Tác động của tâm lý chủ nghĩa bình quân đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nơng thơn

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 28 - 32)

chủ ở cơ sở nơng thơn

Có lẽ, trong các biểu hiện của tâm lý làng xã thì tâm lý bình quân chủ nghĩa là một biểu hiện đặc biệt và sự tồn tại và ảnh hưởng của nó rất sâu sắc trong nhận thức và hành vi của người nơng dân hiện nay. Sự hình thành và tồn tại của chủ nghĩa bình quân chủ nghĩa là kết quả của nền kinh tế nông nghiệp nhỏ và cơ chế tập trung bao cấp ở nước ta. Như đã phân tích ở trên, nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và hết sức manh mún. Với nền sản xuất nơng nghiệp như vậy thì năng suất và hiệu quả lao động thấp, đời sống của người nơng dân khó khăn. Chính vì

vậy, những người nơng dân khơng chỉ phải nương tựa vào nhau để tồn tại, “lá lành đùm lá rách”, “tắt lửa tối đèn có nhau” mà cịn có cả tâm lý bình quân chủ nghĩa.

Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (bão, lụt, hạn hán…) làm cho người nông dân phải hợp lực với nhau đào mương, đắp đê, chống hạn, chống bão lụt. Công việc thủy lợi, trị thủy đã trở thành một hoạt động cộng đồng mang tính phổ biến ở hầu hết làng xã Việt Nam. Ngoài ra, sự xâm lược thường xuyên của các thế lực bên ngoài đã làm cho dân tộc ta phải liên kết lại, hợp lực lại để chống kẻ thù, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nếu làng xã là một quốc gia thu nhỏ, nửa tự trị, mang tính cát cứ, manh mún trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày thì trong làm thủy lợi, trị thủy và chống ngoại xâm, làng xã lại là pháo đài vững chắc, là đơn vị cơ sở huy động mọi lực lượng, là thực thể xã hội để liên kết các làng xã với nhau, để dân tộc đoàn kết thành một khối thống nhất chống kẻ thù và làm chủ thiên nhiên. Tất cả những điều kiện xã hội và tự nhiên trên đã hình thành ở làng xã Việt Nam, ở người nông dân Việt Nam tinh thần cộng đồng tích cực. tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng là một yếu tố tồn tại thường trực trong tâm thức của người Việt Nam.

Tâm lý cộng đồng là cơ sở để hình thành tư tưởng bình quân chủ nghĩa ở làng xã Việt Nam và trên cả bình diện xã hội nói chung. Tâm lý bình qn chủ nghĩa khơng chỉ làm cho con người có trách nhiệm với cộng đồng, gắn bó với cộng đồng mà cịn níu kéo những cá nhân muốn vươn lên, muốn khẳng định năng lực của mình. Trong chiều sâu nhận thức của người nông dân vẫn tồn tại một cách suy nghĩ “chết một đống, cịn hơn sống một người”. Bình quân trong tâm lý nông dân chỉ là sự chia đều, sự cào bằng, khơng cịn sự phân biệt trong cống hiến và hưởng thụ. Tâm lý bình quân chủ nghĩa thể hiện qua cách phân chia bình quân từ ruộng đất đến phần ăn ở ngày hội làng, mọi người gần như giống nhau về thu nhập, mức sống, nếu có hơn kém cũng chỉ chút ít mà thơi. Chủ nghĩa bình qn làm nảy sinh và duy trì quan niệm khơng muốn làm cho người khác giàu hơn, hưởng thụ cao hơn mình.

Tâm lý bình quân chủ nghĩa tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới chế độ phong kiến, có biểu hiện và tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Nó lại được vững chắc thêm, ăn sâu hơn vào nhận thức con người và phát huy mạnh mẽ thông qua tinh thần tập thể, chủ nghĩa tâp thể thời kỳ hợp tác xã. Mọi nghĩa vụ, phân phối, lợi ích đều bình qn. Những người có năng lực, có khả năng làm giàu, có tiền của khơng giám bộc lộ, thậm chí muốn cải thiện bữa ăn (dù là rất chính đáng) cũng

giấu giếm, vì sợ làng xóm, láng giềng ghen ghét. Tác động tiêu cực của tâm lý bình quân chủ nghĩa làm cho nhu cầu, tính đa dạng, phong phú của cá nhân bị thu hẹp, làm cho tính năng động của con người bị kìm nén xuống. Có thể nói, tâm lý tập thể của thời kỳ bao cấp là mảnh đất màu mỡ để khẳng định sự tồn tại và phát triển cả hai mặt tích cực và tiêu cực của tâm lý bình qn chủ nghĩa.

