tế, văn hóa, xây dựng thể chế và đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức trong quần chúng nhân dân là từng bước tạo lập cơ sở kinh tế - xã hội để thực hiện và bảo đảm dân chủ.
2.2 Tác động của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sởnông thôn nông thôn
Tâm lý tiểu nông là tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ, mang tính tự phát, manh mún và tự cung tự cấp. Tâm lý tiểu nông là một biểu hiện đặc trưng nhất của tâm lý làng xã, là sự phản ánh trình độ của nền sản xuất nơng nghiệp nhỏ, lẻ, lạc hậu và manh mún tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta.
Nền nông nghiệp nước ta trong chế độ phong kiến là nền nông nghiệp lạc hậu, dựa trên sự tư hữu ruộng đất. Sự tư hữu ấy đã hình thành nên nền sản xuất nhỏ của làng xã. Dù ở đồng bằng hay trung du, miền núi hay miền biển, đất đai canh tác vẫn là những mảnh ruộng nhỏ nhoi, manh mún. Với thời gian, những mảnh đất ấy khơng được mở rộng ra mà cịn bị thu hẹp lại vì sự tăng trưởng của dân số. Ngày nay, với sự phân chia đất đai theo hộ gia đình, đất đai sản xuất lại càng trở nên manh mún hơn bao giờ hết. Trên mảnh ruộng xưa, nay mỗi gia đình có một mảnh trên đó, thậm chí là một luống đất. Giữa các mảnh ruộng nhỏ bé đó chỉ là các bờ ngăn cánh mà người và trâu bị khó có thể đi lại được. Sự manh mún của đất đai là cơ sở để tạo nên sự manh mún, nhỏ lẻ của nền sản xuất nông nghiệp. Người nơng dân chỉ có thể tổ chức sản xuất trên mảnh ruộng của gia đình mình (đầu thư, trồng trọt, chăm bón, và thu hoạch
sản phẩm).Việc tổ chức lao động cũng trong phạm vi gia đình với những cách thức của riêng mình. Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác đã hình thành nên ở người nơng dân cách thức suy nghĩ manh mún. Mảnh ruộng nhỏ bé đóng khung con người trong một không gian hẹp, hạn chế tầm nhìn và cách thức suy nghĩ của người nơng dân. Họ khó có thể ngĩ đến cái gì cao xa vượt ra ngồi nhu cầu hạn hẹp, đơn giản của mình, tầm nhìn của họ khó có thể vượt ra ngồi mảnh ruộng, góc vườn của gia đình mình. Tư duy manh mún của người nơng dân khơng có điều kiện thay đổi mà trái lại nó ngày càng được củng cố vững chắc thêm bởi lũy tre làng của mình.Cách thức tổ chức xã hội của chế độ phong kiến đã làm cho làng xã trở thành một “tiểu quốc gia”, một “quốc gia nửa tự trị” mà ở đó tư tưởng “dĩ nơng vi bản”, “trọng nơng ức thương” đã được thực hiện hóa một cách cao độ. Thương nghiệp không được phát triển đã làm cho sự giao tiếp của người nông dân hết sức hạn chế, làm cho tính tự cung, tự cấp của làng xã càng được củng cố. Mỗi làng xã trở thành một “cát cứ” riêng, mọi hoạt động của các gia đình đều diễn ra sau lũy tre làng của “tiểu quốc gia” đó.
Tâm lý tiểu nơng có tác động tiêu cực đến việc thực hiện Quy chế ở cơ sở nông thôn.
Sự tác động tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế ở cơ sở thể hiện ở các mặt sau:
Trong việc bàn bạc, quyết định những vấn đề liên quan tới lợi ích của cả cộng đồng làng xã thì tâm lý tiểu nơng có thể trở ngại hơn là thúc đẩy. Bởi lẽ, trong cách thức giải quyết vấn đề, người có tư duy tiểu nơng khơng nhìn thấy vấn đề ở phạm vi tổng qt, tồn diện, ở tầm nhìn xa mà chỉ thấy và giải quyết vấn đề ở phạm vi nhỏ lẻ, cục bộ, phạm vi hẹp và mang tính chắp vá. Mặt khác khi giải quyết vấn đề của cộng đồng, người nơng dân bị thơi thúc bởi tính tư hữu nên nhiều khi đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể. Nói cách khác, khi đó người nơng dân quan tâm đến “cái tơi” của mình nhiều hơn là “cái chúng ta”. Tâm lý tiểu nông là mảnh đất màu mỡ để phát triển và thể hiện “cái tôi”của người nông dân. Khi bàn bạc và giải quyết một vấn đề chung của cộng đồng, người nơng dân thường tính tốn xem nó có thiệt hại gì đến lợi ích của ca nhân mình, gia đình mình trước, sau đó mới nghĩ đến lợi ích của tập thể. Khi bàn bạc để xây dựng một con mương, xây dựng đường điện, trường học, mở
đường giao thông…người nông dân sẽ nghĩ đến các việc đó có ảnh hưởng gì đến lợi ích của cá nhân mình, đến mảnh vườn, đến thửa ruộng của gia đình mình.
