DHHT nhóm sẽ khơng thành cơng nếu thiếu đi sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT. Trên cơ sở mục tiêu chung đã được xác định, GV cần hướng dẫn cho đại diện của nhóm(nhóm trưởng) xác định nhiệm vụ của mỗi thành viên trong nhóm HTHT, từ đó mỗi thành viên tập trung nỗ lực hoạt động hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập xoay quanh mục tiêu đã đề ra. Sự phụ thuộc tích cực thể hiện qua việc phân công nhiệm vụ và vai trị trong nhóm, nhờ đó HS sẽ nỗ lực phối hợp với nhau trong việc hoàn thành nhiệm vụ. GV cần đặt tên cho mỗi nhóm, giải thích cho HS nắm được các vấn đề liên quan đến sự thành công cũng như những thách thức mà nhóm học hợp tác phải giải quyết.
Trong DHHT ở cấp THPT, để phát huy tính tích cực giữa các thành viên trong nhóm HTHT GV tiến hành như sau:
- GV giải thích cho các thành viên thấy rõ những nhiệm vụ học tập đặt ra. Bài tập, các câu hỏi tình huống vấn đề chỉ có thể được giải quyết với sự tham gia đóng góp tích cực của các thành viên. Để đạt được yêu cầu này thì bản thân mỗi thành viên phải nỗ lực nghiên cứu, tìm tịi, liên hệ các kiến thức đã có và các thành viên khác cũng phải nỗ lực như vậy. GV đưa ra những điều kiện cụ thể ví dụ như kết quả của một thành viên trong nhóm phải được các bạn trong nhóm đồng ý hoặc mỗi HS phải giải quyết được vấn đề hay thực hiện kết quả học tập theo yêu cầu của bài học đề ra.
- Để làm tăng tích cực của nhóm và trách nhiệm cá nhân, GV chọn bất kỳ một thành viên trong nhóm để kiểm tra đánh giá bài làm hoặc yêu cầu nhóm đưa ra một bài làm để đánh giá kết quả học tập chung cho cả nhóm. Vì vậy để đạt được kết quả cao, các thành viên trong nhóm phải hợp tác đọc, kiểm tra, hướng dẫn sửa chữa bài làm với nhau. Điều này tạo nên sự gắn bó và phát huy trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tập thể nhóm HTHT.
- Tạo môi trường thi đua giữa các nhóm: GV kích thích học tập nâng cao hiệu quả HTHT nhóm, tạo sự phụ thuộc tích cực qua việc phát động thi đua theo những điều kiện, tiêu chí GV đặt ra. Kết quả học tập của nhóm HTHT và thời gian hồn thành khối lượng công việc được giao là cơ sở để xếp loại đánh giá thi đua. Chính điều nầy buộc các nhóm phải giao nhiệm vụ cho các thành viên rõ ràng, mỗi cá nhân phải cố gắng hoàn thành cơng việc chung một cách tốt nhất để góp phần vào việc đánh giá kết quả của từng nhóm.
- Đưa ra phần thưởng cho nhóm.
+ Cộng thêm điểm thưởng vào bài cho HS trong nhóm HTHT.
+ Khen thưởng cả nhóm khi các thành viên trong nhóm đạt được tiêu chí. + GV đánh giá riêng về những nỗ lực kết hợp giữa các thành viên.
- Để phát huy tính tích cực chủ động giữa các thành viên trong nhóm hợp tác, GV u cầu nhóm tìm kiếm về tư liệu học tập: Sự phụ thuộc tích cực lẫn nhau về tư liệu học diễn ra khi các thông tin, hoặc các tài liệu cần được chia cho các thành viên trong nhóm. Các thành viên trong nhóm phải kết hợp các nguồn tư liệu học tập lại mới có thể đạt được mục tiêu của nhóm. Để tạo nên sự phụ thuộc tích cực về tư liệu học tập cần cho cả nhóm có một tài liệu học tập chung. Do đó, các thành viên khác phải lắng nghe một bạn đọc tư liệu để cùng giải quyết nhiệm vụ. Muốn giải quyết được nhiệm vụ học tập, các thành viên phải lần lượt đọc các thơng tin của mình và lắng nghe thơng tin của bạn trong nhóm.
- Phân chia cơng việc cho mỗi thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm để tạo ra những hoạt động của nhóm hợp tác. Chia cơng việc thành các đơn vị nhỏ
phù hợp với mỗi thành viên thuộc nhóm để thực hiện theo một trình tự nhất định là biểu hiện của sự phụ thuộc về thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm HTHT.
- Tính tích cực chủ động dựa trên cơ sở vai trị cá nhân: tích cực trên cơ sở vai trò cá nhân diễn ra khi mỗi thành viên trong nhóm HTHT được phân cơng nhiệm vụ cụ thể và gắn kết với nhau. Những nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên, xác định trách nhiệm hoàn thành cơng việc chung của cả nhóm. Những vai trị này phải ln phiên hàng ngày, sao cho mỗi HS đều tiếp thu được những kinh nghiệm đáng kể.