.Phù hợp nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học phần bảy sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 37 - 39)

Trong DHHT, nội dung bài học cấu trúc theo chương trình hố. Mỗi bài học giải quyết một chủ đề, mỗi chủ đề gồm nhiều tình huống và mỗi tình huống lại được cụ thể thành nhiều vấn đề. HS tiến hành bài học nghĩa là tiến

hành giải quyết các tình huống có vấn đề. Các tình huống phải kích thích được HS, được HS tham gia tích cực, chủ động sáng tạo. Để làm được điều đó GV cần phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

- Phân tích nội dung bài học, xác định những tư tưởng chính của bài học. Phân tích bài học thành những đơn vị tri thức độc lập.

- Xây dựng cấu trúc nội dung của bài học. Yêu cầu GV cần đạt là xác định rõ các tri thức chính và tri thức phụ trong bài học. Tìm ra mối liên quan giữa các đơn vị tri thức theo một trình tự hợp lý về cấu trúc có tính đến sự kế thừa và phát triển của nó trong logic vận động của bài học.

- Kiến tạo tình huống dạy học: Trong DHHT, tình huống dạy học thể hiện dưới dạng tình huống vấn đề. Để xây dựng dạng tình huống vấn đề GV cần phải tiến hành:

+ Xác định mục tiêu tương ứng với mỗi vấn đề cụ thể được xây dựng. Đây là sự cụ thể hóa và là một bộ phận của mục tiêu bài học là mục đích mà HS phải đạt được khi tình huống đã được xử lý.

+ Xác định trình độ và năng lực nhận thức của HS để xây dựng tình huống phù hợp với khả năng HTHT.

+ Thiết kế vật cản, là những chướng ngại, rào chắn nhận thức mà HS phải vượt qua để lĩnh hội tri thức mới và hình thành kỹ năng hợp tác. Những chướng ngại này biểu hiện sự mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết nằm trong tình huống đó là những mâu thuẫn về nhận thức. Cần lưu ý khi thiết kế vật cản phải được thiết kế một cách hợp lý, khoa học, thể hiện được tính sáng tạo. Đặc biệt quan tâm đến mức độ từ thấp đến cao, giúp cho tư duy của HS thích ứng dần trong q trình giải quyết. GV là người thiết kế vật cản nên biết rất rõ những khó khăn mà HS phải vượt qua. Vì vậy sự can thiệp kịp thời của GV trong việc xử lý vấn đề tình huống sẽ tạo sự kích thích, hứng thú HT của HS. Trong mỗi tình huống vấn đề, tùy theo tính chất phức tạp của nó cần bố trí quỹ thời gian thích hợp đủ để giải quyết.

Tóm lại: Trong thực tế dạy học, tổ chức cho HS HTHT là rất cần thiết, có hiệu quả khi: + Có đủ thời gian thực hiện nhiệm vụ học tập.

+ Nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó hoặc rất khó. Do đó cần có sự phối kết hợp của nhiều thành viên trong nhóm, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số thành viên hoặc cần có ý kiến tranh luận, thảo luận để thống nhất một vấn đề có nhiều cách hiểu khác nhau hoặc có ý kiến đa dạng phong phú… mới có thể sử dụng DHHT có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học hợp tác để tổ chức hoạt động học tập trong dạy học phần bảy sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)