Có thể nói, tâm lý bình quân chủ nghĩa là một trong những yếu tố tâm lý xã hội tồn tại dai dẳng nhất, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam trước đây.Trong bối cảnh thực hiện Quy chế dân chủ ở nơng thơn hiện nay, tâm lý bình

qn chủ nghĩa cũng có những tác động tích cực và tiêu cực

* Tác động tích cực

Trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của cơ sở, tâm lý bình quân sẽ là một thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện những quy ước về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong các cộng đồng, những chế tài khen chê công bằng đối với mọi thành viên, khơng phân biệt giàu nghèo, nam nữ có chức quyền hay thường dân.

* Tác động tiêu cực

Tâm lý bình quân cào bằng như một khuyết tật cố hữu, tồn tại và bám rễ dai dẳng trong đầu óc nơng dân trên mảnh đất nơng thơn thuần nơng đã trực tiếp kìm hãm sự phát triển dân chủ - pháp quyền ở nơng thơn hiện nay.

Tâm lý bình qn cào bằng nó xa lạ với với cơng bằng xã hội xét theo nghĩa thực chất của nó. Bình qn là một cản trở lớn đối với phát triển bởi nó làm thui chột mọi nhân tố kích thích phát triển, làm suy giảm và mất đi động lực bên trong của sự phát triển đó. Tính tích cực chủ động của từng cá thể đã bị kìm hãm bởi phương thức bình qn trong phân phối lợi ích. Tâm lý bình qn chủ nghĩa làm cho người nơng dân có biểu hiện hẹp hịi, ích kỉ cá nhân và thiếu khách quan. Tư tưởng cào bằng về lợi ích được thể hiện làm ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân. Điều này phản ánh trong việc phân chia kết quả lao động, phân chia lợi ích (vật chất và tinh thần) không xét đến năng lực và cống hiến cá nhân, không xét đến đặc thù giữa các thơn, xóm, gia đình. Người có năng lực, người giỏi sẽ suy giảm nhiệt tình và sự sáng tạo bởi họ bị thiệt hại vì lợi ích. Người kém và lười biếng thì ỷ lại và bình qn lại ni dưỡng những thói xấu đó tồn tại và phát triển. Tình trạng đó dẫn tới trì trệ. Bình qn, khơng cơng bằng đã làm lệch lạc các chuẩn mực đánh giá xã hội. Hậu quả tiêu cực của bình qn, cào bằng, chia đều khơng chỉ làm chậm phát triển sản xuất, kinh tế ở nông thôn cũng như

ở thành thị, trong mọi tổ chức cơ quan nhà nước xã hội mà còn dẫn tới lối sống thích dựa dẫm, ngại đổi mới, lười lao động. Nó ngăn trở những người tích cực muốn sáng tạo, đổi mới để thay đổi hoàn cảnh sống để sống tốt hơn, giàu có khá giả hơn, chất lượng cuộc sống phát triển hơn. Ở nơng thơn, thời kì tồn tại mơ hình hợp tác xã kiểu cũ là thời kì “rong cơng phóng điểm” tràn lan, làm ăn khơng có hiệu quả và tình trạng khơng có dân chủ mà chỉ là vơ chủ, “cha chung khơng ai khóc” đã gây nên những lãng phí lớn về tài sản vật chất, thời gian, sức người, sức của, đồng thời sự quản lý yếu kém, sơ hở đã dẫn tới quan liêu, lãng phí, tham ơ, gây thiệt hại tới lợi ích chung cho tồn xã hội, tức là cho dân chúng. Trong cơ chế thị trường nó chấp nhận cạnh tranh, phân hóa, tư tưởng làm giàu hợp pháp, bằng sức lao động của mình được khuyến khích. Song tâm lý bình qn cố hữu vẫn trỗi dậy, nó dẫn tới thói xấu trong cách nhìn nhận, đánh giá con người vẫn cịn dai dẳng trong nơng dân: khơng muốn người khác hơn mình, khơng muốn có sự vượt trội, khơng ủng hộ những cái mới, không đánh giá đúng các giá trị, thậm chí cịn dèm pha, cản trở, níu kéo, kìm hãm những nhân tố tích cực phát triển bằng cả dư luận, bằng cả những thách thức, biện pháp gây phiền hà cho họ từ trong thể chế. Đó là trường hợp nhũng nơi chậm đổi mới, chưa ra khỏi tình trạng bảo thủ, trì trệ.

