiện đó, áp dụng sự nhận biết và sự hiểu vào các tình huống học tập tương tự trên cơ sở trí nhớ, nhớ lại và làm theo mẫu. Thực hiện các hành động trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, suy luận, đánh giá, phán đốn.

+ Tình cảm và khả năng biểu cảm bao gồm kỹ năng cảm thụ và phán xét giá trị, kỹ năng biểu đạt thái độ, kỹ năng hiểu tình cảm, tâm tư con người và các

vấn đề đời sống tình cảm; kỹ năng ứng xử và văn hóa thẩm mỹ phù hợp với nội dung học tập.

+ Năng lực hoạt động thực tiễn đó là kỹ năng , thái độ, tình cảm của người học để qua đó xác định cụ thể những kỹ năng HTHT của HS; hình thành cho HS những thói quen, kỹ năng sống phù hợp với xu thế hiện đại trong mơi trường HTHT nhóm.

Để đảm bảo mục tiêu phù hợp GV cần xác định mục tiêu bài học, GV cần thực hiện: - Tìm hiểu mục tiêu của môn học, xác định vị trí của bài học trong chương trình và kế hoạch dạy học. Xác định mục tiêu của môn học sẽ giúp cho GV không bị chệch hướng, đồng thời phù hợp với hoàn cảnh thực tế khi xác định mục tiêu bài học. Xác định được vị trí của mơn học, GV sẽ có cái nhìn tổng thể để lựa chọn các tri thức cần dạy, xác định mối liên hệ giữa các kiến thức đã học và kiến thức theo yêu cầu cần dạy tạo ra những tình huống học tập hợp lý, phát huy sự sáng tạo độc lập suy nghĩ của HS.

- Với vai trò của người hướng dẫn, GV cần có những hiểu biết về đặc điểm và trình độ, khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của từng HS, từng nhóm học tập. Điều này rất cần thiết, giúp cho GV xác định khối lượng tri thức người học cần được tiếp thu, khả năng hợp tác trong học tập, đồng thời giúp GV lựa chọn các phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học thích hợp.

- Xác định mục tiêu bài học trên ba phương diện: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về giáo dục.Từ đó hình thành kỹ năng, tình cảm bằng cách GV cần tích hợp và cụ thể hóa các nội dung có liên quan để hướng dẫn, dạy cho học sinh những kỹ năng HTHT, phù hợp với đặc điểm của học sinh ở cấp học THPT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học phần bảy sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)