Điều đáng chú ý là, nếu tâm lý tiểu nông tồn tại khả năng nhận thức khắc phục ở những người cán bộ lãnh đạo cơ sở thì sự ảnh hưởng tiêu cực của nó cịn lớn hơn nhiều:
Trong việc tổ chức hoạt động của tập thể, của làng xã (từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch và chương trình hoạt động, giải quyết các vấn đề và tình huống nảy sinh…), người lãnh đạo thường thể hiện tính manh mún cục bộ rất rõ. Việc ra quyết định của người lãnh đạo khơng có tầm nhìn xa trơng rộng, khơng có đầu óc làm ăn lớn, khơng có tính chiến lược lâu dài. Điều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của địa phương. Tâm lý tiểu nông sẽ làm cho người lãnh đạo có sự nhìn nhận, đánh giá và ứng xử với mọi người mang tính hẹp hịi, nhiều khi thiếu niềm tin vào những người dưới quyền, vào thế hệ trẻ. Quy chế dân chủ ở cơ sở địi hỏi những người lãnh đạo phải thơng báo cơng khai, tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các cơng trình , kế hoạch kinh tế - xã hội ở địa phương, quyền và nghĩa vụ của cơng dân, góp ý kiến vào việc xây dựng Đảng, chính quyền và quy ước của cộng đồng dân cư. Người lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi tư duy tiểu nông sẽ thiếu tin tưởng vào mọi người, sẽ đánh giá thấp khả năng của quần chúng…Do vậy, việc thực hiện yêu cầu cơng khai hóa và phát huy trí tuệ của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương của Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ gặp những trở ngại. Nhiều khi việc cơng khai hóa, lấy ý kiến của nhân dân chỉ được thực hiện ở phạm vi hạn hẹp, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề có liên quan nhiều đến lợi ích của những người lãnh đạo cơ sở sẽ ít được đưa ra để nhân dân bàn bạc.
Xuất phát từ lợi ích cá nhân của một số lãnh đạo cơ sở mà nhiều vấn đề đã không được nhân dân bàn bạc, trao đổi một cách thỏa đáng, không được công khai. Chẳng hạn như mức thu phí, lệ phí ở địa phương, vấn đề đền bù, giải tỏa trong xây dựng… cuộc điều tra tâm lý nông dân của 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng trong cả nước của Viện tâm lý học năm 1999-2000 cho thấy: chỉ có 17,3% nơng dân được hỏi cho là các loại thuế ở nông thôn hiện nay là phù hợp (thuế đất, thuế tiểu thủ công nghiệp, thuế kinh doanh, dịch vụ…); 0,3% cho là mức thuế hiện nay là thấp; 15% cho là cao và 67,5% khó trả lời. Đối với các loại phí ở nơng thơn hiện nay, có 11,4 % cho là phù hợp;
34,45 cho là cao, 54,2% khó trả lời. Đặc biệt đối với loại phí điện, chỉ có 10,5% cho là phù hợp, cịn 39,7% cho là cao. Như vậy, số nơng dân cho mức thuế và phí ở nơng thơn hiện nay là phù hợp với tỷ lệ rất thấp, thấp hơn nhiều so với số người cho là ở mức độ cao, nhất là mức thu các loại phí hiện nay. Việc thu thuế và phí ở mức độ khá cao (theo ý kiến của nơng dân) cùng với việc sử dụng các khoản thu đó thiếu cơng bằng., khách quan (do sự tham nhũng, lãng phí của một số cán bộ cơ sở) sẽ dẫn đến những phản ánh mạnh mẽ của nhân dân. Đây chính là hậu quả của tâm lý tiểu nông, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở.
Một ảnh hưởng khác của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là nó làm cho người nơng dân nhìn nhận vấn đề sai lệch và đơi khi thiếu khách quan (do bị chi phối bởi cái tơi và lợi ích cá nhân) nên khả năng giám sát và kiểm tra của người dân (theo tinh thần của Quy chế dân chủ ở cơ sở) sẽ rất khó khăn. Thực tế mấy năm qua cho thấy, bản thân người dân do chưa đủ thơng tin hoặc chưa đủ trình độ, hiểu biết về vấn đề thuộc lĩnh vực giám sát nên hiệu quả của cơng việc này cịn rất hạn chế. Chẳng hạn, việc giám sát các cơng trình xây dựng, các dự án đầu tư phát triển nơng nghiệp có quy mơ lớn, người dân chưa thực hiện được chức năng giám sát của mình.
Biểu hiện trở ngại khác của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thể hiện ở chỗ khi bàn bạc để đưa ra các quyết định về các vấn đề liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì có thể người nơng dân thiếu năng động, sáng tạo, thiếu mạnh dạn. Điều này làm hạn chế hiệu quả của việc người dân bàn bạc các vấn đề quan trọng của địa phương.