Tác động tiêu cực của tâm lý bình qn chủ nghĩa càng lớn hơn khi nó hiện diện trong nhận thức và hành vi những người lãnh đạo cơ sở. Trong đánh giá con người, trong giải quyết các vấn đề của tập thể, người lãnh đạo mang tư tưởng cào bằng, chia đều sẽ khơng tính đến năng lực, hồn cảnh, đặc thù của cá nhân, của các nhóm nhỏ trong cộng đồng và nhiều khi khơng muốn cho một số cá nhân có năng lực vượt lên để khẳng định bản thân.

Trong việc lựa chọn, bầu cử, lấy phiếu tín nhiệm về các vị trí, chức vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, tâm lý bình quân chủ nghĩa sẽ làm cho các thành viên trong cộng đồng chỉ muốn chọn những người có năng lực bình thường, dĩ hịa vi q, khơng muốn chọn những người có năng lực tốt, vì sợ những người lãnh đạo như vậy sẽ có yêu cầu cao, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Hơn nữa, tâm lý bình quân chủ nghĩa cũng thường khơng muốn cho cá nhân có năng lực tự khẳng định, vượt lên.

Đặc trưng quan trọng nhất nói lên bản chất thật sự của cơng bằng xã hội trước hết là ở chỗ nó đối lập với bình qn, chia đều trong phân phối. Nó địi hỏi đa dạng hóa các hình thức phân phối, cơng bằng phải là khơng bằng nhau giữa người giỏi và người

kém, người chăm với người lười, do đó phải chấp nhận chênh lệch, vượt trội, phân hóa, kích thích phát triển bằng cạnh tranh. Song sâu xa hơn cịn ở chỗ, cơng bằng là đặt tất cả mọi thành viên của cộng đồng vào những hoàn cảnh, cơ hội như nhau để phát triển. Đó là cơng bằng về cơ hội phát triển trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Quyền được phát triển vừa có nội dung cơng bằng xã hội, vừa mang ý nghĩa tích cực của thể chế chính trị dân chủ. Cơng bằng vừa là nội dung đạo lý, vừa là lý trí của phát triển trong một xã hội dân chủ pháp quyền.

Tâm lý bình quân, lối sống bình quân, cho đến tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý mang theo dấu vết bình quân chủ nghĩa và hành chính quan liêu đã kìm hãm sự phát triển dân chủ. Chỉ có phát triển kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường mới có thể tháo gỡ được lực cản kìm hãm đó. Mơ hình phát triển và cơ chế quản lý này dựa vào thước đo năng lực của từng cá thể. Nó thường xun địi hỏi mọi người muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa trên năng lực, thực lực của chính mình, mà năng lực vốn khơng giống nhau và không như nhau ở tất cả mọi người, trái lại nó khác biệt, chênh lệch, do đó tất yếu phải phân hóa. Trong kinh tế thị trường, sự địi hỏi và khuyến khích năng lực có nghĩa là khuyến khích trở nên giàu có bằng sức lao động và sự thụ hưởng chính đáng bằng lao động. Nó đảm bảo dân chủ ở chỗ đó, trong khi bình qn khơng tính đến sự khác biệt về năng lực, khơng địi hỏi sự quan tâm tới năng lực vì nó chia đều và cào bằng tất cả. Về thực chất, bình quân là rào chắn đối với người có khả năng phát triển, có xu hướng nâng cao năng lực của mình.

Nó cản trở sự phát triển, do đó xa lạ với dân chủ. Trong cơ chế bình qn, người càng có năng lực thì thiệt hại càng lớn, từ góc độ dân chủ thì họ là đối tượng bị tổn hại, bị vi phạm dân chủ nhiều nhất. Đó là sự tổn hại về cơ hội và triển vọng phát triển. Đó là sự vi phạm lợi ích trong phát triển đối với họ với tư cách là con người, là chủ thể.

Một phần của tài liệu Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)